Cuộc sống hôn nhân không phải lúc nào cũng màu hồng với đầy ắp tiếng cười, vui vẻ, hạnh phúc mà còn cả những lần giận dỗi, cãi vã… Có người lựa chọn cho mình cách im lặng đợi cơn thịnh nộ đi qua, nhưng có người lại lựa chọn buông lời cay đắng và xả hết những sự nóng giận bên trong mình ra ngoài. Còn bạn lựa chọn cách nào? Hãy cùng xem một vài biện pháp để hóa giải mâu thuẫn dưới đây của chuyên gia tâm lý Tuệ An nhé:
1. Nếu chưa tìm được tiếng nói chung thì hãy chủ động im lặng
Mỗi lần tranh cãi, đừng vội thất vọng. Bởi sau mỗi cuộc xung đột, chắc chắn cái tôi của cả hai sẽ đang còn rất lớn, đặc biệt là tất cả những gì vừa mới xả vào mặt nhau vẫn còn đọng lại trong tâm trí.
Những tổn thương vẫn hiện hữu chưa lành nên vào những giờ phút như vậy tốt nhất hãy tạm cho nhau một khoảng thời gian ngắn để ổn định lại tinh thần và nhìn nhận lại sự việc một cách thấu đáo.
Khi cảm thấy đã ổn, cơn giận đã qua hãy nhớ tìm lại nhau để nói lời yêu thương bạn nhé!
 |
|
2. Dù tức giận đến mấy cũng không được đe dọa bằng ly hôn
Hai người quen nhau, yêu nhau, đến với nhau thành một gia đình không hề dễ dàng, nên đừng bao giờ vì những mâu thuẫn, tranh cãi mà nói ra hai chữ "ly hôn". Vì trong lúc ta kích động, khó tránh sẽ đưa ra sự lựa chọn sai lầm khiến bản thân hối hận cả đời.
"Ly hôn" là từ nhạy cảm nhất, rất nguy hiểm khi bất cẩn nói ra những chữ này, sẽ rất dễ phá vỡ mối dây liên kết tình cảm giữa vợ chồng.
3. Không lợi dụng những điểm yếu của nhau để công kích đối phương
Đặc điểm phổ biến của các cặp vợ chồng ở Việt Nam là rất thích lôi những ngôn từ nhạy cảm hoặc gia đình ông, bà, bố, mẹ... của hai bên ra để nói nhau trong những lúc mất bình tĩnh.
Đây là điều không nên mà các cặp đôi nên lưu ý tránh xa. Vì điều này sẽ làm tổn thương nhau và không hề có sự tôn trọng nhau. Thay vào đó hãy thật bình tĩnh để lắng nghe và chia sẻ thẳng thắng với nhau.
4. Học cách nói lời xin lỗi
Tranh cãi dường như xảy ra trong bất kỳ mối quan hệ nào. Sau mỗi cuộc xung đột đó, hãy dẹp bỏ thể diện, lòng tự cao của mình sang một bên để nói lời xin lỗi người mình yêu thương vì gia đình nhỏ của bạn quan trọng hơn những thứ ấy rất nhiều.
Muốn giữ gìn hôn nhân yên ấm, cần nhớ những thời điểm phải nói lời xin lỗi, để người bạn đời của mình thông cảm, thấu hiểu cho những sai lầm của mình. Lời xin lỗi chân thành có thể nói thông qua tin nhắn điện thoại, ghi vào giấy, nhờ con cái chuyển lời hộ… Học cách xin lỗi vợ/chồng sẽ khiến tình cảm gia đình thêm hạnh phúc.
Theo Giáo dục & Thời đại

Hôn nhân thất bại chủ yếu do phụ nữ quên 3 điều này
Quá nghe lời chồng, phục tùng chồng một cách vô điều kiện, không dám đòi hỏi tiền bạc, vật chất là những việc nhiều phụ nữ đang làm. Nhưng điều này chỉ khiến họ trở nên đáng thương, ít được chồng trân trọng.
" alt=""/>4 cách đơn giản giúp vợ chồng làm lành sau 'chiến tranh lạnh'
Dưới đây là một số gợi ý ăn uống để tăng sức đề kháng mùa dịch mà vẫn lành mạnh, tiết kiệm.1. Tăng lượng trái cây, rau củ
Trái cây, rau củ là những loại thực phẩm lành mạnh giúp tăng cường sức đề kháng rất tốt. Để tiết kiệm chi phí, các gia đình nên chọn những loại trái cây đúng mùa, vừa ngon vừa rẻ.
Trong mùa này, mỗi gia đình có thể dự trữ trong tủ lạnh vài cân cam, lựu, táo… để ép nước hoặc xay sinh tố dần cho cả gia đình. Đây cũng là những loại trái cây có thể để được lâu – từ vài ngày tới 1 tuần trong tủ lạnh.
Nếu khu vực bạn sinh sống đang áp dụng các quy định giãn cách khiến việc đi chợ không được thường xuyên như bình thường, bạn cũng có thể thay thế một số loại rau xanh bằng các loại củ quả để được lâu như bầu, bí, mướp, su su… cho bữa ăn hằng ngày mà vẫn không lo thiếu chất.
2. Ưu tiên thực phẩm khô lành mạnh
Bạn có thể sử dụng thực phẩm khô cho các bữa ăn nhưng vẫn nên hạn chế các loại đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ. Với bữa sáng, các gia đình có thể chọn các loại hạt, ngũ cốc, bánh mỳ, yến mạch…
Các loại cá hộp ngâm dầu như cá mòi, cá thu và cá hồi rất giàu đạm, a-xít béo omega 3, nhiều vitamin và khoáng chất. Với các loại cá hộp này, bạn có thể mở ra ăn ngay kèm với món bánh mỳ kẹp, salad hay mỳ, hoặc chế biến hoặc làm nóng để ăn cùng với các món ăn khác.
3. Dự trữ đồ ăn vặt tốt cho sức khoẻ
Khi cả gia đình phải ở nhà nhiều, lượng thực phẩm tiêu thụ cũng sẽ tăng lên. Đặc biệt là khi bọn trẻ cũng ở nhà thay vì đến trường, bạn phải chuẩn bị đầy đủ các bữa chính và bữa phụ cho trẻ.
Thay vì đồ ngọt hay đồ ăn liền, hãy mua các loại sữa chua, các loại hạt, pho-mát, hoa quả sấy khô… Những đồ ăn vặt này giàu dinh dưỡng, làm trẻ thấy no và giúp trẻ hình thành những thói quen ăn uống lành mạnh sau này.
4. Sử dụng thời gian rảnh rỗi để tự chế biến
Nếu như trước kia vì bận rộn mà nhiều gia đình hay mua sẵn một số món ăn ở siêu thị thì bây giờ bạn có thể sử dụng thời gian rảnh rỗi để tự làm những món như: sữa chua, caramen, xúc xích, nem rán… Việc tự chế biến giúp bạn điều chỉnh được món ăn theo đúng khẩu vị mình thích, lựa chọn được nguyên liệu sạch mà lại tiết kiệm chi phí.
5. Cùng nhau chia sẻ việc bếp núc
Khi cả nhà được quây quần cùng nhau, hãy khuyến khích tất cả thành viên tham gia vào việc nấu nướng. Việc này sẽ giúp giảm tải công việc cho “đầu bếp” chính trong nhà, cũng là cách kết nối các thành viên, cùng nhau có những trải nghiệm quý giá trong thời điểm đặc biệt này.
Vào bếp cũng là cách “xả stress” cho mỗi người khi phải ở trong nhà quá nhiều.
Đăng Dương

Mẹo giúp nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ phòng dịch Covid-19
Nếu không biết cách vệ sinh, giữ gìn, ngôi nhà của chúng ta cũng có thể trở thành nguồn lây nhiễm Covid-19.
" alt=""/>Gợi ý ăn uống lành mạnh, tiết kiệm mùa dịch Covid