Ví dụ như, ôn tập cho một bài kiểm tra quan trọng hay việc chuẩn bị cho một bài phát biểu trước đám đông có thể gây căng thẳng. Trong những tình huống này, bạn stress vì biết rằng đó là việc bạn cần làm vì nó sẽ giúp đạt được mục tiêu hoặc phát triển bản thân. Loại căng thẳng tích cực này được gọi là eustress.Eustress - căng thẳng nhưng ở mức độ thoải mái
Căng thẳng mà lại tốt - điều này nghe hơi ngược so với quan điểm bấy lâu nay, vì thường nói đến căng thẳng là nói đến tâm trạng mệt mỏi, tiêu cực, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh của cơ thể.
Nhà nội tiết học người Canada gốc Hungary - Hans Selye lần đầu tiên nghiên cứu chi tiết về căng thẳng vào năm 1936. Nghiên cứu của ông cho thấy ngoài những hậu quả tiêu cực tiềm tàng của căng thẳng thông thường, cũng có loại căng thẳng "tốt" - eustress.
Ông đưa ra giả thuyết, nếu căng thẳng, nhưng vẫn ở mức độ cảm thấy thoải mái thì là “căng thẳng tích cực”. Đây là điều bạn nên trải qua bởi vì điều đó sẽ giúp cải thiện hiệu suất.
Khi căng thẳng dồn dập, liên tục kéo dài và bạn không còn thoải mái nữa, thì sẽ chuyển sang “căng thẳng tiêu cực”, dẫn tới mệt mỏi và cuối cùng là sự sụp đổ. Có một ranh giới tinh tế giữa hai loại căng thẳng này, vì vậy chú ý đến các mức độ căng thẳng và đánh giá xem nó đang có lợi hay có hại là điều quan trọng.
Theo định nghĩa của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association - APA) về Eustress: “Loại căng thẳng này là kết quả từ những nhiệm vụ đầy thách thức nhưng khả thi, thú vị hoặc đáng giá… Nó tác động có lợi bằng cách tạo ra cảm giác hoàn thành hoặc đạt thành tích, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng, phát triển, làm chủ và đạt hiệu suất cao”.
Mỗi người sẽ có trải nghiệm cảm giác eustress khác nhau và có thể dễ dàng tìm thấy eustress trong đời sống hàng ngày như”
Tập thể dục:Những căng thẳng về thể chất mà bạn trải qua trong quá trình tập luyện sẽ thúc đẩy cảm giác hoàn thành, dần giúp cơ thể và tinh thần cảm thấy phấn chấn.
Sinh con:Các mẹ bầu phải trải qua những cơn căng thẳng, đau đớn, sợ hãi khi lâm bồn. Tuy nhiên, họ có thể vượt qua sự căng thẳng này khi biết rằng cuối cùng họ sẽ được nhìn thấy đứa con mình mong mỏi bấy lâu nay.
Nụ hôn đầu:Trước nụ hôn đầu có thể mỗi người sẽ cảm thấy căng thẳng với loạt thắc mắc như đối phương có hứng thú không? Khi nào nó sẽ xảy ra? Bạn có phải là một người hôn giỏi không? Những căng thẳng này thường dẫn tới cảm giác hưng phấn và càng mạnh mẽ hơn khi xảy ra.
Du lịch:Chi phí tiền bạc và vật chất khi đi du lịch có thể gây căng thẳng, nhưng cũng là điều xứng đáng khi bạn có những trải nghiệm thay đổi cuộc đời.
Các mối quan hệ xã giao mới:Nhiều người mắc chứng lo âu xã hội, nhưng trải nghiệm căng thẳng khi gặp gỡ những người mới có thể có lợi, vì đó là cách tuyệt vời để kết bạn và xây dựng các mối quan hệ lâu dài. Thêm vào đó, mỗi người sẽ học được các kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
Mỗi tình huống này đều buộc bạn phải chịu cảm giác căng thẳng, từ những tương tác xã hội không thoải mái cho đến hoạt động thể chất cường độ cao. Tuy nhiên, vượt qua những loại căng thẳng này thường dẫn đến kết quả có lợi. Bạn chỉ cần cho phép mình trải qua căng thẳng đó trước khi bắt tay vào hành động.
Ưu điểm và nhược điểm của eustress
Nhiều người cho rằng, eustress là điều cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống. Các lợi ích của eustress bao gồm: Động lực; Cảm giác đạt được thành tựu; Niềm vui sống; Sự phát triển cá nhân; Tăng cường năng lực tự phục hồi; Cảm giác kiểm soát được cuộc sống.
Tuy nhiên, một số hoạt động mang lại cảm giác thích thú ban đầu cũng có thể mang lại kết quả tiêu cực nếu cường độ áp lực xảy ra liên tục. Đó là lý do một số bà mẹ rơi vào trầm cảm sau sinh và một số sinh viên căng thẳng học hành đến mức kiệt quệ.
Vì vậy, “căng thẳng tích cực” chỉ còn tích cực nếu giữ được những điều kiện sau đây làm bệ đỡ: Không cố gắng quá sức mình; Có chỗ dựa tâm lý (gia đình và bạn bè); Có các hoạt động giải trí vui vẻ để giải lao trong giai đoạn căng thẳng; Giữ thái độ tích cực.
Bước ra khỏi vùng an toàn để trải nghiệm eustress
“Bước ra khỏi vùng an toàn” về cơ bản là cho phép bản thân trải nghiệm eustress. Lời khuyên này nhằm chỉ ra rằng bạn phải đối mặt với sự khó chịu (hoặc căng thẳng) để tạo ra sự thay đổi bên trong.
Mỗi khi cơ thể hoặc tâm trí của bạn buộc phải rời khỏi “vùng an toàn”, nó sẽ trải qua căng thẳng và điều chỉnh lại để nâng cấp con người bạn.
Nếu không có chút căng thẳng tích cực lành mạnh đó, bạn sẽ ít có khả năng làm nên sự thay đổi. Một sự kiện xã hội có thể khiến bạn choáng ngợp, nhưng nếu bỏ qua thì bạn có thể bỏ lỡ các mối quan hệ xã hội cần thiết hay những trải nghiệm đáng giá. Nếu bạn không vượt qua được cơn đau mỏi cơ bắp khi tập thể dục, cơ thể của bạn sẽ không thể cải thiện.
Kết quả của eustress chính là thành tích - điều mang lại cảm giác hạnh phúc và tự hào sau khi vượt qua trở ngại, từ đó đem đến cảm giác chinh phục. Eustress sẽ là đòn bẩy giúp phát triển bản thân nếu bạn biết điểm dừng và cách tự chăm sóc mình.
(Nguồn: Careerbuilder.vn)
" alt=""/>Căng thẳng tích cực
Tiếng ồn ã ở hành lang bệnh viện chẳng thể đánh thức cậu bé Lê Trần Tiến Cường (11 tuổi). Con đang gối đầu lên chân mẹ, mệt mỏi ngủ thiếp đi trong lúc chờ đến lượt vào phòng chạy thận nhân tạo. Khác với những bệnh nhi ở trọ gần bệnh viện hay cùng nhau nô đùa, Cường luôn “làm bạn” với chiếc ghế sắt lạnh lẽo. Hơn một năm nay, cậu bé gầy gò, đen sạm ấy phải thức dậy từ 4 giờ sáng để theo mẹ lên bệnh viện nên thiếu ngủ triền miên. |
Tiến Cường thường tranh thủ ngủ trong lúc chờ đến lượt vào phòng chạy thận. |
 |
Bệnh tật lâu ngày khiến da con đen sạm, nhiều vết sẹo do kim truyền. |
Chị Hảo bộc bạch, Cường mắc bệnh từ khoảng tháng 8 năm 2020. Ban đầu chỉ là triệu chứng đau bụng, đi khám ở địa phương, bác sĩ chẩn đoán con bị viêm dạ dày rồi viêm phổi nhưng uống thuốc không hết. Chị Hảo đưa con lên bệnh viện ở tỉnh Long An khám cũng không ra bệnh. Đến lúc con bị sốt cao, ho và ói ra máu, vợ chồng chị tá hỏa đưa con nhập viện ở bệnh viện huyện rồi chuyển lên tỉnh. Lúc này, cậu bé đã bị thiếu máu trầm trọng, phải thở oxy.
Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán con bị suy thận, rồi chuyển tuyến lên Bệnh viện Nhi đồng 1 để truyền máu, chạy thận cấp cứu. Những tưởng sau 3 tuần con được xuất viện về nhà là sức khỏe đã ổn định, không ngờ mới về được 3 ngày thì đứa trẻ khó ăn uống, cũng chẳng thể nằm mà phải ngồi ngủ.
Tháng 11 năm 2020, sau khi tái khám, do bệnh tình đã chuyển biến xấu hơn, Cường được chuyển sang Bệnh viện Nhi đồng 2 để chạy thận định kỳ.
“Những ngày đầu vợ chồng tôi khóc miết, con thấy vậy cũng khóc theo. Rồi chúng tôi động viên nhau ráng vững vàng vì con. Sau vài đợt chạy thận, dù vẫn gầy gò, yếu ớt, nhưng con đã ăn ngủ khá hơn trước, nên có mưa to gió lớn tôi cũng không dám cho con bỏ cữ chạy thận”, chị Hảo tâm sự.
 |
Bữa cơm trưa nấu nhạt được chị Hảo dậy sớm chuẩn bị cho Cường. |
Nhà ở ấp Bình Lợi, xã Đức Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, chạy xe máy lên bệnh viện cũng phải hết hơn 2 giờ đồng hồ. Nhưng để tiết kiệm chi phí ở trọ, chị Hảo quyết định nghỉ làm để đưa con lên bệnh viện 3 ngày/tuần.
Hôm nào đi chạy thận, Cường đều dậy từ 4 giờ sáng. Dù đêm trước đó con trằn trọc khó ngủ hoặc thức trắng cũng chẳng thể “nì nèo” thêm được, bởi quãng đường quá xa. Hai mẹ con đùm theo đồ ăn trưa rồi đi.
Người mẹ nghẹn giọng: “Tôi vừa đèo con đi chạy thận vừa khóc. Nghĩ đến con người ta còn đang ngon giấc thì con mình lại ngủ gật sau lưng mẹ, phải chịu đau đớn để đi tìm sự sống. Lúc nào nó cũng ước khỏi bệnh để về đi học, nhưng chẳng có hi vọng…”.
Thời điểm mới nhập viện để chạy thận, bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị cho con, trong đó tối ưu nhất là ghép thận, con sẽ có cơ hội sống như một người bình thường. Thế nhưng chi phí hàng trăm triệu đồng đối với vợ chồng chị Hảo chỉ có trong mơ. Họ đành phải cho con chạy thận để kéo dài sự sống và chờ cơ hội. Đáng tiếc, sau một năm rưỡi chạy vạy vay mượn, mắc nợ hơn 100 triệu đồng thì vợ chồng chị Hảo đã không thể lo tiếp chi phí cho con đi bệnh viện được nữa.
Trước đây, cả 2 vợ chồng chị đi làm công nhân, cuộc sống chắt bóp cũng dư dả được chút ít. Nhưng từ ngày con trai đổ bệnh, số tiền dành dụm ấy hết sạch. Sau đó, chị Hảo lại phải nghỉ việc để theo con. Một mình anh Lê Ngọc Monl tiếp tục đi làm.
Mùa dịch Covid-19, bị nợ lương dài ngày rồi thất nghiệp, anh đi làm mướn nhưng thu nhập bấp bênh, chẳng có tháng nào kiếm đủ 5 triệu đồng chi phí điều trị cho con. Vốn không có đất đai, vườn tược gì, giờ nợ nần cứ chất chồng thêm, anh chị đã không còn chỗ vay mượn.
 |
Cường hay tâm sự với mẹ: "Con ước khỏi bệnh để được đi học cùng các bạn" |
 |
Dù phải thức dậy sớm để chạy thận nhưng cậu bé chưa từng kêu than. |
Sau những ngày dài đưa Cường đi chạy thận về, nhìn con trai kiệt sức nằm thừ trên giường, bản thân chị Hảo cũng mệt mỏi. Nhưng đối với người làm cha mẹ, còn được nhìn thấy con là niềm hạnh phúc lớn lao và là động lực để họ vượt qua tất cả khổ đau. Chỉ mong lúc này, họ được thương, được tiếp sức để có đủ điều kiện cùng con chiến đấu với bệnh tật.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Phòng CTXH Bệnh viện Nhi đồng 2 Hoặc Chị Trần Kim Hảo và anh Lê Ngọc Monl; Địa chỉ: ấp Bình Lợi, xã Đức Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An; Điện thoại: 0988921022.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2022.035 (bé Lê Trần Tiến Cường)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436." alt=""/>Giấc ngủ nhọc nhằn trên yên xe của cậu bé bị suy thận giai đoạn cuối