Truyền hình thế giới đã và đang chuyển sang cáp, tín hiệu vệ tinh thì nhà đài cần chiều cao của tháp để làm gì? Phát sóng đi đâu?Dân lợi ở đâu?Liên quan tới việc VTV xin xây dự án tháp truyền hình cao nhất thế giới, PGS.TS Phạm Hùng Cường – Hội đồng kiến trúc quy hoạch TP. Hà Nội cho biết ông cũng như Hội chưa nhận được bất kỳ một thông tin nào liên quan tới dự án này.
Theo đánh giá của PGS.TS Phạm Hùng Cường, dự án tháp truyền hình được cho là một công trình lớn, một dự án rất quan trọng do đó bắt buộc phải có những nghiên cứu, đánh giá tác động từ rất nhiều vấn đề.
Phân tích kỹ hơn, một cựu lãnh đạo trường Đại học Xây dựng cho biết, trước khi thực hiện dự án VTV cần làm rõ mấy vấn đề sau:
Thứ nhất,việc xây tháp truyền hình cao nhất thế giới trong lúc này vì mục đích gì và có thật sự cần thiết không?
Vị chuyên gia cho biết, ở nhiều quốc gia tháp truyền hình thường gắn với biểu tượng của thịnh vượng quốc gia, là điểm nhấn, điểm đến của khách du lịch... nhưng trên thực tế việc kinh doanh, khai thác hay thu hút được khách lên đó thăm quan, ăn, ngủ, nghỉ cũng là vô cùng khó khăn.
Ngay với tòa nhà Bitexco ở TP.HCM, từng lọt top 5 trong danh sách 20 tòa tháp chọc trời ấn tượng nhất thế giới do kênh du lịch CNNGo của hãng tin CNN bình chọn.
Đáng tiếc, không có nhiều du khách nước ngoài và cả trong nước chịu bỏ tiền mua vé lên đây tham quan. Vậy, VTV sẽ khai thác gì ở tòa tháp cao nhất thế giới đó? Kế hoạch biến nó thành điểm tham quan không thể bỏ qua cụ thể ra sao?
Và trong trường hợp không thể khai thác, kinh doanh được thì phải hiểu cái lợi mà VTV giải thích là lợi cho cả ngân sách và lợi cho cả người dân ở điểm gì? Doanh nghiệp sẽ lấy tiền đâu nộp thuế?.
Nên nhớ, thông điệp một công trình phải gắn liền với sự tương thích của nền kinh tế, điều kiện phát triển của xã hội. Khi kinh tế còn khó khăn, ngân sách còn nghèo, người dân còn khổ việc “cắm” một tháp truyền hình cao nhất thế giới ở đâu thì cũng không thể biến nó trở thành đầu tàu kéo cả nền kinh tế đi lên.
Theo đó, vị chuyên gia cho rằng ở đây là bài toán tổng thể phải nghiên cứu. Ông nói rằng, cần phải nhìn vào lợi ích chung của cả đất nước chứ không thể chỉ nhìn vào lợi ích của một vài người hay một cá nhân nào đó.
“Thế giới bây giờ không còn chạy đua về kỷ lục cái gì cao nhất, to nhất nữa, thế giới cần sự chạy đua về trí tuệ về sự phát triển kinh tế, đời sống của con người, của xã hội. Việt Nam phải hướng tới sự khác biệt đó, chứ không nên vì mục đích phô trương, cũng không vì tư duy nhiệm kỳ mà thể hiện, chơi trội bằng mọi giá”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Vấn đề thứ hai, liên quan trực tiếp tới giá trị thực tế của tháp truyền hình so với nhu cầu của chính ngành truyền hình.
Giải thích cho những băn khoăn của mình, vị chuyên gia cho hay trong thời đại công nghệ hiện đại, phát triển như vũ bão. Việc VTV xây “tháp truyền hình cao nhất thế giới”, vượt qua Sky Tree, với chiều cao 636m, VTV đã tính toán thế nào?
Ngày nay truyền hình thế giới đã và đang chuyển sang cáp, tín hiệu vệ tinh thì nhà đài cần chiều cao của tháp để làm gì? Phát sóng đi đâu? Đưa một vật thể lên cao có lợi không?
Ông dẫn lại bài học từ tòa nhà cao nhất Đài Loan đã cho thấy, việc đưa một vật thể lên quá cao chính là nguyên nhân gây ra biến dạng các tầng địa chấn và là nguyên nhân gây động đất.
Rõ ràng với một tòa tháp cao như vậy, trọng lượng lớn như vậy chắc chắn nó sẽ tạo ra những biến dạng trong lòng đất, tạo những vết nứt, gãy gây nguy cơ xảy ra động đất rất cao.
Hơn nữa, vị trí đặt dự án nằm ngâm trong vùng đất yếu, nơi tập trung các đốt gãy của dòng chảy sông Hồng chắc chắn sẽ làm biến dạng toàn bộ bề mặt của khu vực đó và có khả năng gây ra những chấn động bổ sung khác. Vậy với trường hợp này, VTV có phương án thế nào?
Vì vậy, vị chuyên gia yêu cầu VTV cần trả lời rõ ràng các câu hỏi trước khi thực hiện dự án: Một là, VTV xây tháp cao để làm gì? Hai là, xây tháp cao VTV tính toán sẽ có bao nhiêu người lên thăm quan trên đó?
Xã hội hóa mà xin ưu đãi... là không được
Tiếp tục phân tích, vị chuyên gia đặt vấn đề về nguồn vốn xây dựng dự án. VTV giải thích sẽ xây dựng dự án bằng nguồn tiền huy động từ doanh nghiệp mà không sử dụng tiền từ ngân sách, việc này không nói ra thì VTV cũng đã nên làm như vậy.
Tuy nhiên, bài toán kinh tế đã được VTV tính toán thế nào? Vị chuyên gia đặt giả thiết, quy mô dự án có thể chỉ cần khoảng 10ha nhưng VTV lại xin tới 14,1ha. Khi đặt dự án tại đó, thị trường BĐS nóng lên, VTV bán đất, lấy nguồn nọ bù nguồn kia rồi nói không dùng tiền ngân sách là không được.
Đã thế, VTV còn xin rất nhiều ưu đãi, xin nhiều cơ chế, chính sách chỉ áp dụng đối với những dự án thực hiện những khu vực vùng sâu vùng xa là không hợp lý.
Theo vị chuyên gia, chính sách ưu đãi không giới hạn sẽ tạo sự bất bình thường, tạo cơ chế bất bình đẳng giữa các đơn vị kinh doanh.
“Nếu đã tính toán theo cơ chế kinh tế thị trường phải áp dụng đúng cơ chế thị trường. Nếu thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội thì phải thực hiện theo cơ chế đặc thù. Không thể có trường hợp ngoại lệ, nhập nhèm giữa mục đích chính trị với cơ chế thị trường để trục lợi”, nguyên lãnh đạo trường Đại học Xây dựng nhấn mạnh.
Cuối cùng, cựu lãnh đạo trường Đại học Xây dựng muốn nhắc nhở VTV làm gì cũng phải tôn trọng quy trình, phải tham khảo ý kiến của nhiều đơn vị đặc biệt là các nhà nghiên cứu khoa học, các chuyên gia quy hoạch, xây dựng để đảm bảo chắc chắn, dự án làm xong rồi sẽ bị bỏ quên.
Theo Đất Việt
Xây tháp truyền hình cao nhất thế giới: VTV vì ai?" alt=""/>VTV xây tháp truyền hình cao nhất thế giới: Dân lợi gì?


|
Câu chuyện được chia sẻ trên Facebook N.T.L. |
Ngày hôm nay, cư dân mạng đang rất quan tâm đến câu chuyện đi làm thêm của một cậu bạn sinh viên. Theo như lời kể với giọng điệu khá bức xúc của cậu bạn này trên Facebook cá nhân, thay vì mức lương hơn 1 triệu 1, cuối tháng chỉ nhận được 149k vì bị trừ đi khá nhiều khoản như: Nghỉ không phép, phải đền tiền hàng bị mất, để khách vào tiệm hút thuốc. Dễ thấy các lỗi bị trừ tiền đều... khá hợp lý. Tuy nhiên, giọng điệu của cậu bạn này lại có phần không phục và thậm chí là thiếu lễ phép.
Câu chuyện xuất phát từ dòng status của Facebook N.T.L. Theo lời L. thì cửa hàng không có thông báo trước nhưng vẫn trừ 200k/ngày nghỉ không phép của nhân viên. Tiếp nữa, "xúc xích của cửa hàng nhập số lượng hơn 600 trong web để bán, mỗi ngày mang lên cửa hàng 20 cái, bây giờ bị lủng 122 cái mà giá nhập vào 4k/1c, bây giờ bắt nhân viên đền với giá 10k/1c."
Bên cạnh đó, L nhận xét rằng bánh bao cửa hàng này bị "ôi thiu, chua", "nước để hấp bánh bao nó còn đóng cả váng" và thái độ của chủ không mấy thiện cảm: "Bán cái gì cũng đắt, khách hàng chê nhân viên góp ý thì bảo kệ mình bán kiểu lẻ mua thì mua không mua thì thôi."
Kết lại status cậu bạn này còn chia sẻ thêm cửa hàng này bán một ngày không nổi 500k tiền hàng, "bảo sao lấy tiền của nhân viên để bù lại tiền hàng, đúng là làm ăn kiểu vớ vẩn".

|
Phong bì nhận lương của nhân viên cửa hàng. |
Được biết đây là một cửa hàng tiện lợi nằm trên phố Nguyễn Khuyến. Dựa theo hình ảnh chụp lại phong bì trả lương thì số tiền L bị trừ như sau: 1152-800-100-175+72=149k. Trong đó, L bị trừ 4 ngày không phép là 800k, 175k tiền xúc xích bị thiếu, 100k tiền để khách hút thuốc trong cửa hàng. Kết quả là từ số lượng 1 triệu 152k/ tháng, cậu bạn này chỉ nhận về 149k.
Một nhân viên khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Theo những gì ghi trên phong bì thì nhân viên này đã bị trừ 4 ngày không phép là 800k; để cửa hàng có gạt tàn thuốc từ 100k; để mất xúc xích trừ 175k; đi muộn trừ 240k. Cuối tháng từ mức lương 1 triệu 926k, nhân viên này chỉ nhận được 611k vì bị trừ tiền.

|
Ảnh chụp màn hình được cho là giữa nhân viên và chủ cửa hàng. |
Câu chuyện này sau khi được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội đã thu hút rất nhiều bình luận. Theo lời kể từ phía L, có khá nhiều ý kiến nhận xét rằng chủ cửa hàng này như vậy là không được thì tự ý trừ tiền mà không có thông báo, đã vậy số tiền bị trừ là quá nhiều so với tổng tiền lương cho nhân viên. Đó là chưa bàn tới thái độ "đuổi khách" và bán đồ ăn không đám bảo chất lượng, vệ sinh không sạch sẽ cho khách hàng. Cùng với đó là khuyên L nên nghỉ việc bởi số tiền này quá bèo bọt, không đủ tiền đổ xăng.

|
Khay hấp bánh bao đóng váng được cho là của cửa hàng này. |
Trước những ồn ào trên, chúng tôi đã tìm tới tận cửa hàng nơi bạn L làm việc. Trao đổi với chúng tôi, chị Trần Thu Trang, chủ cửa hàng cho biết: "Những điều bạn L. nói hoàn toàn không đúng sự thật. Đó là những lời vu cáo phía cửa hàng hoàn toàn không có cơ sở".
Chị Trang cho hay, trên camera cửa hàng ghi rõ lại hình ảnh bạn L. rủ bạn bè đến cửa hàng chơi và hút thuốc lá chứ không phải đó là khách mua hàng. "Tuy nhiên, khi hỏi lại thì bạn L. một mực chối đó là khách đến mua hàng. Dù camera đã cho thấy, khách ngồi "chém gió" với bạn ý rất lâu nhưng bạn này vẫn còn chối cãi. Không phải một lần mà rất nhiều lần bạn ý làm như vậy".
Về khoản tiền lương, chị Trang lý giải, tháng 2 chỉ có 28 ngày làm việc, trừ đi 6 ngày nghỉ Tết, còn lại 22 ngày. "Tuy nhiên bạn L. đã tự ý nghỉ và chỉ đi làm 16 ngày. Những ngày bạn ấy nghỉ, bạn ấy tự ý đóng cửa hàng, không báo cáo với chủ, gây tổn hại lớn cho cửa hàng".
Với chi tiết L. chỉ nghỉ không phép 4 ngày, nhưng số tiền bị trừ lên đến 800k (tương đương 200k/ngày công) là quá nhiều, chị Trang cho biết đây là quy định của cửa hàng, và chị đã trao đổi trước với các nhân viên, cũng như bản thân các bạn đã đồng ý với quy định này trước khi vào làm việc. Được biết, quy định này được đặt ra để tránh việc các bạn nhân viên tự ý nghỉ, không mở cửa hàng dẫn đến việc đóng/mở cửa thất thường, gây mất uy tín với khách.

|
Gạt tàn thuốc chưa được dọn. |
Chị Trang cũng cho biết, lịch làm việc của bạn L. những hôm làm ca sáng sẽ bắt đầu từ 6h. "Tuy nhiên, trên camera ghi lại rất rõ đến 8h49 phút, cửa hàng vẫn đóng và không thấy bạn L. đế làm việc".
Về chi tiết lò nướng bánh bao bị hoen rỉ, chị Trang khẳng định chuyện này không hề có. "Lò nướng bị bẩn là do bạn ý không chịu lau dọn dù đó là quy định ngay từ đầu mà tôi đã nhắc nhở bạn L. Hơn nữa, bánh bao của chúng tôi bán rất chạy, không có chuyện bị ôi thiu".
Còn chuyện xúc xích bị mất và chủ cửa hàng bắt phạt 10k/chiếc, chị Trang cho biết đó là xúc xích nhập khẩu từ Thái Lan, giá gốc từ bên đó đã là 8.000 đồng/chiếc. "Đó là chưa tính công vận chuyển về Hà Nội. Vì thế, mức giá 4.000 đồng mà bạn L. đưa ra là không đúng, mục đích bôi nhọ cửa hàng. Tiền xúc xích chỉ phạt bạn L. một phần, còn lại chia đều cho 7 người do cùng làm mất mà không truy được là ai làm nên chia phạt đều nhau. Mọi chuyện không giống như bạn L. nói là đem 122 cái đổ hết lên đầu bạn ấy".

|
Chị Trang cho chúng tôi xem về chất lượng những chiếc bánh bao bị nhân viên tố là mốc ở cửa hàng. |
Chị Trang cũng khẳng định, toàn bộ quy định về tiền phạt khi đi làm muộn hoặc nghỉ không phép đã được thông báo ngay từ đầu và bạn L. đã chấp nhận quy định ấy. "Bạn ấy đã làm ở đây 4 tháng rồi. Tại sao đến tháng cuối cùng mới lên tiếng. Bởi vì bạn ấy làm sai, bạn ấy bị phạt thì lại nghĩ là mình oan uổng, thậm chí còn lên tiếng tố ngược cửa hàng làm ăn vô đạo đức. Điều ấy khiến tôi cảm thấy rất ấm ức. Từ sáng tới giờ tôi cũng nhận được nhiều lời đe doạ thậm chí mạt sát rất vô lý theo kiểu phong trào của cư dân mạng. Tôi sẵn sàng đối chất vấn đề này đến cùng với bạn L. nếu bạn ấy còn tiếp tục có những lời lẽ cáo buộc vô lý về cửa hàng và thái độ đối xử với nhân viên của chúng tôi".
Ngày càng có nhiều bạn trẻ đi làm thêm bên cạnh việc học để tích luỹ thêm kinh nghiệm và kiếm thêm tiền để chi tiêu. Mức lương bán hàng hay phục vụ ở các quán cafe, cửa hàng đồ ăn nhanh mỗi tháng tuy không quá cao (thường tính theo giờ, khoảng 10-12k/h) nhưng đó chính là công sức và thời gian mà chính các bạn bỏ ra. Làm công ăn lương, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. Hơn thế nữa, bất cứ nơi làm việc nào cũng đều có kỷ luật và nội quy riêng.
Trong câu chuyện này, có thể thấy L. đã nghỉ mà không xin phép, đồng thời mắc lỗi, chưa làm tròn công việc của mình. Thế nhưng khi nói chuyện với chủ cửa hàng và phán ánh câu chuyện, bản thân L. cũng không được lễ phép ngay cả khi đó là lỗi của mình. Mặc dù cách xử lý của chủ cửa hàng có thể gây ấm ức cho nhân viên và khiến người ngoài hiểu sai, nhưng nếu thái độ của L. đúng mực hơn khi trao đổi, góp ý thì có thể câu chuyện đã không ồn ào và gây tranh cãi như thế này. Điều này thực sự khiến mọi người đặt ra câu hỏi về thái độ và cách làm việc của các bạn trẻ khi đi làm thêm ở thời điểm bây giờ.
(Theo Thuỳ Dung - Thu Hường / Trí Thức Trẻ)
" alt=""/>Tranh cãi chuyện bạn trẻ đi làm thêm: Lương 1.1 triệu, bị phạt còn 149.000 đồng