>> Chuốc vạ vì 'giấc mơ chân dài'
Thậm chí khi có thể tung ra những pha dứt điểm, các tiền đạo tuyển Việt Nam dưới thời HLV người Pháp cũng cho thấy độ chính xác là vô cùng thấp.
Chính vì thế, ở một số trận đấu quan trọng khi ông Troussier nắm quyền, tuyển Việt Nam thường xuyên nhận thất bại vì sự yếu kém của các tiền đạo.
Thay đổi dưới thời ông Kim Sang Sik?
Hai trận đầu tiên dưới thời HLV Kim Sang Sik dẫn dắt, ngoài việc chấm dứt chuỗi trận thất bại, tuyển Việt Nam cũng đã cho thấy khả năng chơi tấn công hiệu quả hơn so với trước đó.
Cụ thể ở trận thắng Philippines, tuyển Việt Nam tung ra 9 pha dứt điểm và tỉ lệ đi trúng đích lên tới hơn 50%, kèm theo là 3 bàn thắng. Hoặc thất bại khi đấu Iraq, các học trò của ông Kim Sang Sik tiếp tục cho thấy sự hiệu quả với 7 cú sút, 4 trúng đích và 1 bàn thắng.
Sự hiệu quả của các chân sút tuyển Việt Nam xuất phát từ việc bố trí con người xuất trận, đồng thời cũng tới bởi cách mà HLV Kim Sang Sik cho đội nhà chơi.
Tuyển Việt Nam vẫn đề cao khả năng phòng ngự và chờ những cơ hội tấn công. Tuy nhiên, có khác ở chỗ chiến lược gia người Hàn Quốc yêu cầu các học trò chuyển đổi trạng thái nhanh, khoáng đạt hơn so với trước đây.
Với những thay đổi khá tích cực cho hàng công dù mới dẫn dắt không lâu của ông Kim Sang Sik đang khiến người hâm mộ kỳ vọng tuyển Việt Nam sẽ chất lượng, hiệu quả hơn trong thời gian sắp tới ở khâu ghi bàn.
Bởi chỉ khi nào hàng công hết âu lo, cơ hội cho tuyển Việt Nam nâng cao chức vô địch AFF Cup lần thứ 3 mới thực sự rõ ràng. Và thật may, có vẻ ông Kim Sang Sik đã tìm được “bí kíp” cho đội nhà.
Trong một chia sẻ gần đây với VietNamNet, GS.TS Trần Diệp Tuấn - Chủ tịch Hội đồng trường kiêm Bí thư Đảng uỷ Trường ĐH Y Dược TP.HCM - nêu 5 lý do khiến nhiều trường đại học, trong đó có Trường ĐH Y Dược TP.HCM chưa có hiệu trưởng: Thứ nhấtlà mô hình quản trị đại học mới với Hội đồng trường triển khai thiếu sự đồng bộ với các quy định khác. Thứ hai,chưa tạo được nhận thức chung của xã hội và các bên liên quan về vai trò của Hội đồng trường. Thứ ba,các bộ ngành Trung ương và chính quyền địa phương có nhận thức khác nhau về vai trò của Hội đồng trường. Thứ tư, có những thay đổi về điều kiện bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo. Thứ nămlà sự thiếu chuẩn bị của các trường khi thực hiện ngay mô hình quản trị đại học mới.
Ông Tuấn cũng khẳng định “Chắc chắn trường sẽ phải kiện toàn bộ máy lãnh đạo, tuy nhiên cần phải tuân thủ các quy định hiện hành”.
Trước câu hỏi Hội đồng trường có trách nhiệm như thế nào khi để 1 trường đại học lớn “khuyết” hiệu trưởng trong thời gian dài, ông Tuấn cho rằng Hội đồng Trường ĐH Y Dược TP.HCM đã cố gắng làm hết trách nhiệm của mình, tuy nhiên việc “khuyết” hiệu trưởng là do nhiều yếu tố chi phối, trong đó có lý do khách quan.