Trước cuộc thi tuần 1 tháng 1 quý 4 của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21, Hồng Liên chia sẻ để có thể góp mặt tại chương trình, em đã phải nộp đến 6 bản đăng ký.Liên cho biết em thích tìm hiểu những gì liên quan đến Tiếng Việt và các từ ngữ địa phương ở các vùng miền cả nước.
 |
Đỗ Hồng Liên (Trường THPT Mê Linh - Hà Nội) vừa chạm 2 kỷ lục của Đường lên đỉnh Olympia trong 21 năm qua. |
Ở phần thi Khởi động, Hồng Liên đã thể hiện sự hiểu biết chung ở nhiều lĩnh vực và tốc độ xuất sắc khi giành tới 150 điểm, bằng kỷ lục điểm số cao nhất mà một thí sinh giành được ở phần thi Khởi động của Đường lên đỉnh Olympia. Kỷ lục này trước đó đã được thí sinh Nguyễn Thiện Hải An (Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) - người vừa ghi tên mình vào trận chung kết năm - xác lập ở cuộc thi tuần 3 tháng 3 quý 3 Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21, phát sóng vào ngày 6/6/2021.
Với bước chạy đà hoàn hảo đó, kết thúc phần thi này, Hồng Liên vươn lên dẫn đầu đoàn leo núi, cách thí sinh xếp ở vị trí thứ hai đến 70 điểm.
 |
Hồng Liên thể hiện sự nhanh nhạy và hiểu biết chung ở phần thi Khởi động. |
Ở phần thi Vượt chướng ngại vật, Hồng Liên tiếp tục thể hiện sự vượt trội khi đưa ra được đáp án chính xác cho từ khóa “Gió Lào”. Qua đó, nâng số điểm sau khi kết thúc phần thi này lên 220, nới rộng cách biệt với vị trí thứ hai lên thành 130 điểm.
Ở phần thi Tăng tốc, Hồng Liên trả lời chính xác ở cả 4 câu hỏi và nâng số điểm lên thành 350 điểm. Lần này, Hồng Liên cách bạn chơi Công Minh xếp ở vị trí thứ hai đến 150 điểm.
Không quá áp lực bị bám đuổi, ở phần thi Về đích, Hồng Liên chọn gói câu hỏi 10 - 20 - 20. Em đặt ngôi sao hy vọng và trả lời đúng ở 2 câu hỏi đầu tiên. Ở câu hỏi thứ ba, em bị bạn chơi Công Minh giành quyền trả lời và lấy đi 20 điểm, nên sau lượt thi của mình em có 370 điểm.
Tuy nhiên, Hồng Liên cũng giành lại được 20 điểm từ gói câu hỏi ở lượt chơi của chính bạn chơi này, nâng tổng điểm lên thành 390 điểm. Chung cuộc, Hồng Liên giành vòng nguyệt quế cuộc thi tuần 1 tháng 1 quý 4.
 |
Đỗ Hồng Liên (học sinh Trường THPT Mê Linh - Hà Nội) trở thành thí sinh nữ có điểm số cao nhất trong lịch sử Đường lên đỉnh Olympia tính đến thời điểm hiện tại. |
Không những vậy, với 390 điểm, Đỗ Hồng Liên (học sinh Trường THPT Mê Linh - Hà Nội) còn lập thêm một kỷ lục mới khi trở thành thí sinh nữ có điểm số cao nhất trong lịch sử Đường lên đỉnh Olympia tính đến thời điểm hiện tại.
Kỷ lục này trước đó thuộc về em Lê Vũ Quỳnh Hương (THPT Phan Chu Trinh, Quảng Nam) với 360 điểm ở cuộc thi tuần 3 tháng 1 quý 4 của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20.
Ở vị trí thứ hai là em Trương Công Minh (Trường THPT Chuyên Lê Khiết - Quảng Ngãi) với 295 điểm. Tiếp đó là Võ Quốc Thịnh (Trường THPT Trần Văn Thời - Cà Mau) với 210 điểm và em Phan Thu Huyền (Trường THPT Thái Hòa - Nghệ An) với 80 điểm.
Thanh Hùng

Nam sinh lập kỷ lục điểm số vào chung kết Olympia sau phần thi nghẹt thở
Nguyễn Thiện Hải An (Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia HN) đã ghi tên mình vào trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21 sau khi giành chiến thắng cuộc thi Quý 3 với 325 điểm.
" alt=""/>Thí sinh nữ đạt điểm số cao kỷ lục nhất lịch sử Đường lên đỉnh Olympia
Các tác phẩm kinh điển của Việt Nam đang bị thất thế?Trong một lần đến thăm một trường tiểu học ở Mỹ, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã thấy những đứa trẻ lớp 4 thực hiện “đề bài” là viết diễn văn chào mừng ngày quốc khánh.
“Các em tự viết diễn văn, tự nói về dân tộc... Giáo viên chỉ là những người quan sát, hỗ trợ và gợi ý. Và trong tâm hồn trong sáng, công bằng, không vụ lợi và đầy trí tưởng tượng về dân tộc của chúng, người lớn chúng ta sẽ có cơ hội nhìn thấy dân tộc họ trong một hình ảnh mới đầy sức sống và sáng tạo”.
Cách ra đề văn mở như thời gian gần đây, theo ông Thiều, chỉ có ở Việt Nam là còn mới mẻ. “Quan sát những việc như thế này, tôi từng tự đặt câu hỏi nếu những điều đó là chân lý, vậy tại sao chúng ta không làm? Trong khi đó, chúng ta đang biến những đứa trẻ trở thành những robot thực thi các “lệnh” của chúng ta?”.
 |
Những đề thi Ngữ văn vào lớp 10 đang có sự thay đổi khá mạnh mẽ trong thời gian gần đây |
Do đó, nhà thơ bày tỏ sự tán đồng với những đề thi yêu cầu học sinh tư duy tổng hợp. “Để các em vận dụng những gì mình đã học cộng với những trải nghiệm trong cuộc sống, dù non trẻ, mà làm bài, để thể hiện thái độ của mình trước những vấn đề của cuộc sống”.
Thế nhưng, một điều khiến Chủ tịch Hội Nhà văn còn băn khoăn đó là sự xuất hiện khá lấn át trong đề thi của ngữ liệu nước ngoài hay từ những người “lạ” trên văn đàn Việt Nam.
“Ở đâu thì cũng có những tác phẩm rất tốt, để giúp cho đứa trẻ và cho cuộc đời, nhưng tốt hơn cả là cứ lấy trong văn hóa Việt” - nhà thơ Nguyễn Quang Thiều bày tỏ.
“Trong nền văn hóa Việt có rất nhiều tác giả, tác phẩm từ cổ chí kim, từ già đến trẻ, về văn hóa, thiên nhiên, thái độ, lẽ sống, đối nhân xử thế… đủ ngữ liệu để cho giáo viên từng bậc học trích đưa vào đề thi” – ông khẳng định.
“Còn việc ngữ liệu đề thi được lấy từ câu nói một người trẻ hiện đang nổi, được giới trẻ mến mộ có tác dụng khác. Tuy nhiên, những suy nghĩ, chiêm nghiệm của các bạn đó lại gây ra băn khoăn, tại sao mới ngần đấy tuổi lại suy nghĩ như vậy, suy nghĩ của họ liệu có đúng… Còn nếu đó là chiêm nghiệm của những bậc trí giả thì những kinh nghiệm của họ tạo được sự tin cậy hơn” – ông phân tích thêm.
Ở góc độ là người trực tiếp giảng dạy, lý giải về việc câu nghị luận xã hội trong nhiều đề thi của các tỉnh thường tạo sự quan tâm rất lớn từ dư luận, thầy giáo Hồ Tấn Nguyên Minh - Tổ trưởng Tổ Ngữ văn, Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên) - nhận định do phần này thường hướng đến các vấn đề thời sự và đạo lý, như việc cha mẹ ép con thích những điều cha mẹ muốn, sự kỳ vọng của cha mẹ với con cái…
Thế nhưng, thầy Minh cho rằng không nên cứng nhắc về ngữ liệu ở các câu hỏi này.
"Không nên câu nệ văn học Việt Nam hay văn học nước ngoài, vấn đề thời sự hay vấn đề đạo lý, chúng ta cần linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo trong ra đề, có thể ra bất kì đâu miễn vấn đề đặt ra hợp lý, giàu ý nghĩa là được".
Điều cần tránh, theo thầy giáo dạy chuyên Văn, là thói quen chạy theo thị hiếu đám đông, chạy theo phong trào để tạo nên những đề văn sống sượng, phản cảm.
Cô giáo Nguyễn Thị Thùy Mia, Trường THCS Cát Linh (Hà Nội) cũng nhận xét trong đề thi, các tác phẩm hàn lâm của Việt Nam vẫn được sử dụng ở phần nhiều điểm. Còn phần mở rộng, vẫn có nhiều tỉnh thành lấy ngữ liệu từ văn bản hàn lâm của Việt Nam, một số tỉnh thành lấy ngữ liệu bên ngoài chứ không phải tất cả. “Việc lấy ngữ liệu ngoài cũng rất tốt vì sẽ làm phong phú hơn nguồn ngữ liệu, có những ngữ liệu mới mẻ, thời sự, gần gũi”.
Cách học thay đổi cách thi
Theo cô giáo Nguyễn Thị Thùy Mia, xu hướng ra đề thi mở như hiện nay là đón đầu bộ sách giáo khoa mới sẽ được áp dụng từ năm học 2021-2022 này.
"Bộ sách sẽ hướng tới phát triển năng lực và phẩm chất của người học, thay vì tập trung vào mục tiêu kiến thức như SGK cũ. Học để phát triển năng lực và phẩm chất, thì tất yếu thi cử cũng phải thể hiện được năng lực và phẩm chất của học sinh. Và “form” đề thi vào lớp 10 vài năm gần đây đáp ứng được mục đích này, khi phát triển năng lực đọc hiểu, năng lực phân tích vấn đề, năng lực ngôn ngữ cũng như góp phần bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh” – giáo viên Ngữ văn này nhận định.
“Cuộc sống luôn vận động nên việc dạy và học các bộ môn nói chung, môn ngữ văn nói riêng cũng không năm ngoài guồng quay biến đổi ấy. Thay đổi ở chương trình SGK, thay đổi về đề kiểm tra, đề thi sẽ kéo theo sự thay đổi về phương pháp dạy và học” – cô Mia phân tích thêm.
“Cách giảng dạy truyền thống có rất nhiều ưu điểm vì truyền tải được lượng lớn kiến thức, nhưng cần kết hợp với phương pháp mới, hiện đại để vừa đảm bảo kiến thức khoa học, vừa bắt nhịp được yêu cầu thời đại, giúp học sinh phát triển toàn diện”.
 |
Học sinh sẽ phải quan sát cuộc sống nhiều hơn, chịu khó đọc sách và nắm sự kiện thời sự hơn... |
Khi đó, cô Mia khẳng định giáo viên sẽ phải tìm tòi các ngữ liệu ngoài sách, từ nhiều nguồn như internet, sách báo… và ngữ liệu phải phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lí lứa tuổi của học sinh. Điều này yêu cầu mỗi giáo viên phải năng động hơn, chịu khó học hỏi, nắm bắt tâm lí sư phạm nhạy bén hơn… để hướng dẫn và kích thích sự hào hứng của học sinh khi ôn tập. Và chính học sinh phải quan sát cuộc sống nhiều hơn, chịu khó đọc sách và nắm sự kiện thời sự hơn, mạnh dạn trình bày và hoàn thiện kĩ năng trình bày quan điểm cá nhân hơn…
Trong khi đó, đưa ra sự so sánh để đào tạo một cử nhân, kỹ sư chỉ mất từ 3-5 năm, nhưng để dạy một người cách đối nhân xử thế có khi mất cả đời, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhấn mạnh đối với việc dạy văn, mục đích cơ bản là để học sinh tiếp cận vẻ đẹp ngôn ngữ và vẻ đẹp tâm hồn cũng như lòng nhân ái chứa đựng trong ngôn ngữ đó.
“Tôi đã từng nói đừng biến học sinh thành những chiếc USB, đến lớp là cắm vào “ổ cứng” giáo viên, thu nhận đúng những gì giáo viên truyền dạy. Và dù học thế nào, dạy thế nào thì điều giáo viên luôn cần ghi nhớ là những buổi học văn vô cảm sẽ không mang lại bất cứ điều gì cho các em học sinh”.
Phương Chi

Bất ngờ và 'giá như' với đề thi chuyên Văn vào lớp 10 của Hà Nội
Đề thi môn Ngữ văn chuyên của Sở GD-ĐT Hà Nội năm nay nhận được phản hồi khá tốt từ những giáo viên dạy văn và đặt ra cho những người quan tâm nhiều suy nghĩ.
" alt=""/>Các tác phẩm kinh điển của Việt Nam đang thất thế trong đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn?
Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết, thống kê từ 63 địa phương, tính đến 17 giờ ngày 1/7, tổng số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 hiện đang liên quan đến dịch Covid-19 hoặc đang trong khu vực phong tỏa là 18.328.Trong đó, có 33 thí sinh thuộc nhóm đối tượng F0, nhiều nhất là tại TP Hồ Chí Minh với 16 em.
Số thí sinh thuộc diện F1 trên cả nước là 270, nhiều nhất tại TP Hồ Chí Minh với 61 em.
Số thí sinh diện F2 trên cả nước là 847 thí sinh và nhiều nhất cũng tại TP Hồ Chí Minh với 215.
Bên cạnh đó, có 17.178 thí sinh đang ở trong khu vực phong tỏa, thuộc 26 tỉnh, nhiều nhất là ở tỉnh Phú Yên với 5215 thí sinh.
Hiện, các địa phương hiện vẫn tiếp tục rà soát số lượng thí sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 để xây dựng phương án tổ chức thi phù hợp với thực tế, đồng thời tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thi đợt 1 vào các ngày 7 và 8/7 bảo đảm an toàn, nghiêm túc, khách quan, công bằng.
 |
Tính đến 17 giờ ngày 1/7, đã có 33 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT là F0, hơn 1.100 thí sinh F1 và F2. |
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ở một số địa phương, Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) mới đây cũng đã đề xuất và tham mưu với lãnh đạo Bộ triển khai phương án xét tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2021 bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT trong 1 lần, sau khi hoàn tất cả 2 đợt thi.
Theo đại diện Bộ GD-ĐT, như vậy, thí sinh thi đợt 1 và đợt 2 sẽ có cơ hội xét tuyển ngang nhau, qua đó đảm bảo quyền lợi và sự công bằng cho các thí sinh.
Với phương án này, các cơ sở đào tạo cũng không cần tính toán, để dành chỉ tiêu xét tuyển đợt 2, giống như đã thực hiện trong năm 2020.
Được biết, trong một vài ngày tới, Bộ GD-ĐT sẽ có văn bản hướng dẫn về phương án gửi các cơ sở giáo dục đại học.
“Trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn khiến cho khoảng cách giữa đợt 2 của kỳ thi tốt nghiệp THPT quá xa, Bộ GD-ĐT sẽ có các chỉ đạo và hướng dẫn tiếp theo. Mọi phương án được Bộ GDĐT cân nhắc, đề xuất đều nhằm mục tiêu cuối cùng là đảm bảo quyền lợi của thí sinh, an toàn phòng, chống dịch bệnh nhưng không ảnh hưởng tới chất lượng tuyển sinh ĐH, CSĐP”, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Nguyễn Thu Thủy nói.
Thanh Hùng

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2021
Đề thi môn Toán ở kỳ thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 đã được Sở GD-ĐT Hà Tĩnh xây dựng để khảo sát học sinh trên địa bàn.
" alt=""/>Đã có 33 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2021 là F0, hơn 1.100 thí sinh F1 và F2