![]() |
Cây phượng thứ hai trong sân Trường THCS Bạch Đằng được đốn hạ |
Cây phượng đó, trước khi đổ còn đang là chỗ trú nắng của trẻ đến trường sớm, chưa muốn vào lớp học. Nó còn là nơi hò hẹn của những mối tình học trò mơ mộng... vậy mà hôm nay nó là tội đồ.
Vì nó, nhiều cây phượng khác cũng bị xén cành. Những cây nghi là có thể đổ thì bị đánh đến tận gốc. Nhiều người nghĩ “thôi cắt đi cho nó lành”, và họ cắt luôn cả nỗi buồn hoa phượng.
Trong lúc nhiều người lo lắng, thương hè tiếc phượng thì có nên nhìn nhận tai nạn này theo một góc khác là an toàn trường học.
Một người làm giáo dục lâu năm nói rằng chỉ cần đóng cái đai cho cây là có thể giữ nó khỏi đổ.
Rồi thì lại nổi lên phong trào hiến kế để giữ cây, giữ cho mùa hè đỏ rực hoa phượng.
Thế đấy, thay vì trồng những cây phượng còn nhỏ, thay vì không đổ xi - măng khắp sân trường, hoặc ít ra là không xây bít gốc để bức tử cây, rồi còn phải làm giá đỡ thì sẽ không có chuyện phượng đổ sân trường.
Hoá ra làm phượng không đổ cũng chẳng khó. Chỉ cần các trường học mới xây đừng vội vã bứng các cây cổ thụ từ nơi khác đến. Rồi cũng nên tính đến việc trồng cây gì khó đổ mà lại nhiều màu xanh.
Trường học cũng nên được quy hoạch rộng rãi hơn để trồng cây xanh rủ bóng, để có phượng hồng báo hè.
An toàn trường học có nhiều thứ phải lo, đó là bữa ăn đủ dinh dưỡng và vệ sinh cho trẻ học bán trú. Đó là giấc ngủ quý hơn vàng của trẻ giữa trưa. Là sự an toàn khi thực hành, an toàn khi đi dã ngoại...
Tất cả những thứ đó có thể cần ở mọi nơi, nhưng chỉ ở trường học mới lại là nơi đáng chú ý nhất. Trường học là nơi trẻ em chuẩn bị cho mình hành trang vào đời, là nơi trẻ sớm tiếp thu và thực hành kiến thức. Mà những kiến thức được thực hành này sẽ là kĩ năng, là năng lực của trẻ để hoà nhập cộng đồng.
Chúng ta đã có những chương trình dạy kĩ năng sống trong trường học, nhưng bao nhiêu trẻ biết sơ cấp cứu cho mình, cho bạn học?. Bao nhiêu học sinh có thể nhận ra những dấu hiệu của sóng thần, động đất để có thể tự mình thoát nạn?.
Hiện chúng ta đang nặng về giảng dạy nội dung khoa học, chưa gắn nội dung khoa học với cuộc sống hàng ngày, nhất là hình thành năng lực ứng phó với những thảm họa thiên nhiên, chiến tranh, dịch bệnh.
Nhà trường với sứ mệnh cao quý của mình còn phải làm cho trẻ đủ sức đề kháng với mọi sự cố trong tự nhiên, trong cuộc sống cá nhân và cộng đồng. Đó mới chính là sứ mạng của giáo dục, của mọi nhà trường.
Nguyễn Kim Hồng (Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
Nói có thì cần khảo sát đầy đủ. Nhưng, nói không thì không thật, trước hết với chính mình.
" alt=""/>Từ cây phượng đổ đè học sinh nghĩ về an toàn trường họcEm Triệu Qúy Tình bị ung thư hạch ác tính |
Nghỉ hưu hồi năm 2003, ông Thành trở về với công việc làm ruộng quanh năm chỉ đủ ăn. Ông được an ủi phần nào khi con trai ông xây dựng gia đình rồi sinh cho ông những đứa cháu nội kháu khỉnh.
Tuy nhiên, cuộc sống con trai ông quá đỗi cơ cực. Do làm nông nghiệp không đủ ăn, vợ chồng con trai ông phải đi làm phụ hồ kiếm tiền.
Công việc lao động chân tay rất nặng nhọc mà thu nhập có lúc chỉ được 100.000 đồng/ngày, hôm nào khá lắm chỉ được 200.000 đồng/ngày. Đồng lương liên tục bấp bênh khiến gia đình con trai ông Thành chẳng đủ nuôi 3 con nhỏ.
Cũng kể từ lúc đó, cháu nội ông là Triệu Quý Tình, mới 8 tuổi xuất hiện những dấu hiệu lạ trên cơ thể. Đến khi đưa đi nhiều bệnh viện ở Hà Nội làm xét nghiệm, gia đình ông Thành suy sụp hoàn toàn khi các bác sĩ thông báo cháu Tình mắc bệnh ung thư hạch ác tính.
Do vợ chồng con trai ông đi làm xa, thu nhập chẳng đủ ăn, gia đình ông phải đưa cháu Tình về nhà vì không lo nổi tiền điều trị. 2 năm dài đằng đẵng, khối u cứ thế lớn dần khiến cổ cháu Tình bị phình ra khiến gia đình ông buộc lòng phải đưa cháu vào bệnh viện K Tân Triều để điều trị.
“Nhà tôi đâu bán được nữa”
Hình ảnh về cháu Tình thời điểm chúng tôi tiếp xúc quả thật là một sự ám ảnh rất lớn. Cổ cháu do bị khối u phát triển đến mức phình to ra mà gia đình chẳng có nổi tiền đưa cháu đi điều trị.
Chừng ấy thời gian, số phận nhỏ bé đó cứ thế sống chung với những cơn đau, những trận sốt triền miên. Cháu Tình chỉ ước ao được đi học như bao bạn bè khác dù phải chịu đau đến mấy.
Thương cháu, ông Thành đã nghĩ đến chuyện bán nhà để cho cháu chữa bệnh: “Tôi từng muốn bán nhà nhưng khổ quá nhà tôi nhìn rách nát có ai mua đâu chú. Muốn bán cũng chẳng được. Nhìn cháu bị ung thư sống trong đau đớn ai mà chẳng xót nhưng khổ nỗi điều kiện kinh tế đến ăn còn không có lấy đâu ra tiền chữa bệnh”.
Hoàn cảnh đáng thương của em Triệu Qúy Tình đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Vay mượn khắp họ hàng vài chục triệu, ông Thành đưa cháu đi chữa bệnh. Nhưng lúc vào đến bệnh viện K Tân Triều, bệnh của cháu Tình đã ở mức khá nguy kịch.
Chứng kiến hoàn cảnh của gia đình ông Thành, không chỉ những người gia đình bệnh nhân khác mà đến chính những bác sĩ nơi đây không khỏi rơi nước mắt. Chốc chốc, cháu truyền thuốc xong chỉ ngẩng lên hỏi ông: “Bao giờ cháu được về đi học ông ơi”.
Giấu đi những giọt nước mắt, ông Thành chỉ biết hứa hẹn khi nào khỏi bệnh sẽ về. Nhưng khối u mỗi ngày một to hơn như vậy, ngày trở về mái trường của cháu Tình chẳng biết đến bao giờ…
Phạm Bắc- Bá Định
Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Ông Triệu Đại Thành, Ở thôn Yên Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội. Số điện thoại: 0342482157 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.345 Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436
|
" alt=""/>Bố mẹ làm phụ hồ, cháu bé ung thư phải ở nhà chịu đau đớn suốt 2 năm