
Ít ngày qua, nhiều người bán hàng online trên Facebook cá nhân cho biết họ không thể đăng bài bán hàng như trước kia. Anh T. Dũng (Hà Nội), một người chuyên buôn bán máy iPhone cũ, cho biết hiện đã không thể đăng bài đăng bán hàng như thông thường mà phải lách luật đăng dưới phần bình luận.
Cùng chung tình cảnh với anh Dũng, chị Quyên (Thái Bình) chuyên bán các loại quần áo đồ gia dụng cũng không thể đăng nhiều ảnh lên Facebook để bán hàng từ nhiều ngày nay. Chị đang không biết làm thế nào để giải quyết số hàng tồn từ trước dịch.
Cũng như anh Dũng, chị Quyên, nhiều người bán hàng online nhỏ lẻ khác đang than trời vì bị Facebook siết hoạt động bán hàng trên trang cá nhân. Theo tìm hiểu của ICTNews, hoạt động này của Facebook đã diễn ra âm thầm từ rất lâu nhưng gần đây mới siết chặt lại.
Để bán hàng online hiệu quả, người dùng hiện giờ chỉ còn cách chuyển sang sử dụng fanpage và chạy quảng cáo. Tuy nhiên, những người chạy ads Facebook cũng đang kêu khó đủ đường.
![]() |
Tuy nhiên nếu không cẩn thận có thể bị báo cáo vi phạm Tiêu chuẩn cộng đồng, dẫn đến bị khóa chức năng bình luận hoặc nặng hơn là xác minh tài khoản |
Điều trùng hợp là sự kiểm soát của Facebook lần này đúng dịp thanh lọc hội nhóm độc hại, siết tài khoản chạy quảng cáo trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới. Theo anh V. Văn, thành viên nhóm Cộng đồng Facebook Ads, có khả năng Facebook đang đặt chế độ lọc nâng cao bằng cách khóa tất cả tài khoản rồi thả từ từ.
"Dù vậy, người dùng Facebook có ngân sách lớn vẫn có thể chạy qua invoice, còn ngân sách thấp thì khó thuê mà mua tài khoản mới cũng không xong. Trong đó, invoice là chạy có hóa đơn thông qua trung gian (agency) uy tín được xác minh bởi Facebook và dành cho các nhà quảng cáo có ngân sách lớn", anh Văn giải thích thêm.
![]() |
Tài khoản một khi bị khóa sẽ phải mất thời gian xác minh và khó được 'thả' trong đợt này |
Một số chuyên gia có kinh nghiệm khuyên những người đang làm việc phụ thuộc nền tảng Facebook nên tạm thời dừng mọi hoạt động, tránh tiền mất tật mang mà lại tốn thời gian công sức vô ích. Giai đoạn khó khăn này sẽ kéo dài chừng ít nhất hai tháng tới.
Tuy vậy, đợt thanh lọc này của Facebooklại được nhiều người dùng phổ thông ủng hộ.
“Rất đồng ý với cách truy quét của Facebook, điều đó làm bớt đi những kẻ ưa quảng cáo ăn trên lưng của Facebook mà không mất phí gì. Ngoài ra, các hội nhóm thô tục cũng vậy, phản văn hóa và chỉ có hại khi để họ sử dụng Facebook là công cụ tuyên truyền của mình. Facebook đơn giản chỉ nên là nơi thay cho việc liên lạc thư thông thường bằng thư có ảnh và hệ messenger thông thoại là được rồi. Còn những kẻ lên đây vì câu lợi khác hoặc kém văn hóa cần phải bị dẹp bỏ”, độc giả Nguyễn Long chia sẻ với ICTnews.
Phương Nguyễn
Đến hẹn lại lên, Facebook lại bắt đầu tiến hành đợt thanh lọc nội dung và quét sạch những thứ vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng trên nền tảng mạng xã hội lớn nhất hành tinh này.
" alt=""/>Vì sao người Việt bị cấm đăng bài bán hàng lên Facebook?Trả lời ICTnews về khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam so với các nước khác trên toàn cầu, ông Gijae Seong thừa nhận năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước không thể so sánh với một số nước tiên tiến về các loại hàng có hàm lượng công nghệ cao, ví dụ các mặt hàng điện tử. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt có thế mạnh về hàng thủ công, nội thất, đồ nhà bếp, đồ gốm, mây tre đan…
Do đó, các thương nhân trong nước nên tận dụng thế mạnh sẵn có này để đưa các sản phẩm Made in Vietnam ra toàn cầu.
Trong năm vừa qua, ông Gijae chia sẻ, nhờ hàng hoá Việt Nam lưu chuyển toàn cầu, mã vạch 893 (hàng Việt Nam) đang dần phổ biến hơn, đến được nhiều ngóc ngách trên toàn thế giới.
Số liệu của Amazon cho thấy, trong một năm qua, gần 7,2 triệu sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam được bán cho các khách hàng Amazon trên khắp thế giới (trung bình 14 sản phẩm mỗi phút). Số lượng sản phẩm được bán bởi các doanh nghiệp Việt Nam trên cửa hàng của Amazon tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo báo cáo, số doanh Việt Nam vượt mốc doanh số 100.000 USD bán hàng qua các cửa hàng Amazon trên toàn thế giới tăng gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng doanh nghiệp vượt mốc 500.000 USD tăng hơn 53%. Số doanh nghiệp vượt mốc doanh thu 1 triệu USD tăng hơn 40%.
Trả lời tiếp về vấn đề cạnh tranh của hàng Việt, ông Gijae Seong khẳng định ngoài việc bảo đảm chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp Việt cần nắm những quy tắc cạnh tranh toàn cầu trên thương mại điện tử.
Chẳng hạn, cần phải kể các câu chuyện riêng về sản phẩm của mình sao cho thu hút so với các đối thủ khác trên sàn. Khách hàng toàn cầu hiện nay chú trọng về câu chuyện đằng sau mỗi sản phẩm, do chất lượng hàng hoá đã ngang nhau giữa nhiều nhà bán.
Song song đó, cần chú trọng các phản hồi của khách hàng về sản phẩm để trả lời kịp thời, nhằm cho khách hàng thấy được sự nhiệt tình từ nhà bán. Việc lắng nghe phản hồi trên sàn cũng giúp doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm hơn.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng thương hiệu để được khách hàng toàn cầu biết đến nhiều hơn.
Phía Amazon Global Selling cũng hỗ trợ các công cụ giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu ở chuẩn quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu, cũng như đào tạo về thương mại điện tử xuyên biên giới.
“Với lợi thế về hàng hóa xuất khẩu, nguồn lao động và năng lực sản xuất, Việt Nam đang trong giai đoạn vàng để tạo ra những đột phá quan trọng trong ngành thương mại điện tử xuyên biên giới”, ông Gijae Seong nhận định.
Hiện nay phía Amazon cũng cung cấp dịch vụ hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon (FBA). Dịch vụ này nhận hàng từ nhà bán, đóng gói, lưu kho, sau đó vận chuyển đến tay người mua. Do đó, doanh nghiệp sản xuất chỉ việc chú tâm phát triển sản phẩm, khâu vận hành và giao nhận được Amazon nhận lấy.
Hiện Amazon có hơn 300 triệu khách hàng trên toàn thế giới, với 185 trung tâm hoàn thiện đơn hàng, giao sản phẩm đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hải Đăng
Thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam trong năm qua tăng trưởng tốt, với hàng triệu sản phẩm hàng hoá được bán trực tuyến ra nước ngoài.
" alt=""/>Hàng Việt nào đang bán chạy trên Amazon?