
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự sự kiện trình diễn công nghệ với chủ đề “Công nghệ thông minh cho tương lai” tại Canada do ĐH Laval phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức ngày 8/6. |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm các gian hàng trình diễn công nghệ. |
Đây là sự kiện mở đầu chương trình dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) mở rộng và thăm Canada của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.
Tại đây, các nhà khoa học và doanh nghiệp của Canada đã trình diễn một số sản phẩm công nghệ nổi bật của công nghiệp 4.0 như: vật liệu thông minh; công nghệ 5G và ứng dụng 5G cho thành phố thông minh, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, robot v.v… Những công nghệ này đang hiện diện và được ứng dụng vào đời sống ở đây.
Sự kiện trình diễn công nghệ được tổ chức lần này hứa hẹn mở ra cơ hội hợp tác về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp của Canada và Việt Nam.
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao và bày tỏ ấn tượng với các thành tựu nghiên cứu, đổi mới sáng tạo của Canada.
Thủ tướng nhấn mạnh, cùng với sự phát triển năng động của thế giới, Việt Nam hiện đang đặt trọng tâm vào việc phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ tích cực của Canada trong các lĩnh vực ưu tiên về hợp tác KH&CN trong thời gian qua như chính sách phát triển, năng lượng, y tế, và môi trường....
Thủ tướng hi vọng trong thời gian tới, 2 nước sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực cùng quan tâm nhằm phát triển kinh tế xã hội, giải quyết những vấn đề cấp thiết, phát sinh, ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như thích ứng với những xu hướng phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0. Trên cơ sở mối quan hệ hợp tác toàn diện, ĐH Laval nói riêng và các tổ chức nghiên cứu của Canada sẽ có nhiều hợp tác cụ thể hơn nữa với Việt Nam trong nghiên cứu, khoa học và đổi mới sáng tạo.
Cũng tại buổi trình diễn, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cho biết, Bộ được giao nhiệm vụ thúc đẩy phát triển các công nghệ thông minh, tăng cường hợp tác với các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Nhằm tạo mối liên kết hợp tác trong nghiên cứu, nắm bắt, làm chủ và tạo ra các sản phẩm công nghệ cao, ứng dụng công nghệ chủ chốt của các mạng công nghiệp 4.0 vào cuộc sống. Sự kiện trình diễn này sẽ mở ra cơ hội hợp tác tốt đẹp giữa hai bên trong thời gian tới.
Thanh Hùng

Ứng dụng công nghệ thông minh trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản
Mặc dù nông nghiệp là "trụ đỡ" cho sự phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long nhưng tốc độ tăng trưởng nông nghiệp của vùng đã chậm lại. Cơ cấu nội ngành nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu vẫn dựa vào trồng trọt.
" alt=""/>Thủ tướng dự buổi trình diễn “Công nghệ thông minh cho tương lai” tại Canada

- Các giảng viên văn gạo cội ở trường đại học bày tỏ băn khoăn về dự thảo chương trình Ngữ văn mới nhẹ phần văn, nặng phần ngữ. |
Dự thảo chương trình phổ thông môn Ngữ văn có nhiều điểm mới mẻ |
Đặc trưng môn học dễ bị "nhoè"
Những ý kiến sôi nổi đã được đưa ra tại tọa đàm khoa học góp ý chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức sáng 22/3.
PGS.TS Phạm Quang Long (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội) cho rằng điểm không ổn nhất là ban soạn thảo đã tách phần giáo dục ngôn ngữ với văn học thành những phần tách bạch, làm "nhoè" đi đặc trưng của môn học. Trong đó, phần cảm thụ văn chương, từ rung động thẩm mỹ để khơi dậy những khát vọng hướng tới cái đẹp, cái thiện đến sự hình thành nhân cách qua môn học Ngữ văn hơi bị nhẹ so với những tri thức và những yêu cầu về mặt ngôn ngữ học.
"Từ đầu đến cuối chương trình, quan điểm dạy kỹ năng theo bốn khâu: Đọc, Viết, Nghe và Nói khiến môn Ngữ văn giống như môn ngoại ngữ. Đây là điều không logic, bởi nếu Ngữ văn được coi như một môn ngoại ngữ cho người học tiếng Việt thì điều này bình thường và hiệu quả. Nhưng đây là môn Ngữ văn cho người bản ngữ, học trong 10 năm có tính chất bản lề để hình thành nhân cách thì phần kỹ năng lại lấn át phần cảm thụ", PGS Long nêu quan điểm.
Theo ông, việc ban soạn thảo chỉ quy định 6 tác phẩm bắt buộc, còn lại là do những người biên soạn SGK, người dạy có quyền tự chọn theo cách hiểu và sự yêu thích, mục đích của mình là chưa phù hợp.
“6 tác phẩm được chọn chỉ có riêng Truyện Kiều thuộc thể loại thơ Nôm, còn 5 tác phẩm còn lại là loại khác. Những tác phẩm đó phù hợp nhưng lại đơn điệu về thể loại".
Theo chương trình môn học Ngữ văn sắp được công bố thì SGK mới sẽ chỉ quy định học bắt buộc đối với 6 tác phẩm gồm: Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lý Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh. |
GS Đinh Xuân Dũng (nguyên Uỷ viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương) dự đoán nếu như vậy thì khi thi, chắc rằng năm nào cũng chỉ thi trong 6 tác phẩm bắt buộc đó. Bởi sẽ khó có văn bản nào khác ngoài 6 tác phẩm được tất cả các bộ SGK lựa chọn.
Ông Dũng đề xuất từ lớp 9 hoặc 10 đến lớp 12, chương trình cần sắp xếp theo tiến trình lịch sử văn học qua việc lựa chọn các tác phẩm tiêu biểu.
“Từ lứa tuổi 15 đến 18, các em cần hiểu biết văn học theo tiến trình. Qua đó, giúp các em hiểu được sự vận động phát triển của tư duy, tâm hồn con người Việt Nam và hiểu được cả lịch sử dân tộc”.
Ông cũng đề xuất “phần cứng” của chương trình nên chọn cho từng lớp học, mỗi lớp khoảng 5-6 tác phẩm (tức là chiếm khoảng 1/4 đến 1/5 chương trình văn học ở mỗi lớp). Như vậy, sau 12 năm học phổ thông, học sinh sẽ có được vốn hiểu biết khoảng 50- 60 tác phẩm xuất sắc của hơn 10 thế kỷ văn học.
PGS.TS Lê Quang Hưng (Trường ĐH SP Hà Nội) ví von đánh giá việc lựa chọn các tác phẩm để đưa vào giảng dạy khó như khách mời đám cưới.
"Có cần xác định các tác phẩm bắt buộc không? Bởi làm việc này khó như chọn khách mời dự đám cưới. Không có tiêu chí rõ ràng, nhất quán thì rất dễ bị trách. Việc chọn 6 tác phẩm như vậy chưa đảm bảo được hợp lý về thời đại văn học, đa dạng về nội dung, về tính thẩm mỹ nghệ thuật và tính hiện đại về thể loại", ông Hưng nói.
Kiến nghị giới hạn phần tác phẩm tự chọn
Cùng với ý kiến cần tăng thêm số tác phẩm bắt buộc, nhiều chuyên gia cũng đề xuất giảm phần tác phẩm tự chọn. Thậm chí phải đưa danh mục tác phẩm tự chọn.
Theo một số chuyên gia, khái niệm “mở” mà ban soạn thảo đưa ra là quá rộng, gây khó khăn cho khâu tổ chức giảng dạy, đánh giá, thi cử.
PGS Phạm Quang Long nhìn nhận " Ý định của chương trình là tạo thêm biên độ cho sự sáng tạo nhưng đó là những ý tưởng mang tính logic hình thức hơn là những căn cứ thực tiễn”.
Ông đề xuất cần hạn chế số lượng tác phẩm tự chọn, có thể chỉ chiếm khoảng 20-25%.
GS Dũng kiến nghị nên thành lập một ngân hàng tác phẩm văn học “mềm” với số lượng tác phẩm chỉ khoảng từ 10-15% so với phần “cứng” để lựa chọn giảng dạy. Điều này vừa “mở” nhưng cũng vừa đảm bảo chương trình.
Thanh Hùng

Những thay đổi của môn văn ở chương trình phổ thông mới
Chương trình môn Ngữ văn được xây dựng theo hướng mở, không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp.
" alt=""/>'Chọn tác phẩm cho chương trình Ngữ văn khó như khách mời đám cưới'