Ra tù sớm, kẻ khủng bố 11/9 được nhiều người chào đón
Thế giới 24h: 'Phát hiện cực lớn' về MH370
Nghi vấn máy bay Indonesia bị đánh bom
Theo Daily Mail, các bức ảnh hiếm được chụp ở The Homestead, một khu nghỉ sang trọng ở Hot Springs, Virginia (Mỹ) vào mùa hè năm 1945.
![]() |
![]() |
Vào thời điểm chụp ảnh, bà Kennedy đang theo học tại ngôi trường danh giá Miss Porter ở Connecticut.
![]() |
![]() |
Các bức ảnh được bán tại một phiên đấu giá cùng nhiều món đồ khác, gồm cả lá thư buồn xé lòng mà bà viết 9 ngày sau khi chồng bà, Tổng thống John F. Kennedy, bị ám sát.
![]() |
![]() |
Trong số các bức ảnh hiếm được bán đấu giá, có tấm cho thấy Jackie Kennedy trên sân tennis cùng em gái Lee. Ngoài ra, còn có tấm ảnh bà ngồi ăn ở ngoài trời cùng cha.
Hoài Linh
Trả lời phỏng vấn trên truyền hình, Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump đã chia sẻ thẳng thắn về những tin đồn chồng bà - Tổng thống Donald Trump ngoại tình.
" alt=""/>Ảnh hiếm thời trẻ của cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ Kennedy6h30, thí sinh phải tập trung làm thủ tục dự thi và phổ biến quy chế thi theo quy định. Từ 6h, nhiều thí sinh đã có mặt trong khuôn viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội để kịp giờ làm thủ tục. Đây là ngôi trường chuyên đầu tiên trong số các trường chuyên ở Hà Nội tổ chức kỳ thi vào lớp 10.
Chị Phạm Thị Hường (trú ở Sơn Tây), cách điểm thi Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm 40km. Vì vậy, từ 4h, gia đình đã dậy để chuẩn bị lên đường. 5h xuất phát và 6h20, họ đã có mặt tại trường.
Con chị dự tính thi vào 3 trường chuyên/có lớp chuyên: Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm, THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên và THPT Chu Văn An.
Đồng nghĩa với việc đó, chị Hường cũng xác định nghỉ phép cả tuần để đưa con đi thi. Rất may chị là giáo viên cấp THCS nên quãng thời gian này cũng không quá căng thẳng.
"Tỷ lệ chọi vào trường năm nay rất cao. Chúng tôi chỉ biết động viên con cố gắng hết mình. Bản thân tôi cũng áp lực nhưng giấu điều đó, không thể huện ra ngoài để con không cảm thấy áp lực", chị Hường nói.
Chị Nguyễn Thị Thu (ở Sơn Tây) và con dậy từ 5h bắt taxi lên điểm trường này. Con gái của chị thi chuyên Toán. Hôm nay, để chinh chiến trực chiến, chị Thu chuẩn bị một túi to gồm nước, bánh trái đợi con phía ngoài điểm thi.
Chia sẻ với VietNamNet, TS.Vũ Văn Tiến, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết, năm 2023, có 6.113 hồ sơ đăng ký thi vào lớp 10 (tăng 636 thí sinh so với năm ngoái), trong đó nhiều nhất là số dự thi khối chuyên tiếng Anh.
Các thí sinh sẽ cạnh tranh cho 315 suất vào các lớp chuyên của Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội (gồm các lớp Toán, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn và Tiếng Anh). Chỉ tiêu của khối chuyên Toán là 70, khối chuyên Tiếng Anh là 70, các khối chuyên còn lại là 35.
Năm nay, trường tăng 10 chỉ tiêu và chỉ thay đổi ở khối chuyên Tiếng Anh. Với 2.049 hồ sơ đăng ký dự thi, trong khi số chỉ tiêu chỉ là 70, tỷ lệ chọi của khối chuyên Anh lên đến 1/29,3.
Xếp thứ hai và cũng cao không kém là khối chuyên Ngữ văn với 35 chỉ tiêu nhưng có đến 998 hồ sơ đăng ký dự thi, tỷ lệ chọi là 1/28,5. Khối chuyên Sinh học có tỷ lệ chọi thấp nhất nhưng cũng đến 1/10,2.
“Cuộc đua” vào Trường ĐH Sư phạm Hà Nội được xem “nóng” nhất nhì trong số các trường chuyên ở Hà Nội.
Thí sinh dự thi vào Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội phải làm 3 bài thi viết gồm: Môn Toán (hệ số 1, thời gian 90 phút); môn Ngữ văn (hệ số 1, thời gian 90 phút); Môn chuyên (hệ số 2, thời gian 120 phút; khối chuyên Toán và chuyên Tin cùng thi môn chuyên Toán).
Buổi sáng, thí sinh dự thi môn Ngữ văn chung dành cho tất cả các thí sinh. Từ 9h45, thí sinh dự thi môn Toán chung dành cho tất cả các thí sinh. Buổi chiều, từ 14h30, các thí sinh sẽ thi môn chuyên (thí sinh thi chuyên Tin bằng môn Toán chuyên).
Thí sinh được đưa vào danh sách xét tuyển phải có đủ điều kiện dự tuyển, dự thi đầy đủ 3 bài thi, không vi phạm quy chế thi và các bài thi có điểm lớn hơn 2. Điểm xét tuyển theo từng lớp chuyên (là tổng gồm Toán + Văn + Môn chuyên x 2) xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.
Kết quả thi được công bố trước ngày 31/7 trên website của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội hoặc Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm.
Dưới đây là lịch thi vào các trường chuyên ở Hà Nội:
Nhóm phóng viên
Sinh ra tại Anh trong một gia đình có bố là người gốc Đức, mẹ người Nga, năm 1920, Fisher chuyển về Nga sinh sống. Năm 1924, anh nhập ngũ và đến năm 1927 được biên chế về Cục Chính trị quốc gia – cơ quan tiền thân của Uỷ ban An ninh quốc gia (KGB). Từ năm 1931, với mật danh Frank, Fisher đến nhiều nước châu Âu tổ chức, xây dựng mạng lưới tình báo ngoài nước của Liên Xô.
Trong Chiến tranh Vệ quốc, Fisher được giao phụ trách một đơn vị tình báo vô tuyến điện và đóng vai trò chủ chốt trong chiến dịch tình báo Berezino, một trong những chiến dịch tình báo hay nhất trong lịch sử chiến tranh.
Dưới sự chỉ huy của Fisher, điệp viên hai mang Max đánh điện báo cáo với cơ quan tình báo Đức quốc xã rằng một đơn vị Đức do Trung tá Heinrich Serhorn chỉ huy bị "mắc kẹt" trong khu vực hậu phương của Hồng quân, mặc dù bị bao vây tứ phía nhưng vẫn tiếp tục chiến đấu chống lại các đơn vị quân đội Xô-viết.
![]() |
Đại tá Fisher (bên phải) lúc bị FBI bắt giữ. Ảnh tư liệu |
Trên thực tế, đội quân này không còn tồn tại. Trước đó, nó đã bị đánh tan và hầu hết bị bắt làm tù binh, bản thân Serhorn bị chiêu mộ và cùng tham gia trò chơi điện đài dưới sự chỉ đạo của Fisher.
Bị mắc mưu, phía Đức liên tục gửi các chuyên gia phá hoại, trang thiết bị và kể cả các điệp viên đến cho “đội quân ma”. Tổng cộng có 67 chuyến bay tiếp tế, 13 điện đài xách tay và khoảng 10 triệu rouble tiền mặt được gửi cho Serhorn và tất cả đều lọt vào tay phản gián Liên Xô.
Một số máy bay do Đức gửi tới tiếp tế còn được phép hạ cánh để chuyển hàng, sau đó cất cánh quay về để tiếp tục kéo dài trò chơi. Thậm chí, Hitler còn định gửi viên tùy tướng thân tín Otto Scorzeny, người chỉ huy nhóm hành động phá hoại đã từng cứu trùm phát xít Mussolini, đến tiếp viện cho “đội quân” của Serhorn.
Cho đến tận ngày cuối cùng của chiến tranh, Bộ Tham mưu Đức vẫn tin có "đội quân" trong hậu phương của Hồng quân. Có thể coi đây là một trong những chiến dịch tình báo thành công bậc nhất bằng sóng vô tuyến điện mà tình báo Liên Xô đã thực hiện để lừa được phản gián Đức quốc xã.
Chính trong thời gian này, Fisher kết thân với một người bạn đồng nghiệp có tên là Rudolf Abel, sau này hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Đó chính là cái tên được Fisher đã dùng để khai với Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) khi bị bắt ở Mỹ, qua đó gián tiếp thông báo cho Moscow biết mình đã bị bắt.
Mạng lưới tình báo siêu việt
Sau vụ đào tẩu (tháng 9/1945) của Igor Gouzenko - nhân viên mật mã của GRU tại Canada, mạng lưới điệp viên của Liên Xô ở Bắc Mỹ bị đánh phá ác liệt. Hàng loạt điệp viên bị lộ. Việc nhanh chóng khôi phục hoạt động của mạng lưới điệp viên ở đây là cực kỳ cấp thiết, và người được giao nhiệm vụ này là William Fisher.
Ngày 16/11/1948, Fisher đặt chân lên đất Mỹ dưới tên Andrew Kayotis, một người Mỹ có thật đã chết tại Nga. Tại đây, dưới bí danh Mark, ông đã xây dựng được mạng lưới bờ Đông chủ yếu hoạt động ở Washington và New York; mạng lưới bờ Tây gồm các điệp viên ở California, Brasil, Mehico và Argentina.
Như vậy, phạm vi hoạt động của hai mạng lưới tình báo do Fisher xây dựng và chỉ huy rất rộng cả về địa bàn và nội dung thu thập tin tình báo, từ thu thập các bí mật quân sự của Mỹ đến theo dõi các hoạt động của Liên Hợp quốc.
Tuy nhiên, hoạt động chính của Fisher tập trung vào chương trình hạt nhân của Mỹ. Lúc bấy giờ, Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới có bom nguyên tử và đã từng sử dụng bom nguyên tử. Sự độc quyền đó trở thành mối đe doạ đối với hoà bình thế giới, vì thế hiển nhiên là Liên Xô rất quan tâm đến điều này.
Fisher đã tiếp cận với một số nhà khoa học hàng đầu của Mỹ, thuyết phục họ hợp tác với Liên Xô nhằm loại trừ sự độc quyền của Mỹ đối với thứ vũ khí nguy hiểm này. Nhờ những thông tin mà nhóm của Fisher thu thập được mà Liên Xô đã rút ngắn đáng kể thời gian để chế tạo thành công bom nguyên tử.
Ông cùng các điệp viên của mình cũng nắm được quá trình Mỹ chuẩn bị cho Thế chiến 3, về kế hoạch của Mỹ ném 300 quả bom nguyên tử xuống lãnh thổ Liên Xô, trong đó Moscow và Leningrad mỗi thành phố sẽ bị ném 8 quả.
Đêm 13/6/1957, từ một sơ suất trong khâu liên lạc và do sự phản bội của điệp viên Haihanen, nhà tình báo Fisher bị FBI bắt. Fisher khai tên là Rudolf Ivanovich Abel. Khi báo chí đăng tải về việc bắt giữ Abel, Moscow hiểu ngay người đó là Đại tá KGB William Fisher.
Ngày 25/10/1957, ông bị tuyên phạt 45 năm tù. Ngày 10/2/1962, trên cây cầu Glienicker tại biên giới Đông và Tây Berlin, Abel được tự do để phía Mỹ nhận lại viên phi công gián điệp Francis Powers. Ông tiếp tục công tác tại Tổng hành dinh KGB cho đến khi mất vào ngày 15/11/1971.
Đại tá William Fisher được Liên Xô tặng 3 huân chương Sao Đỏ, huân chương Lênin, huân chương Chiến tranh Vệ quốc hạng nhất cùng nhiều huân, huy chương khác. Những chiến công của ông đã trở thành cảm hứng để điện ảnh Xô-viết xây dựng nên bộ phim tình báo nổi tiếng “Thanh kiếm và lá chắn”.
Nguyên Phong
" alt=""/>‘Siêu điệp viên’ Liên Xô khiến tình báo Mỹ ngả mũ thán phục