Suy sụp khi không thể về chịu tang cha
Sau cuộc điện thoại, Minh Khang tìm cách liên hệ với nhà xe, đi xét nghiệm Covid-19 để được về Lâm Đồng chịu tang cha. Tuy nhiên, anh được gia đình thông báo nếu về quê sẽ phải đi cách ly 21 ngày. Cuối cùng, Minh Khang quyết định ở lại TP.HCM và chịu tang cha từ xa.
"Tôi rối bời, đau đớn khi cha mất đột ngột. Lúc biết mình không thể về quê chịu tang cha, tôi càng suy sụp. Những giây phút cuối đời, chỉ có mẹ và em trai út ở cạnh cha. 4 anh em chúng tôi đều xa nhà và không thể có mặt trong lễ tang của cha", nam MC bộc bạch.
![]() |
Minh Khang tham gia đội tình nguyện viên chống dịch từ những ngày đầu. Ảnh: NVCC. |
Minh Khang kể cha anh mắc bệnh về gan. Hơn một tháng trước, ông có xuống TP.HCM thăm khám và lấy thuốc. Trong những cuộc gọi cho con trai, ông Thuận vẫn tỏ ra yêu đời, khỏe khoắn, lạc quan. Hàng ngày, ông đi dạo, chăm sóc cây cối, đọc sách báo.
"Sáng hôm qua, cha tôi vẫn tỉnh táo, minh mẫn. Đến buổi chiều, cha trút hơi thở cuối cùng. Tôi không thể ngờ cha đi nhanh như vậy. Hiện tại, tôi lo nhất cho mẹ. Chặng đường dài trước mặt, mẹ không còn có cha đồng hành như trước đến nay", anh tâm sự.
Trong 5 người con, duy nhất Minh Khang theo đuổi con đường nghệ thuật là làm diễn viên, MC. Hai năm qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thu nhập của nam MC bấp bênh. Vì thế, cha mẹ luôn lo lắng và thường xuyên hỏi han tình hình cuộc sống, công việc của con trai khi sống xa nhà.
Minh Khang cho biết anh đang chờ diễn biến dịch bệnh tại TP.HCM để sắp xếp thời gian về bên mẹ và em trai trong thời gian tới.
Hơn 10 người thuê chung một căn nhà
Thời gian này, Minh Khang vẫn đồng hành cùng đội tình nguyện viên nghệ sĩ tại TP.HCM. Anh tham gia hỗ trợ nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm, đi siêu thị giúp người dân và bốc xếp hàng hóa để trao cho bà con ở vùng phong tỏa, cách ly.
MC sinh năm 1993 là một trong số những người đầu tiên điền đơn đăng ký tham gia tình nguyện viên từ ngày đầu.
![]() |
Nam MC cho biết anh có nhiều kỷ niệm trong thời gian ở đội tình nguyện viên chống dịch. Ảnh: NVCC. |
Khi mới xung phong đi vào tâm dịch, anh phải giấu kín thông tin với cha mẹ vì sợ bị phản đối. Về sau, cha mẹ biết chuyện, họ động viên con trai giữ gìn sức khỏe, tập thể dục, đảm bảo an toàn cho bản thân.
"Tôi may mắn vì có cha mẹ tâm lý, hiểu chuyện. Trong mọi việc, cha mẹ đều tôn trọng quyết định của con cái mà không can thiệp sâu", Minh Khang bày tỏ.
Nam MC kể những ngày tháng trở thành tình nguyện viên là quãng thời gian đẹp nhất trong thanh xuân của anh. Bên các đồng nghiệp, anh được chia sẻ, cống hiến và ghi nhận.
"Có một thời gian, tôi bận công việc nên không thể tham gia tình nguyện viên thường xuyên. Nhưng thời điểm này, tôi cần có sự cân bằng lại. Vì thế, tôi càng có động lực, quyết tâm để cùng mọi người tham gia chống dịch", Minh Khang nói.
Những năm qua, anh cùng 10 người bạn thuê chung một căn nhà tại quận 8 (TP.HCM) để sống và làm việc. Khi dịch bùng phát, một số bạn trong nhóm về quê. Cả nhà chỉ còn Minh Khang và 3 người khác trụ lại.
![]() |
MC Minh Khang mong sớm được về quê sau lễ tang cha. Ảnh: NVCC. |
Khi đi tình nguyện viên, Minh Khang hạn chế tiếp xúc với mọi người trong nhà để đảm bảo an toàn. Trở về từ nơi làm, anh vệ sinh cá nhân kỹ càng.
Để đảm bảo thu nhập, Minh Khang nhận một số công việc online. Nam MC cho biết anh hạn chế chi tiêu để trang trải cuộc sống thời dịch.
"Hiện tại, tôi chỉ mong muốn dịch bệnh sớm được đẩy lùi để có thể về thắp hương cho cha, ở bên mẹ và em trai một cách nhanh nhất. Tôi cố gắng ổn định cuộc sống, để có thể đưa mẹ đi du lịch. Hy vọng ngày ấy không còn xa nữa", Minh Khang bày tỏ.
MC Minh Khang sinh năm 1993 tại Lâm Đồng. Anh là MC của Truyền hình Pháp luật. Ngoài ra, Minh Khang còn là diễn viên của FapTV, tham gia sản xuất một số phim ngắn.
(Theo Zing)
Gia đình diễn viên Lý Hùng - Lý Hương và bạn bè vừa chung tay đóng góp 1 tỷ đồng chống dịch Covid-19. Nam diễn viên vừa thông tin đến VietNamNet.
" alt=""/>MC Minh Khang không thể về chịu tang cha vì đang chống dịch ở TP.HCMCông việc của Cat Seven chủ yếu là cho mèo ăn, thay nước, dọn dẹp chỗ ăn, ở của mèo và chơi với chúng. "Nếu cần, tôi cũng có thể cắt móng, cạo lông chân, làm sạch tai mắt và cho mèo uống thuốc", cô nói.
Mỗi khi đến cho mèo ăn, Cat Seven sẽ mang theo khẩu trang, găng tay dùng một lần, túi đựng rác và các dụng cụ khác, đồng thời quay video trong suốt quá trình. Trước khi rời đi, cô sẽ kiểm tra lại mọi thứ một lần nữa và xem cửa ra vào, cửa sổ có đóng để đảm bảo an toàn cho mèo hay không.
"Tôi đã có một số sơ sót lúc mới vào nghề nhưng rất may là tôi đã sửa kịp thời", Cat Seven thú nhận.
Các video ngắn về dịch vụ tại chỗ được Cat Seven ghi lại không chỉ chứng minh cho công việc cô đã thực hiện mà còn giúp khách hàng nhìn thấy thú cưng của mình trong lúc họ xa nhau.
Kể từ khi làm công việc bán thời gian này, lễ hội mùa xuân vừa qua là dịp Cat Seven nhận được nhiều đơn đặt hàng nhất. Cô nhớ, khi đó, bản thân đã nhận được 30 đơn đặt hàng với thu nhập gần 8000 tệ.
Thời gian phục vụ với mỗi đơn hàng không dưới nửa tiếng, quãng đường di chuyển dài và ngày lễ giá cước sẽ cao hơn. Dịp nghỉ lễ Quốc khánh (1/10) năm nay, cô nhận được hơn 20 đơn đặt hàng, cuối cùng vì một số khách hàng không về quê nữa nên đã có 7 đơn hàng bị hủy. Với số đơn có được, cô kiếm khoảng 4.300 tệ/tuần.
Cat Seven cho biết, người chăm sóc thú cưng tại nhà không chỉ nhận chăm sóc mèo. Một số đồng nghiệp của cô đã nhận đơn hàng dắt chó đi dạo, cho ếch ăn, cho thỏ ăn, cho cá ăn, cho rùa ăn…
Tuy vậy, theo Cat Seven, để thành một người chăm sóc thú cưng giỏi không hề đơn giản. Một người chăm sóc thú cưng được khách hàng tin tưởng đòi hỏi phải có đủ kinh nghiệm, sự kiên nhẫn, cẩn thận, quan trọng phải thực sự yêu thú cưng và có tính tự giác kỷ luật cao.
Theo Sohu
Theo đó, cuộc khảo sát này được thực hiện trên 2.010 người và có tới 65% người tham gia khảo sát đồng tình rằng những người đi xe đạp có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho họ khi cùng tham gia giao thông.
Kết quả này khá bất ngờ khi trên thực tế, tính từ năm 2012 đến năm 2021, chỉ có 4 người ngồi trên xe ô tô thiệt mạng trong các vụ va chạm giữa xe đạp và ô tô, theo Bộ Giao thông Vận tải Anh.
Tuy nhiên, hầu hết những người tham gia khảo sát đều khá “dè chừng” khi nhắc đến những người đi xe đạp. Bên cạnh đó, một số cũng chỉ ra rằng ngày càng có nhiều người đi xe đạp không tuân thủ đúng luật giao thông và sẵn sàng đôi co, tranh cãi với người khác mỗi khi xảy ra va chạm dù chưa biết lỗi thuộc về ai.
Cũng trong cuộc khảo sát này, có tới 61% người không ủng hộ dự thảo Luật giao thông đường bộ mới, trong đó người lái xe ô tô luôn phải chịu trách nhiệm trong các vụ va chạm với người đi xe đạp ở khu vực thành thị.
Không chỉ tại Anh, tình trạng người đi xe đạp gây mất trật tự giao thông cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm ở Việt Nam. Các đây không lâu, hình ảnh đoàn người sử dụng xe đạp dàn hàng di chuyển trên đại lộ Võ Nguyên Giáp – sân bay Nội Bài đã gây nhiều bức xúc trong dư luận.
Những tốp người điều khiển xe đạp này đã ngó lơ biển cấm và dàn hàng đi vào đường dành riêng cho ô tô với tốc độ cao. Thậm chí, có những người còn vừa đạp xe, vừa trêu đùa cười nói mà không hề ý thức được sự nguy hiểm của hành động này. Chính vì thế, nhiều ý kiến cho rằng cơ quan chức năng nên có nhiều biện pháp thiết thực hơn để chấm dứt tình trạng này.
Nhật Minh(Theo Thisismoney)