Lịch Thi Đấu U22 Đông Nam Á 2019 | ||||||||
Ngày | Giờ | Đội | Tỉ số | Đội | Vòng | Kênh | ||
19/02 | ||||||||
19/02 | 15:30 | Philippines | ![]() | 0:3 | ![]() | Thái Lan | A | VTV5 |
19/02 | 18:30 | Việt Nam | ![]() | 4:0 | ![]() | Timor-Leste | A | VTV5 VTV6 |
Lịch Thi Đấu U22 Đông Nam Á 2019 | ||||||||
Ngày | Giờ | Đội | Tỉ số | Đội | Vòng | Kênh | ||
19/02 | ||||||||
19/02 | 15:30 | Philippines | ![]() | 0:3 | ![]() | Thái Lan | A | VTV5 |
19/02 | 18:30 | Việt Nam | ![]() | 4:0 | ![]() | Timor-Leste | A | VTV5 VTV6 |
Noo Phước Thịnh bị kiện đòi bồi thường gần 1 tỷ đồng
Bạn trai kém 12 tuổi của Dương Yến Ngọc: 'Chia tay vì bị đòi hỏi quá đáng'
Quách Ngọc Ngoan lần đầu nói về người tình đại gia Phượng Chanel
Chiến Thắng giờ an vui với gia đình nhỏ, cô vợ trẻ kém 15 tuổi và cậu con trai “trộm vía” bế nặng tay. Chiến Thắng bảo mọi sóng gió đã qua, anh và vợ đã biết chia sẻ, đồng cảm với những áp lực mà người ở nhà nội trợ hay người đi diễn triền miên gặp phải. Và tiếng cười đã rộn vang cả 2 bên gia đình nội ngoại.
![]() |
Chiến Thẳng và Thu Ngọc bên nhau sau bao sóng gió. |
Hát hội chợ đã sao? đầy nghệ sĩ vẫn giàu có
- Nhiều khán giả thắc mắc dường như lùm xùm chuyện vợ con khiến danh tiếng của Chiến Thắng đi xuống, ít được mời show?
- Tôi vẫn đi diễn đều. Chẳng qua tôi cũng không hay lên báo vì ngại. Tính tôi thế nên mọi người cứ nghĩ tôi ở ẩn. Tôi chỉ “được” lên báo khi chuyện tình cảm lùm xùm.
Nhưng thôi, khán giả thì luôn tò mò đời sống của nghệ sĩ, họ quan tâm và báo chí đáp ứng họ là điều bình thường, tôi cũng không bận tâm lắm.
Tính tôi không thích làm màu trên trang cá nhân, đi diễn đâu cũng âm thầm. Nhiều người thấy tôi ít xuất hiện lại bảo tôi ít show, đi diễn nhiều thì bảo nghệ sĩ thị trường chuyên đám cưới hội chợ, show gì cũng nhận... Nói chung cũng nhiều ý kiến lắm.
Nhiều nghệ sĩ diễn hội chợ, đám cưới mà cơ ngơi của họ đáng nể đó chứ, Lâm Chấn Huy là một ví dụ. Nghệ sĩ cũng là người, cũng cần kiếm tiền nuôi gia đình. Diễn ở đâu cũng là diễn, cũng có khán giả xem là được rồi.
Chỉ sợ đi diễn mà qua quýt để lấy cát sê, bán tên tuổi mình thì mới đáng cười. Tôi đi diễn ở hội chợ hay đám cưới khán giả chẳng buồn vỗ tay là bởi họ dùng điện thoại livetream với quay video để xem lại, làm gì còn tay nào để vỗ. Như thế là vui rồi.
Với lại tôi đang dành thời gian tự học cách hát cải lương để năm nay tôi sẽ ra mắt bộ phim ca nhạc nên cũng bận và không giao lưu với khán giả trên trang cá nhân như nhiều nghệ sĩ khác.
- Cải lương là loại hình nghệ thuật rất kén khán giả, nhất là thời buổi hiện nay, anh có tính tới hiệu quả kinh tế khi sản xuất phim ca nhạc này?
- Cải lương là đam mê từ nhỏ của tôi. Tôi yêu cải lương tới độ mỗi một bài báo nào viết về nghệ sĩ cải lương tôi đều trân trọng cắt nó ra dán vào quyển sổ gìn giữ như báu vật.
Dù hiện tại nó không được nhắc nhiều như các môn nghệ thuật khác nhưng cải lương vẫn ở trong lòng mọi người. Cải lương ít được quan tâm nên tôi làm bộ phim này để giới thiệu cho các bạn trẻ thấy được cái hay của cải lương như thế nào.
Trên trang cá nhân của tôi có rất nhiều bình luận phân biệt nghệ sĩ vùng miền nên tôi muốn cho mọi người hiểu rằng dù là nghệ sĩ miền Bắc nhưng tôi vẫn rất yêu những loại hình nghệ thuật ở phía Nam.
Đương nhiên tôi không đặt lợi ích kinh tế nên hàng đầu rồi. Tôi mong muốn được một lần hát cải lương một cách chính thống nhất nhưng bây giờ mới có điều kiện.
![]() |
Chiến Thắng khoe vợ trẻ và con trai kháu khỉnh. Anh cho biết, trong số các con của anh, cậu út có vẻ tương lai sẽ theo nghề của bố. |
- Có thể hiểu sau bao năm đi diễn chiến thắng đã giàu có và giờ là lúc anh thực hiện ước mơ của mình?
- (Cười) Tôi không dám nói mình giàu. Tiền cũng không phải là vấn đề tiên quyết khiến tôi chưa thực hiện được ước mơ. Cái chính tôi chưa từng được học qua trường lớp nào về cải lương nên bây giờ mới có thời gian để mò mẫm cách học.
Tôi tự học ở trên mạng, khi đã biết cách hát cải lương tôi mới dám thực hiện ước mơ của mình. Giống như việc khi tôi đã yêu thích hội họa, tôi tìm hiểu kỹ lưỡng, tự học rồi mới dám khoe tác phẩm của mình với bạn bè. Nói chung, khi có thời gian rảnh, tôi hay mày mò tự học một thứ gì đó.
Sóng gió đã qua, vợ không còn ghen nữa
- Không thấy anh nhắc tới quỹ thời gian rảnh dành cho vợ con, cô ấy có buồn và ghen?
- Đi diễn thì thôi, về nhà vợ bảo vào nấu cơm thì tôi nấu cơm, bảo trông con thì trông con. Chúng tôi đã từng trải qua quãng thời gian sóng gió khi mới chung sống với nhau. Giờ mọi thứ đi vào quỹ đạo, ai cũng giảm bớt cái tôi xuống và hiểu nhau hơn.
Cô ấy không còn ghen nữa. Mà thật, vợ bảo gì làm đó, tôi cũng nấu cơm, giã cua nấu canh, làm một bữa cơm tươm tất như ai. Những lúc vợ ở nhà ngoại, dù đi diễn về muộn thì tôi cũng lái xe về đó cùng vợ, không để cô ấy một mình, xa mấy muộn mấy tôi cũng về. Thế còn gì để ghen nữa nào?
- Quý tử ra đời hẳn thay đổi cuộc sống của anh?
- Con cái là lộc trời cho, con nào tôi cũng quý cả, chẳng phải vì quý tử mà tôi chăm hơn. Tôi cũng có con trai lớn với vợ trước, năm nay cháu vào đại học rồi.
Nói thật, con nhỏ cũng ngại nhưng bạn bè thân thiết với tôi đều biết tôi thực sự chăm con, không nề hà bất cứ việc gì cả. Gia đình luôn là số 1 với tôi nhưng mà số phận tôi cứ thế, cứ muốn giữ gia đình mà có được đâu. Khổ, cứ bị vợ nọ con kia.
Các con giờ lớn hết cả, chúng ở với mẹ. Nhưng từ khi con trai lớn đỗ Đại học Sư phạm, tôi bảo cháu chuyển về với vợ chồng tôi cho tiện học tại Vĩnh Phúc. Cuộc sống của chúng tôi không có gì thay đổi cả, có chăng là thay đổi suy nghĩ để phù hợp với nhau hơn mà thôi.
- Vợ có khó chịu với con trai riêng của anh khi sống chung nhà không?
- Không hề! Được cái nhà tôi rộng, mỗi người 1 phòng thênh thang nên ai cũng có chốn riêng tư, không động chạm nhau nhiều. Các con tôi cũng ngoan, vợ tôi cũng biết cư xử nên không có chuyện dì ghẻ con chồng.
- Các con anh đã lớn, chúng có bao giờ nói chuyện thẳng thắn với anh về nỗi buồn của chúng như chuyện hôn nhân phức tạp của bố chẳng hạn?
- Có chứ! Chúng tâm sự với tôi nhiều điều lắm nhưng các con đồng cảm và thương tôi chứ không trách cứ gì. Các con biết, tôi là người của gia đình, tôi làm tất cả vì gia đình. Chúng hiểu được tôi đã phải trải qua những gì để có thể tồn tại và vững vàng như ngày hôm nay.
Số phận tôi phải thế, các con thương tôi lắm. Tôi luôn là người níu kéo để các con tôi có đủ cha mẹ, nhưng...
- Sau vụ lùm xùm tan rồi lại hợp, bố mẹ vợ hiện tại đối xử với anh như thế nào?
- Ông bà là người lớn, hiểu và thông cảm cho chúng tôi. Giờ tôi đang ở nhà ngoài nhiều hơn nhà mình. Con và vợ tôi đang ở đây, đi diễn xong là tôi về để cả nhà quây quần. Ông bà giúp đỡ vợ chồng tôi chăm con nữa. Nói chung, tôi giờ chắc phận đã yên.
Tình Lê
Thu Ngọc, vợ thứ 3 kém danh hài Chiến Thắng 15 tuổi vừa sinh bé trai nặng 3,5kg
" alt=""/>Chiến Thắng: Con vợ đầu vào đại học, con vợ ba mới chào đờiKinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất đã đạt 75% tổng kinh phí đầu tư trong 11 năm, còn kinh phí hỗ trợ đào tạo cho lao động chỉ đạt 8,08%. Ảnh: danviet.vn
Giữa tuần này một hội nghị sơ kết về chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn sẽ được Chính phủ tổ chức. Theo tổng cục Dạy nghề (bộ Lao động – thương binh và xã hội), tổng kinh phí đã sử dụng trong ba năm là hơn 4.778 tỉ đồng, trong đó hơn 1.641 tỉ đồng hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gần 252 tỉ đồng kinh phí đào tạo bồi dưỡng cho lao động cấp xã. Còn lại gần 2.931 tỉ đồng đầu tư cơ sở vật chất thiết bị cho dạy nghề. Chỉ sau ba năm triển khai chương trình, số kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất đã đạt 75% tổng kinh phí đầu tư trong 11 năm, còn kinh phí hỗ trợ đào tạo cho lao động chỉ đạt 8,08%.
Với số kinh phí chi cho đầu tư cơ sở vật chất lớn như vậy, các trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện vốn đang thoi thóp vì xuống cấp, không có người học bỗng dưng được hồi sinh. Trung bình mỗi trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện được đầu tư từ 40 – 50 tỉ đồng để xây dựng lại cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị. Đã có những địa phương bị phát hiện mua sắm lãng phí như Dăk Nông, Lâm Đồng, năm trung tâm bị phát hiện mua sắm thiết bị không phù hợp, tám trung tâm mua thiết bị về nhưng chưa sử dụng…
Có vẻ như số kinh phí đầu tư như vậy vẫn chưa thể làm thoả mãn các địa phương. Vẫn có nhiều địa phương đề xuất tăng định mức đầu tư. Cụ thể như huyện Phố Yên, Thái Nguyên muốn được bố trí nhanh kinh phí để xây dựng trường trung cấp nghề Nam Thái Nguyên, tỉnh Bắc Giang muốn được hỗ trợ kinh phí để xây dựng các trung tâm dạy nghề cấp huyện ở những huyện chưa có, tỉnh Sóc Trăng muốn kinh phí trung ương bố trí cho mỗi năm 20 tỉ đồng để mua sắm trang thiết bị…
Chỉ sau ba năm triển khai chương trình, số kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất đã đạt 75% tổng kinh phí đầu tư trong 11 năm, còn kinh phí hỗ trợ đào tạo cho lao động chỉ đạt 8,08%. |
Trong khi “phong trào” mua sắm đầu tư trở thành một điều kiện để chương trình đào tạo lao động nông thôn thành công thì vẫn có những mô hình đào tạo không cần nhiều chi phí đầu tư cơ sở vật chất như vậy. Ông Huỳnh Văn Thòn, tổng giám đốc công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang kể, công ty ông là doanh nghiệp có tham gia vào chương trình đào tạo này nhưng cách mà công ty triển khai là tổ chức nông dân theo từng nhóm với nhóm trưởng là nông dân giỏi. Nông dân được học các kỹ thuật canh tác và các kỹ năng ngay trên cánh đồng. Việc đào tạo được tổ chức theo hình thức kèm cặp khoá trước kèm khoá sau. Theo định kỳ, nông dân được tham gia các buổi nói chuyện về cách làm hay, kiến thức kinh doanh… khiến họ rất hào hứng.
Hay như ông Phạm Vũ Khiêm, hiệu trưởng trường cao đẳng nghề Long Biên (Hà Nội) cho biết, trường đã đào tạo được 3.669 lao động nông thôn, số lao động này đã có việc làm với mức thu nhập từ 2,3 – 4,5 triệu đồng/tháng. Nhà trường đã tự liên hệ với các doanh nghiệp để tìm việc làm cho lao động nông thôn sau đào tạo sau đó mới tuyển sinh. Những lao động này được đào tạo theo kinh phí hỗ trợ của chương trình, ngoài ra ngân sách nhà nước không phải đầu tư thêm cho cơ sở vật chất của nhà trường vì đã có sẵn.
Như vậy, nhìn vào ba năm triển khai đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn với mức chi lớn nhưng lại chủ yếu chi cho đầu tư cơ sở vật chất của các trường, vấn đề đặt ra là việc đầu tư các trường dạy nghề cấp huyện nhiều với mức kinh phí lớn có thực sự cần thiết? Mỗi huyện có một trường dạy nghề, sau chương trình này các trường nghề sẽ tiếp tục hoạt động khi không còn được hỗ trợ? Mục tiêu cuối cùng là lao động nông thôn có nghề, có việc làm và có thu nhập, họ là người được hưởng lợi từ chương trình mà không phải là các trường đào tạo, nhưng xem ra các trường nghề mới đang là đối tượng hưởng lợi chính từ chương trình này.
(TheoTây Giang/Sài Gòn Tiếp Thị)" alt=""/>Ai hưởng lợi từ gần 5.000 tỉ đồng dạy nghề?Sự thiếu hụt chip lớn vào năm 2020 và 2021 đã làm hạn chế khả năng sản xuất mọi thứ từ ô tô đến điện thoại thông minh của thế giới. Và theo nhiều nhà phân tích và nhà sản xuất chất bán dẫn, cũng như Howe, việc thiếu thiết bị đã qua sử dụng để sản xuất vi mạch là một lý do khiến tình trạng thiếu chip trở nên trầm trọng.
Thiết bị sản xuất chất bán dẫn bên trong nhà máy sản xuất của Onsemi ở Gresham, Oregon.
Chip là thứ mà chúng ta thường liên tưởng tới các công nghệ mới nhất và tuyệt vời nhất, nhưng hóa ra, hầu hết các chip nằm trong các sản phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày đều được sản xuất bằng các kỹ thuật sản xuất cũ kỹ hơn. Không ai biết chính xác tỷ lệ vi mạch trên thế giới được sản xuất trên các thiết bị đã qua sử dụng là bao nhiêu, nhưng Howe, chủ sở hữu của SDI Fabsurplus, ước tính con số này có thể lên tới một phần ba.
Wayne Lam, giám đốc nghiên cứu của CCS Insight, một công ty tư vấn công nghệ, cho biết hơn một nửa doanh thu của ngành bán dẫn toàn cầu đến từ các loại chip cũ này. Điều này khá bất ngờ, mặc dù thực tế là những con chip riêng lẻ này rẻ hơn nhiều so với các bộ vi xử lý cao cấp, thứ vốn là "bộ não" của smartphone hay laptop. Một con chip xử lý máy tính xách tay của Intel tiên tiến và mới, có giá hàng trăm USD. Ngược lại, nhiều con chip thế hệ cũ này chỉ có giá vài USD, một số ít có giá một USD cả tá.
Những con chip sử dụng công nghệ hoàn thiện và hiện đại hơn sẽ được sử dụng trong máy ảnh hay cảm biến trong điện thoại và ô tô, hay các bộ xử lý điện tử, bộ điều khiển logic của máy móc trong nhà xưởng, hay các con chip cho phép giao tiếp không dây. Sự thiếu hụt những con chip này là nguyên nhân dẫn đến việc ngừng sản xuất ô tô hay việc Apple không thể đáp ứng nhu cầu người dùng đối với series iPhone 13 mới nhất.
Nhưng đại dịch Covid-19 không chỉ dẫn đến việc đóng cửa các nhà máy quan trọng đối với việc sản xuất và đóng gói các chip tiên tiến này, mà nó còn gây ra sự gia tăng nhu cầu đối với thiết bị văn phòng hỗ trợ làm việc từ xa tại nhà và các loại chip khác. Nhưng vấn đề không dừng lại ở đó.
Trong những năm qua, một xu hướng dài hạn - tức là nhu cầu về chip cho các thiết bị điện tử khác nhau ngày càng mở rộng và không thể đáp ứng được - đã khiến chuỗi cung ứng thiết bị ở phần cốt lõi nhất của chuỗi cung ứng chip luôn bận rộn và quá tải.
Howe đã nhận ra cơ hội và bắt đầu thành lập công ty của mình vào năm 1998. Ông nói rằng thông thường ngành công nghiệp bán dẫn sẽ trải qua các chu kỳ bùng nổ và phá sản, và những điều này sẽ lần lượt lấp đầy và sau đó làm trống các kho hàng của ông đặt tại Ý, Malaysia và Texas. Nhưng bắt đầu từ năm 2016, nhu cầu đối với cả thiết bị mới và đã qua sử dụng để sản xuất chip chỉ có một xu hướng, đó là tăng lên.
Theo Hassane El-Khoury, Giám đốc điều hành của Onsemi, một nhà sản xuất chất bán dẫn trong ngành công nghiệp ô tô có trụ sở tại Phoenix, bang Arizona, Mỹ thì sự gia tăng về nhu cầu đó có nguyên nhân một phần do sự phát triển của xu hướng "Internet of Things".
"Không chỉ có rất nhiều thứ chúng ta mua ngày nay đều có gắn chip, mà một số thứ đó còn có nhiều chip hơn bao giờ hết", El-Khoury cho biết.
Đối với Onsemi, giá trị của các vi mạch trong một chiếc xe điện có hệ thống hỗ trợ người lái cao gấp 30 lần giá thành của những con chip trong một chiếc xe chạy bằng xăng không có hệ thống này. Nhu cầu chip cũng xuất phát từ sự gia tăng phổ biến của các thiết bị di động và nhu cầu về việc cần nhiều máy chủ hơn - hay còn gọi là cơ sở hạ tầng điện toán đám mây - để hỗ trợ nó.
Trong quý II năm 2021, theo các dữ liệu có sẵn, thì các ngành công nghiệp bán dẫn đã bán nhiều chip hơn tại bất kỳ điểm nào trong lịch sử, theo Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn.
Bên trong một cơ sở sản xuất của Onsemi. Ánh sáng vàng được sử dụng để ngăn cản sự tiếp xúc không mong muốn của vật liệu cảm quang với ánh sáng có bước sóng ngắn hơn.
Các nhà sản xuất chip đang tìm cách đáp ứng tất cả nhu cầu này bằng cách cam kết sản xuất nhiều chip hơn bao giờ hết. Nhưng việc tăng cường sản xuất các loại chip mà rất nhiều công ty cần ngay bây giờ là khó hoặc gần như không thể, vì một số lý do.
Một là việc mở rộng công suất của một xưởng sản xuất trong nhà máy sản xuất vi mạch thường mất nhiều tháng, ngay cả trong điều kiện tốt nhất. Bởi một phần do sự phức tạp tới mức "gần như không thể tin được" của việc chế tạo chip, ngay cả khi sử dụng những công nghệ "hơi cũ" hơn.
Việc tạo ra một con chip bằng công nghệ tiên tiến, trên những vòng tròn 12 inch bằng silicon tinh khiết, được gọi là "wafer", đòi hỏi tia laser phải xử lý chính xác đến mức chúng cần tạo ra các tính năng trên vi mạch chỉ năm nanomet, tương đương độ dày bằng một phần tỷ mét hay lớn hơn một chút so với chiều rộng của một sợi DNA.
Và theo Jamie Potter, CEO của Flexciton, một công ty khởi nghiệp sản xuất phần mềm, thì những con chip này - bao gồm bộ vi xử lý mà Apple và Samsung hay quảng cáo bất cứ khi nào họ ra mắt điện thoại mới - có thể sẽ yêu cầu hơn 1.000 lượt thao tác qua các máy móc khác nhau trong một nhà máy sản xuất chip.
Và thậm chí việc sản xuất chip dựa trên công nghệ cũ, bao gồm các tấm wafer 8 inch và mạch điện dày hơn gấp nhiều lần, vẫn cần tới 300 lần đi qua loại máy này hay loại máy khác.
Mức độ phức tạp này có nghĩa là ngay cả khi một công ty khởi nghiệp hoặc nhà sản xuất chip ít kinh nghiệm có thể có được thiết bị sản xuất chip - Trung Quốc đã trợ cấp cho các nhà sản xuất chip loại này trong hơn một thập kỷ qua - thì họ cũng không thể sản xuất chip đủ tốt để tạo ra lợi nhuận. Ngay cả những nhà sản xuất chip tốt nhất cũng phải loại bỏ trung bình 10% số chip mà họ sản xuất, và để đạt được tỷ lệ thấp đó đòi hỏi phải có chuyên môn kỹ thuật đáng kể.
Nhu cầu đang tăng cao đối với các vi mạch ít phức tạp hơn, thứ được sản xuất bằng các tấm wafer 8 inch và các loại máy móc cũng có tuổi đời cao hơn.
Theo Howe, khi tình trạng thiếu chip ngày càng nghiêm trọng, các cuộc chiến đấu thầu cho các thiết bị đã qua sử dụng đã tăng lên theo chiều hướng xoắn ốc. Ví dụ, một chiếc Canon FPA3000i4, thiết bị in thạch bản được sản xuất vào năm 1995, được sử dụng để khắc mạch trong chip, trị giá khoảng 100.000 USD vào tháng 10/2014 thì ngày nay đã có giá 1,7 triệu USD.
Những người mua tiềm năng hiện đang đứng trước một lựa chọn khó khăn nếu họ muốn mở rộng năng lực sản xuất chip cũ hơn: hoặc trả mức giá cắt cổ cho thiết bị cũ, với giả sử rằng họ có thể tìm thấy nó; hoặc cố gắng lọt vào trong danh sách chờ mua thiết bị mới, thường kéo dài đến sáu tháng hoặc lâu hơn thế.
TSMC đang mở rộng năng lực sản xuất chip cũ bằng cách xây dựng một nhà máy mới cho mục đích đó tại Nhật Bản. Lisa Spelman, phó chủ tịch nhóm trung tâm dữ liệu của Intel, cho biết Intel không có kế hoạch xây dựng nhà máy mới để sản xuất các loại chip cũ và sẽ tiếp tục tập trung vào việc sản xuất các loại chip hiện đại. Bà Lisa cũng cho biết thêm rằng việc tiếp tục xây dựng thêm các bộ phận tạo ra các thế hệ chip mới nhất có thể giúp giảm bớt tình trạng thiếu chip bằng cách tạo ra nhiều công suất mới hơn trên toàn cầu.
Nhưng Gaurav Gupta, một nhà phân tích tại Gartner về chất bán dẫn và thiết bị điện tử, cho biết việc tận dụng công suất mới hơn đó đòi hỏi các nhà sản xuất phải chuyển thiết kế chip của họ từ công nghệ cũ sang loại mới hơn. Điều này tốn kém và mất thời gian, một phần là do các nhà sản xuất chip cho ô tô chẳng hạn, phải xác minh tuổi thọ và độ an toàn của chip mỗi khi họ ra mắt thế hệ chip mới. Intel đã thành lập một nhóm để giúp các nhà sản xuất ô tô chuyển đổi sang công nghệ chip mới hơn.
Trong khi đó, phát ngôn viên của Infineon, công ty sản xuất nhiều loại chip cho ngành công nghiệp ô tô, cho biết trong các sản phẩm có công nghệ đã được chứng nhận về độ an toàn và độ bền, thì công nghệ chip cũ được ưa chuộng hơn. Cô cho biết thêm rằng các thiết bị điện tử xử lý đèn chiếu sáng trên cao trong ô tô - hoặc các chip điều khiển cửa sổ tự động - không cần phải sử dụng công nghệ chip mới nhất.
Và ngay cả các công ty sản xuất chip cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu chip. Ví dụ, Infineon có đủ năng lực để sản xuất chip xử lý điện năng của riêng mình, nhưng không thể có đủ chip vi điều khiển kiểu cũ hơn mà hệ thống của nhà máy cũng yêu cầu. Do đó, công ty đã thuê ngoài từ lâu bởi các nhà sản xuất bên thứ ba như TSMC.
Ông Wayne Lam từ CCS Insight cho biết, những cú sốc về nguồn cung và nhu cầu tăng đột biến, cùng với nhu cầu về chip và công cụ sản xuất ngày càng tăng trong nhiều năm, đã đại diện cho "sự thiết lập lại một cách hoàn toàn toàn bộ chuỗi cung ứng chất bán dẫn".
"Chỉ là quy mô của nó thôi", ông nói thêm. "Chứ tôi không nghĩ mọi người đánh giá cao mức độ ấn tượng của nó."
(Theo Pháp luật và Bạn đọc, WSJ)
Apple, Amazon, Facebook, Tesla và Baidu đều bỏ qua các hãng thiết kế chip tên tuổi để tự phát triển chip, nguyên nhân là gì?
" alt=""/>Điều gì còn khó tìm hơn những con chip? Đó chính là thiết bị tạo nên chúng