Bức tranh trường yThống kê sơ bộ, hiện trên cả nước có hơn 50 trường đại học đào tạo các ngành thuộc khối sức khỏe. Trong số đó có hơn 10 trường đại học chỉ đào tạo các ngành thuộc khối sức khỏe. Các trường còn lại có đào tạo 1-2 ngành liên quan tới khối sức khỏe. Ngoài ra, hệ thống đào tạo khối ngành sức khỏe còn có hàng trăm trường cao đẳng, trung cấp…
 |
Sinh viên ngành Y khoa, Trường ĐH Y dược TP.HCM trong lễ khai giảng |
Có một số trường y khá có tiếng trong cả nước và là điểm nóng mỗi mùa tuyển sinh như ở khu vực phía Bắc có Trường ĐH Y Hà Nội, Trường ĐH Dược Hà Nội, Trường ĐH Y Thái Bình, Trường ĐH Y dược Hải Phòng…Ở miền Trung có Trường ĐH Y dược Huế và Trường ĐH Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng. Khu vực miền Nam có 3 trường là Trường ĐH Y dược TP.HCM, Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường ĐH Y dược Cần Thơ.
Về cơ quan chủ quản, theo Quyết định 246 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ các trường gồm Trường ĐH Y Hà Nội, Trường ĐH Dược Hà Nội, Trường ĐH Y - dược TP.HCM, Trường ĐH Y Thái Bình; Trường ĐH Y Hải Phòng, Trường ĐH Y tế công cộng, Trường ĐH Y - Dược Cần Thơ, Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định, Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam, Trường ĐH Kỹ thuật y tế Hải Dương, Trường ĐH kỹ thuật y dược Đà Nẵng là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế.
Riêng Trường CĐ Dược Trung ương Hải Dương thuộc thẩm quyền quyết định của các Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Trường CĐ nghề Kỹ thuật Thiết bị Y tế thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội. Một số trường thuộc cơ quan chủ quan là địa phương như Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch trực thuộc UBND TP.HCM, Trường ĐH Y khoa Vinh thuộc UBND tỉnh Nghệ An…
Trường, khoa trực thuộc ĐH vùng như Trường ĐH Y dược Huế trực thuộc ĐH Huế, Khoa Y dược trực thuộc ĐH Thái Nguyên, Khoa Y dược trực thuộc ĐH Đà Nẵng.
Hai khoa trực thuộc ĐH quốc gia như Khoa Y - trực thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM, Khoa Y dược trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội. Riêng Học viện Quân y trực thuộc Bộ Quốc phòng…
Về đào tạo, các mã ngành đào tạo, đào tạo đại học và hệ thạc sĩ, tiến sĩ là do Bộ GD-ĐT cấp. Bộ Y tế cũng cấp nhiều mã ngành như BS nội trú, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2.
Hệ thống trường y Việt Nam không giống thế giới
GS Nguyễn Văn Tuấn, viện Garvan, Úc nhìn nhận hệ thống trường y ở Việt Nam chẳng giống hệ thống nào trên thế giới.
"Càng chẳng giống ai khi có đại học trong đại học. Chuyện phân biệt "đại học" và "trường đại học" là rất buồn cười và có lẽ chỉ là văn hoá đặc thù giáo dục ở Việt Nam"- ông Tuấn nói.
Ông Tuấn cho hay, ở Úc hiện không có đại học y khoa riêng lẻ. Tất cả các khoa y đều nằm trong đại học. Ở Mĩ chỉ có một trường y khoa duy nhất giống như Trường ĐH Y Dược TP.HCM là University of California at San Francisco (UCSF) nhưng chỉ có 3.000 sinh viên. Tuy nhiên UCSF chỉ có 4 schools (trường) là y, dược, nha, điều dưỡng. Tuy nhiên University of California at San Francisco là trường top trên thế giới với nhiều giải thưởng Nobel, số giáo sư nhiều hơn số sinh viên và chuyên về nghiên cứu khoa học.
"Vấn đề "trường" (school) hay "phân khoa" (faculty) không quan trọng, vì tuỳ theo văn hoá học thuật địa phương. Ở phương Tây, một đại học có nhiều phân khoa. Phân khoa được dịch là "Faculty" hoặc khi gọi là "College". Một phân khoa có nhiều trường, gọi là "school", và mỗi trường có thể có một số "department" (bộ môn).
Cụ thể như Đại học New South Wales của Úc có một khoa y, và dưới khoa y có nhiều trường như hàng loạt Medical/Clinical School, School of Public Health and Community Medicine, School of Medical Sciences…"- ông Tuấn nói.
Ông Tuấn khẳng định việc tái tổ chức hệ thống đào tạo y khoa và "health sciences" (khoa học sức khỏe ) ở Việt Nam hiện nay là rất khó. Lý do là hệ thống trường y của Việt Nam hiện nay là "di sản" từ thời Pháp, rồi hỗn hợp với Mĩ (trong Nam) và Nga (ngoài Bắc).
Quy hoạch trường y theo hướng nào?
Ông Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT), cho rằng muốn quy hoạch, trước hết phải căn cứ vào chính sách phát triển kinh tế xã hội, xác định nhu cầu nhân lực chăm sóc sức khoẻ nhân dân của ngành y ở các trình độ và ngành đào tạo, để có chiến lược và qui hoạch phát triển nhân lực ngành y.
"Hiện nhu cầu bác sĩ ở tuyến xã rất thiếu do đào tạo không đủ và cả do điều kiện làm việc không hấp dẫn. Trong khi chất lượng tuyển sinh vào ngành y với các trường công lập rất cao, chỉ tiêu không nhiều vì đảm bảo chất lượng người tốt nghiệp"- ông Vinh phân tích.
 |
Đăng ký tuyển sinh ngành y (Ảnh: Tuổi trẻ y dược) |
Theo ông Vinh đề xuất, với ĐH nên quy hoạch trường ĐH y theo vùng. Các trường trung cấp, cao đẳng thì quy hoạch theo địa phương cùng các trường trung cấp, cao đẳng khác để hình thành các trường cao đẳng cộng đồng ở đó có khoa y và nhiều khoa khác như một số quốc gia.
"Tuy nhiên, việc quy hoạch phải tính đến cả các trường ĐH, CĐ, TC ngoài công lập có đào tạo ngành y để việc mở ngành, đầu tư tránh chồng chéo, thúc đẩy xã hội hóa trong đào tạo. Với các trường ĐH Y mở rộng các ngành đào tạo, một số ĐH quốc gia và ĐH vùng có trường Y là dấu hiệu tích cực và dễ có điều kiện phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, lĩnh vực nghiên cứu đào tạo khác đáp ứng nhu cầu nhân lực trước đòi hỏi của tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, nhất là ứng dụng IOT, AI, Điện tử sinh y,..."- ông Vinh nói.
Trong khi đó, ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT, cho rằng việc sắp xếp hệ thống trường y nên theo cơ chế thị trường và để thị trường điều phối.
"Chúng ta đang chuyển dịch theo định hướng thị trường chứ không phải "kế hoạch hóa" do vậy nếu quy hoạch thì sẽ cản trở sự phát triển"- ông Tùng nhấn mạnh.
Theo ông Tùng đối với những ngành như y chất lượng là số 1, do vậy chỉ cần đảm bảo 3 yếu tố là đầu vào đặc biệt, đào tạo đặc biệt, đãi ngộ đặc biệt thì sẽ định hướng sự phát triển của hệ thống.
"Hệ thống các trường y hiện nay không có gì phải sắp xếp. Tại TP.HCM và Hà Nội chỉ có một vài trường khá có tiếng. Ngay cả địa phương rộng lớn như TP.HCM và các tỉnh phía Nam chỉ có hai Trường ĐH Phạm Ngọc Thạch và Trường Y dược (có thể xem xét tới Trường ĐH Y dược Cần Thơ), trong đó 1 trường đã thuộc UBND TP.HCM còn một trường của bộ chủ quản. Ngoài các trường khá nổi tiếng thì chỉ còn một số khoa y thuộc trường đại học công và tư. Nếu tính cả nước vẫn đang rất ít trường đào tạo ngành y. Do vậy vấn đề quan trọng nhất là nâng cao chất lượng đầu vào, liên kết với địa phương, liên kết đào tạo với bệnh viện… chứ không phải là sắp xếp trường"- ông Tùng nói.
Ông Tùng cũng cho rằng việc sắp xếp hay nâng cấp trường đại học lên đại học không liên quan tới vấn đề tự chủ hay đầu tư. Bởi tự chủ là ủy quyền được sắp xếp lại và có đầu tư hay không là do quyết định, điều này hoàn toàn độc lập với tách, gộp trường.
"Trừ trường hợp tinh giản biên chế, những trường nhỏ, manh mún thì có thể sắp xếp gộp lại thành một trường lớn. Còn nếu tách ra sẽ phải thêm bộ máy lãnh đạo rất phức tạp. Hiện số lượng bác sĩ/10.000 dân - chỉ tiêu để đánh giá chất lượng hệ thống y tế con thấp, dẫn tới các bệnh viện quá tải do vậy số lượng chưa đáp ứng được con số bình thường"- ông Tùng cho hay.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT, cho rằng hiện các trường y ở địa phương được đầu tư ít, hệ thống y tế bệnh viện chưa tốt, do vậy nếu gom các trường lại một đại học sẽ không giải quyết được vấn đề gì.
"Nên chăng để những trường yếu, những trường địa phương thành cơ sở đào tạo từ xa hoặc phân hiệu của trường lớn. Như vậy những trường lớn sẽ có trách nhiệm nâng chất lượng cơ sở hoặc phân hiệu lên"- ông Tùng đề xuất.
Lãnh đạo một trường y nổi tiếng lại cho rằng, để quy hoạch lại hệ thống trường y cần sự đồng thuận giữa Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế và cơ quan chủ quản trực tiếp vì các mã ngành đào tạo đại học và hệ thạc sĩ, tiến sĩ là do Bộ GD-ĐT cấp, Bộ Y tế cũng cấp nhiều mã ngành như BS nội trú, CK1, CK2.
"Mục tiêu chung của các trường y dược là đào tạo nhân lực khối ngành sức khỏe cho xã hội, đáp ứng cả về số lượng và chất lượng ngày càng cao. Hiện nay mô hình ĐH Khoa học sức khỏe khá phổ biến ở các nước trên thế giới, trong đó có nhiều trường đào tạo nhiều chuyên ngành về khoa học sức khoẻ nằm trong ĐH vùng hay đại học quốc gia"- ông cho hay.
Theo ông, ở Việt Nam hiện nay thì vẫn quen mô hình như ĐH Y dược, ĐH Y, ĐH Dược do vậy việc sắp xếp thành ĐH sức khoẻ để hội nhập quốc tế cũng là một hướng tốt. Tuy nhiên việc sắp xếp như thế nào để đạt được mục tiêu quan trọng nhất là đào tạo đạt chất lượng cho nhu cầu xã hội để ngành y tế ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và khám chữa bệnh cho nhân dân.
"Nếu một trường ĐH thành một ĐH thì phải có nhiều trường đại học ở trong đó. Trường ĐH lại phải có nhiều khoa khác nhau. Đối với những trường cao đẳng, trung cấp có thương hiệu sẽ muốn để riêng, còn những trường khó khăn về cơ sơ vật chất, nhân lực, có thể sẽ chọn làm vệ tinh của trường ĐH lớn để có cơ hội phát triển tốt hơn"- ông nói.
Lê Huyền

"Đổi tên thành ĐH Khoa học Sức khỏe, tôi phát biểu hoàn toàn chính xác"
- Bộ trưởng Y tế khẳng định, việc bà đề nghị đổi tên ĐH Y Dược TP.HCM thành ĐH Khoa họcSức khoẻ là hoàn toàn chính xác.
" alt=""/>Quy hoạch hệ thống các trường đào tạo ngành y
Iran có đôi tay ma thuật của Alireza BeiranvandIran khởi đầu Asian Cup 2019 với chiến thắng đậm 5-0 trước Yemen, trong thế trận tấn công áp đảo. Đây là chiến thắng có cách biệt lớn nhất ở lượt trận đầu tiên vòng bảng Cúp châu Á lần này.
 |
Beiranvand là điểm tựa quan trọng của Iran ở Asian Cup 2019 |
Tấn công mạnh mẽ, với những ngôi sao đầy kỹ thuật, nhưng thủ môn Alireza Beiranvand mới là điểm tựa quan trọng của Iran, khi đối đầu tuyển Việt Nam và xa hơn là vòng knock-out.
Phản xạ tuyệt vời, phán đoán tình huống chính xác, Beiranvand được ví có đôi tay ma thuật, luôn đảm bảo sự chắc chắn giúp các đồng đội của anh tự tin hơn để tấn công.
Mục tiêu của Beiranvand là cùng Iran giành Asian Cup 2019, trước khi bản thân anh tìm kiếm cơ hội chơi bóng ở châu Âu.
Trước đó, thủ thành 26 tuổi này đã gây ấn tượng với nhiều CLB châu Âu nhờ phong độ xuất sắc ở World Cup 2018. Nổi bật là pha cản phá cú đá 11 mét của Cristiano Ronaldo, trong trận gặp Bồ Đào Nha.
Đứa trẻ du mục và giấc mơ bị ngăn cấm
Alireza Beiranvand là tấm gương phấn đấu của hàng triệu trẻ em Iran, khu vực Trung Đông và một phần khác trên thế giới.
Câu chuyện về chàng trai sinh năm 1995 tuổi này đầy thú vị, mà ai nhìn vào cũng chỉ biết ngưỡng mộ.
Có hàng triệu đứa trẻ nghèo trên thế giới luôn mơ ước được trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, mơ đổi đời nhờ môn thể thao có sức hấp dẫn nhất hành tinh.
Nhưng chỉ rất ít đạt được giấc mơ. Beiranvand là một trong rất ít người như vậy.
 |
Beiranvand là tấm gương của nhiều trẻ em Iran và châu Á |
Sinh ra ở Sarab-e Yas, trong một gia đình du mục, tuổi thơ của Beiranvand là cuộc hành trình để tìm kiếm đồng cỏ cho bầy cừu, và những trận bóng đá dã chiến cùng bạn bè. Đôi khi là trò chơi Dan Paran (tiếng địa phương, chỉ chỉ trò chơi ném những viên đá đi thật xa).
Beiranvand đã chơi bóng cho CLB địa phương. Ban đầu là vị trí tiền đạo. Nhưng khi đội thiếu thủ môn, anh xuống trấn giữ khung thành nhờ cao hơn các đồng đội, và bắt đầu con đường "gác đền".
Gia đình không muốn cho Beiranvand chơi bóng. Bố anh cho rằng giấc mơ chơi bóng chuyên nghiệp là phù phiếm. Ông cấm Alireza, thậm chí xé sạch quần áo thi đấu của người con trai.
"Gia đình tôi cần tài chính, cần tôi phải lao động. Đó là lý do cha tôi phản đối tôi chơi bóng. Nhiều lần tôi bắt bóng với đôi tay trần, vì bố tôi xé hết áo đấu và găng tay", Beiranvand tâm sự. "Ở quê tôi, đứa trẻ nào cũng phải lao động từ sớm".
Hành trình thực hiện giấc mơ
Beiranvand quyết định rời nhà đi trong bí mật, bắt xe buýt đến thủ đô Tehran để thực hiện giấc mơ chơi bóng đá chuyên nghiệp.
"Tôi chỉ có 10.000 toman trong túi khi đến Tehran", Beiranvand nhớ lại thời mới 15 tuổi. Ở thời điểm đó, 10.000 toman tương đương với 10 USD. "Tôi được yêu cầu nộp 150.000 toman để được thực hiện bài kiểm tra với một CLB".
Không có tiền, Beiranvand phải bôn ba để chờ quay lại kiểm tra năng lực. Anh ngủ ở cổng CLB, sáng dậy nhận được vài đồng tiền do ai đó cho. "Có lẽ họ nghĩ tôi là ăn xin".
Sau khoảng 2 tuần, HLV Hossein Feiz của CLB Vahdat cho anh cơ hội mà không cần đóng tiền.
 |
Đi lên từ khó khăn, Beiranvand là niềm tự hào của Iran và từng thắng khi đối đầu Ronaldo ở chấm phạt đền |
Cũng chính Feiz sau đó yêu cầu BLĐ Vahdat phải ký hợp đồng đưa Beiranvand vào đội trẻ ngay lập tức, vì tài năng của chàng trai 15 tuổi đã thuyết phục được ông.
Người Iran vẫn cho rằng, ông Hossein Feiz có công lớn nhất trong việc giúp bóng đá nước nhà giữ được một đôi tay ma thuật.
 |
Iran đặc biệt chú ý Công Phượng, Quang Hải |
Thách thức lớn cho tuyển Việt Nam
"Tôi tôn trọng các đối thủ, nhưng mục tiêu của Iran là chiến thắng mọi trận đấu và giành chức vô địch. Người hâm mộ đã chờ 43 năm rồi", Beiranvand tâm sự trước thềm trận gặp Việt Nam.
Anh thừa nhận đã nghiên cứu kỹ về lối chơi của tuyển Việt Nam - nhà vô địch AFF Cup 2018, đặc biệt là các tiền đạo Quang Hải và Công Phượng.
Rõ ràng, về mặt đẳng cấp, Beiranvand là một thách thức rất lớn cho hàng công của tuyển Việt Nam, khi anh mạnh cả trong những pha một đối một.
Nhưng cũng chính đẳng cấp của Beiranvand cũng là yếu tố để tuyển Việt Nam thêm khát khao thể hiện mình, nỗ lực vượt "núi cao" trên đất UAE.
Kim Ngọc
" alt=""/>Việt Nam vs Iran: Iran nhắm vào Công Phượng, Quang Hải