Mỗi ngày, thành phố tiêu thụ khoảng 80 triệu kWh điện và hàng triệu lít xăng, dầu, chưa kể tới tình trạng đốt phụ phẩm nông nghiệp và rác thải tự phát. Đây là những nguồn phát thải khí nhà kính gây ra tình trạng ô nhiễm tại thủ đô những năm qua.
Từ những con số dẫn chiếu nêu trên, nhiều người chỉ ra rằng nguồn cơn ô nhiễm của Hà Nội hiện nay tới từ nhiều lý do, không phải chỉ bởi nguồn phát thải của các phương tiện giao thông. Do đó, các cấp lãnh đạo cần đưa ra các giải pháp vĩ mô nhằm giải quyết triệt để vấn đề thay vì chỉ tập trung ở các biện pháp cấm phương tiện trong khu vực nội đô.
Tình trạng không khí mờ mịt, ô nhiễm trở thành vấn đề nhức nhối tại Hà Nội nhiều năm qua (Ảnh: Tố Linh).
Bình luận về thực trạng của Thủ đô hiện nay, anh Lê Hoàng cho rằng nguồn ô nhiễm của Hà Nội hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân như phát thải của động cơ xăng dầu, hiện tượng đốt rơm rạ ở ngoại thành, khói bụi từ các nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng, các khu công nghiệp ở các tỉnh đầu hướng gió... Do đó, cần có những nghiên cứu cụ thể về các yếu tố gây ô nhiễm để có giải pháp khắc phục lâu dài, thậm chí có thể mất tới 5-10 năm mới có thể xử lý.
"Nên có một nghiên cứu kéo dài 1-2 năm xem hiện tượng ô nhiễm xuất hiện vào thời điểm nào? Lúc loại hình thời tiết nào? Hướng gió từ phía Bắc hay Đông Bắc hay Đông, Đông Nam? Và các yếu tố các nhà máy, khu công nghiệp ở các khu vực khác có liên quan... Từng có tổ chức nước ngoài chỉ ra rằng khi gió Đông Bắc và chếch Bắc thì Hà Nội sẽ xuất hiện nhiều bụi mịn hơn và họ dự đoán là do nhà máy nhiệt điện nằm ở Hải Dương, Quảng Ninh gây ra. Còn khi gió Đông hoặc Đông Nam thổi từ biển vào thì không có hiện tượng trên.
Do đó, cần một nghiên cứu về nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Bắc Kinh cách đây khoảng 20 năm cũng bị như Hà Nội thế nhưng đến nay họ đã giải quyết được triệt để, nguyên nhân chủ yếu do các khu công nghiệp các vùng đầu hướng gió gây ra.", độc giả này phân tích.
Có chung nhận định, độc giả Chu Van Dung bình luận: "Vấn đề do các nhà máy phía Bắc và Đông Bắc như Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh mới là nguồn gây ô nhiễm khi Hà Nội chuyển gió mùa Đông Bắc nhẹ. Đêm đến ngủ không dám mở cửa".
Còn với độc giả Phạm Văn Hoan, anh ví môi trường của Hà Nội hiện nay như "cái hộp kín", bị vây quanh bởi các khu công nghiệp tại các địa phương như Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang... Đây mới là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới ô nhiễm tại Thủ đô.
"Hà Nội là cái hộp kín, khói bụi từ các khu công nghiệp địa phương theo gió đưa "tặng" Hà Nội. Vì vậy, không chỉ giải quyết vấn đề môi trường một cách cục bộ được. Phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các địa phương, hạn chế phát thải ở tất cả các địa phương, chủ yếu tại các khu công nghiệp và phương tiện giao thông", bạn đọc nêu vấn đề.
Hà Nội trải qua nhiều ngày ô nhiễm không khí vào thời điểm giao mùa thu - đông và đông - xuân gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân (Ảnh: Thành Đông).
Bên cạnh câu chuyện từ các khu công nghiệp, một vấn đề khác được nhiều người chỉ ra ngay từ chính nội tại của Thủ đô, đó là việc các công trình xây dựng quá nhiều, dẫn tới mặt đường luôn trong tình trạng ô nhiễm, bụi bẩn bởi vật liệu xây dựng.
"Các công trường xây dựng quá nhiều, mà hầu như vấn đề môi trường chưa được quan tâm. Mỗi công trình đất cát bụi bay dày đặc một khu vực rộng lớn. Hà Nội nên học tập Nhật bản về việc quản lý môi trường cho công trình nội, ngoại đô", chủ tài khoản Vo Cat bình luận.
"Nguyên nhân chính hiện nay là mặt đường quá bẩn, rất nhiều bụi, khi phương tiện lưu thông cuốn lên khiến không khí luôn ô nhiễm. Vì vậy, cần phải dùng nhiều xe rửa đường phun nước thì chắc chắn sẽ giảm được đến 50% ô nhiễm không khí. Ngoài ra, còn tình trạng đốt vàng mã rất nhiều, nhất là ngày rằm, mùng một hàng tháng tạo ra những cột khói màu khói đen kịt gây ô nhiễm không khí hết sức trầm trọng.
Còn không thể đổ cho đốt rơm rạ được vì mùa này không có rơm rạ đâu mà đốt, đã qua mùa thu hoạch rất lâu. Bây giờ người nông dân cũng sử dụng rơm rạ làm ra rất nhiều sản phẩm cho nên người ta không đốt. Nói như vậy là rất quan liêu", độc giả Nguyễn Hữu Trọng phân tích.
"Cầu xin lãnh đạo Hà Nội tăng cường xe rửa đường, rất nhiều tuyến đường dày bụi đặc biệt là Vành đai 3. Chỉ cần rửa sạch đường cũng giảm ít nhất 20% ô nhiễm rồi, đó là việc có thể làm ngay bây giờ", anh Nguyen Duy Manh bình luận.
"Phương tiện chỉ là một phần gây ô nhiễm, cần phải làm toàn diện, từ việc vứt đổ rác, phế liệu, đốt rác khắp nơi; quản lý chặt việc chở vật liệu xây dựng; hạn chế dần các phương tiện công cộng chạy xăng, dầu mà thay bằng chạy điện; không cấp đăng ký xe cho các phương tiện không đảm bảo về khí thải; quy hoạch thật nhiều làn đường dành cho xe đạp, người đi bộ; đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông công cộng... Tổng hòa các yếu tố đó, Hà nội mới có thể bớt ô nhiễm", bạn đọc Ngoc Tan bình luận.
" alt=""/>Hà Nội ô nhiễm: Đâu chỉ bởi phương tiện giao thông?
Một ngôi làng cổ tích Bắc Âu lung linh tràn ngập không khí Giáng sinh với tuyết rơi được dựng lên trong khuôn viên cây xanh của công viên mùa hạ |
Điểm nhấn tại Ecopark chính là búp măng Noel khổng lồ, lung linh sắc màu |
![]() |
Búp măng Noel sở hữu chiều cao lên tới gần 20m, được trang hoàng bằng nhiều tấm màn cảm ứng lớn |
![]() |
Búp măng tre - loài cây được dân gian coi là biểu tượng của văn hoá Việt Nam |
![]() |
Dưới chân búp măng noel là khu nhà tái hiện lại ngôi làng cổ Bắc Âu xinh đẹp với những mái tranh phủ tuyết, tường gạch đỏ và những ô cửa nên thơ |
![]() |
Cạnh đó là cả một rừng thông xanh đỏ đủ màu cùng những hàng cây trắng xếp tầng |
![]() |
Những hình ảnh quen thuộc như chính tại những ngôi làng cổ tại khu vực Bắc Âu nằm ở bên kia bán cầu |
![]() |
Không gian xanh tràn ngập cỏ cây hoa lá thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là trẻ em |
![]() |
Những ngôi nhà mái tranh, tường gạch đỏ cùng cối xay gió được trang trí dây đèn rực rỡ |
![]() |
Ngôi làng cổ tích Bắc Âu mở cửa miễn phí cho cư dân và du khách |
![]() |
Hằng ngày vào một số khung giờ, sẽ có tuyết rơi tại ngôi làng để phục vụ du khách vui chơi và chụp ảnh |
![]() |
Còn nhiều hoạt động dã ngoại thú vị khác tại Ecopark chờ đón các gia đình |
![]() |
Các gia đình có thể cắm trại tại công viên Hồ Thiên Nga, chèo thuyền kayak, thưởng thức tiệc BBQ thơm phức |
![]() |
Hoặc thăm khu bảo tồn chim ngắm những loại chim, hạc quý sống trong tự nhiên, xem thiên nga sải cánh bay giữa vịnh hồ hay vui chơi ở những khu trò chơi gỗ, sân chơi phiêu lưu phong cách Nhật Bản… |
![]() |
Tại đồi hoa túy điệp, hoa hướng dương và thảm hoa hồng ven hồ, du khách chỉ cần giơ máy ảnh lên là sẽ có ảnh đẹp mang về |
Xuân Thạch
" alt=""/>Check in ‘búp măng Noel’ siêu độc ở Ecopark![]() |
Em năm nay 27 tuổi, đang làm công nhân và chung sống với người chồng thứ 2. Em với chồng đều là tập 2 của nhau. Em có 1 con trai rồi, bé đang ở với bố. Chồng đồng tính nên ở bên anh ấy, em không được yêu thương, chăm sóc. Chuyện ái ân thì không có.
Mặc dù chồng cũ của em là người tài giỏi, kiếm ra tiền và sống có trách nhiệm với gia đình, anh ấy không yêu em, không hòa hợp với em trong chuyện phòng the nhưng lại rất chăm con, khéo làm việc nhà.
Em ly hôn vì cảm thấy mình không được làm vợ. Chuyện này nhà chồng cũ của em rất hiểu và thông cảm cho em. Sau khi ly hôn, mối quan hệ của em với nhà chồng cũ rất tốt. Em vẫn đi lại thăm con. Họ hàng nhà chồng cũ vẫn quý mến em. Chồng cũ của em là người đồng tính nên anh ấy không đi bước nữa mà ở vậy nuôi con.
Em đến với người thứ hai vì thấy anh ấy đồng cảm với mình. Em thương hoàn cảnh của anh nữa. Anh ly hôn vì vợ chê anh nghèo, chạy theo người khác. Trước ở với chồng cũ, em không được làm vợ nên khi gặp chồng em bây giờ, em như bị bỏ bùa mê vậy.
Chồng bây giờ của em cũng chỉ đi làm thuê thôi, lương tháng 7-8 triệu. Em học xong thạc sỹ nhưng chưa xin được việc nên cũng chỉ đi làm công nhân. Nhà chồng em có trang trại chăn nuôi lợn, gà, vịt nhưng đợt vừa rồi mưa bão, vật nuôi ốm, chết gần hết.
Lấy người chồng thứ hai về, em mới cảm thấy nhiều gánh nặng. Có lẽ do em yêu, chiều chồng quá nên từ ngày lấy nhau về, anh lười biếng vô cùng. Anh không giúp em làm một việc gì, ăn ở cũng không gọn gàng.
Sáng nào em cũng phải dậy sớm lo dọn dẹp, cơm nước rồi cho gà, vịt, lợn ăn. Em đi làm đến tối về lại tất tả lo cơm nước, dọn dẹp cho cả nhà chồng. Vậy mà, mẹ chồng chẳng thương em lại xét nét em đủ điều. Bà toàn mỉa mai em đi học thạc sỹ tốn bao cơm gạo mà giờ vẫn đi làm công nhân. Rồi bà lại so sánh em với vợ cũ của chồng vì chị ấy kiếm được tiền.
Lấy nhau về em mới biết chồng em là kiểu người sống không lo cho tương lai, tiền có đến đâu tiêu đến đấy, hoang phí vô cùng. Anh còn mê gà chọi, cứ có thời gian là anh đi đá gà, chẳng đoái hoài gì đến vợ.
Em mang bầu đến tháng thứ 5 thì bị động thai nên xin nghỉ việc ở nhà dưỡng thai. Thấy em đau yếu vậy, chồng cũng chẳng quan tâm. Biết em mang bầu con gái, chồng em và nhà chồng tỏ ra thất vọng. Không những thế, mẹ chồng còn liên tục nói bóng gió rằng em ở nhà ăn bám chồng.
Hôm đó là sinh nhật em. Em nũng nịu đòi chồng mua quà. Nào ngờ, mẹ chồng em nghe thấy, bà chen ngang luôn một câu: "Đẻ được con trai đâu mà đòi quà, làm được gì cho nhà này mà đòi hỏi, ăn bám mà không thấy nhục".
Chồng em quay đi rồi quát: "Hết tiền rồi, vợ gì mà suốt ngày đòi tiền, đòi quà, thích gì thì tự mua lấy." Nghe câu nói của chồng và mẹ chồng mà em tủi thân trào nước mắt. Em nghỉ việc nhưng cũng biết thân biết phận, cũng lo lắng cơm nước, dọn dẹp, lợn gà chứ đâu phải nằm chơi không. Vậy mà mẹ chồng và chồng em lại nỡ nói ra những câu như thế.
Giữa lúc đó, chồng cũ nhắn tin cho em: "Chúc mừng sinh nhật em. Biết em thích ăn gà rán nên anh mua tặng em một suất lớn. Nếu em không phiền, anh sẽ mang đến tặng em."
Nghe chồng cũ nhắn thế, em ứa nước mắt, vội vàng ngăn anh mang đồ đến vì sợ chồng em hiểu lầm. Mấy hôm nay, đêm nào em cũng khóc thầm vì tủi thân, thất vọng. Em không muốn sống chung với chồng và gia đình chồng nữa nhưng quay về với chồng cũ thì em không còn cơ hội nữa rồi.
“Tôi không thể để sai lầm của đời mình bắt các con phải gánh chịu. Tôi phải dừng lại mọi cơn cuồng nộ của hạnh phúc trong mơ ảo, để đổi lấy cuộc sống bình yên cho các con”.
" alt=""/>Tôi chìm trong bế tắc sau khi ly hôn chồng đồng tính