Cuộc gặp mặt bí mật của Vũ và Đông (Chí Huy) diễn ra. Đông cung cấp 1 vài thông tin quan trọng cho Vũ. "Muốn vẽ dòng tiền của TN Mobile rất khó bởi kẻ trong cuộc chưa chắc đã biết hết mọi việc. Thực ra tôi cũng mắn thôi, được boss giao nhiệm vụ giám sát các vị ấy. Trong số rất nhiều vị, có một vị mà ai cũng biết đó là ai", Đông nói.
Ở một diễn biến khác, hai kẻ côn đồ đã đột nhập chờ sẵn trong nhà để tấn công Hoàng Đức (Vĩnh Xương). Lam trả lời Vũ thế nào? 'Người mà ai cũng biết là ai' có phải là Hoàng Đức? Hoàng Đức có thoát thân? Chi tiết tập 59 Đấu trí lên sóng VTV1 tối 7/10.
Cuộc tranh luận lại ào lên lần nữa, khi đầu tháng 8 này, ai đó ở "phe xe điện" hả hê thả link một bài báo vào nhóm cư dân. Bài báo đưa tin, từ 1/8, chung cư được xếp hạng cao nhất (hạng 1) theo tiêu chí mới sẽ phải đáp ứng nhiều điều kiện, trong đó cần có điểm sạc cho xe điện. Lần này, gió đảo chiều, phe đi xe điện thừa thắng xông lên. Phe "sợ xe điện" ấm ức, nhưng không còn biết nói gì, vì giấy trắng mực đen, Nghị định đã ban hành.
Minh đứng giữa, không biết ngả về phe nào. Nhưng trong câu chuyện kể lại với tôi, anh nói anh có nhiều lo lắng.
Xe điện đã trở thành dòng sản phẩm ngày càng phổ biến ở nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam, với nhiều ưu điểm như tiết kiệm chi phí, thân thiện với môi trường. Việc chuẩn bị hạ tầng, trong đó có lắp đặt, phân bố trạm sạc, là cần thiết và tất yếu, đáp ứng xu thế phát triển của dòng sản phẩm từ ngành công nghiệp xanh này. Vấn đề thiếu trạm sạc đang xảy ra ở nhiều quốc gia. Tại các nước có nhiều xe điện như châu Âu, ngoài hệ thống trạm chuyên biệt, các trạm sạc cũng được bố trí tích hợp dưới hầm xe của các tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại và khu chung cư. Tuy nhiên, các trạm sạc này thường phải đi kèm với những yêu cầu rất khắt khe, nhằm hạn chế tối đa rủi ro về cháy nổ.
Pin của ôtô điện có dung lượng và kích thước lớn hơn rất nhiều bình ắc quy trên xe máy chạy xăng. Nếu xảy ra cháy nổ - dù chỉ với xác suất 0,0012% (theo thống kê của công ty EV FireSafe của Australia cho giai đoạn 2010 đến 2023) - đám cháy sẽ khó bị khống chế hơn nhiều. Cháy pin liên quan đến cháy hóa chất nên các bình chữa cháy CO2 thông dụng không có tác dụng, mà cần các bình chữa cháy chứa dung dịch gốc nước cùng foam đặc biệt (theo thử nghiệm của Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Việt Nam vào cuối năm 2023). Liệu loại bình này đã được trang bị cho những khu dân cư có trạm sạc xe điện? Minh nói, chung cư của anh có trạm sạc nhưng chưa có loại bình chữa cháy mà tôi vừa đề cập tới.
Kế đến, hiện nay pin của ôtô điện có dung lượng nhỏ nhất vào khoảng 18,64 kWh. Với chuẩn đầu sạc cấp độ 1 (công suất 1kW), giả sử công suất phản kháng và mọi hao phí được bỏ qua, người dùng cần 18 giờ để sạc đầy. Điều này không phù hợp với thực tế cần sử dụng xe cũng như giải phóng sự chiếm dụng tại các trạm sạc chung. Với chuẩn đầu sạc cấp độ 2 (công suất từ 7 kW đến 19 kW), xe có thể được sạc nhanh (đạt 90% dung lượng chỉ trong khoảng 3 giờ).
Tuy nhiên, hệ thống điện sinh hoạt của một hộ gia đình khó lòng đáp ứng cường độ dòng điện lên tới 30A khi hệ thống sạc hoạt động ở chế độ như vậy. Lúc đó, nơi có bố trí trạm sạc xe điện phải sử dụng hệ thống điện 3 pha với khả năng chịu đựng dòng điện lên tới ít nhất 36A. Những con số rất cao về dòng điện ấy là một nguy cơ lớn dẫn tới cháy nổ do quá tải hệ thống điện. Nó cũng đặt ra thách thức lớn cho ngành điện, vốn đang ở thể trạng rất mong manh vào những tháng cao điểm.
Với tình hình thiếu hụt điện do những diễn biến phức tạp của thời tiết, việc bố trí các trạm sạc xe điện ngay trong khu dân cư - cụ thể là các chung cư - là điều gây lo lắng về mặt an toàn cháy nổ lẫn điều độ hệ thống điện.
Nhưng không thể vì bài toán khó quá, mà lờ đi nhu cầu chính đáng của người sử dụng xe điện. Vậy đâu là giải pháp?
Theo tôi, trong bối cảnh của Việt Nam, chuẩn bị trạm sạc cho xe điện là điều tất yếu nhưng cần triển khai thận trọng, chậm mà chắc; lưu ý đến khả năng đáp ứng của hạ tầng thực tế để ban hành các điều kiện chặt chẽ đi kèm khi thực thi.
Trước mắt, quy định xây dựng trạm sạc xe điện chỉ nên áp dụng cho các trạm dừng nghỉ - điều đã được văn bản hóa trong Thông tư 09/2024 của Bộ Giao thông Vận tải. Kế đến, các khu trung tâm mua sắm có thể là nơi lý tưởng để bố trí trạm sạc xe điện với việc khống chế thời gian sạc cho mỗi xe. Trung bình khách thường lưu lại các trung tâm mua sắm khoảng 3 giờ, tương ứng thời gian xe ôtô điện thực hiện chế độ sạc nhanh với 90% dung lượng pin. Ngoài ra, tùy vào bản đồ tải trên các địa bàn, ngành điện sẽ chủ động quy hoạch khu vực bố trí trạm sạc xe điện.
Việc triển khai lắp đặt sạc pin ở các khu chung cư cần đi kèm nhiều điều kiện khắt khe hơn nữa và phải đặt dưới sự giám sát đặc biệt của các đơn vị phòng cháy chữa cháy.
Khiên cưỡng áp dụng các quy định nhằm thúc đẩy sự phát triển một lĩnh vực - cụ thể là ôtô điện - mà không cân nhắc đầy đủ các yếu tố đồng bộ khác có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng. Bài học về sự kẹt xe do mật độ xây dựng chung cư tăng cao trong khi hệ thống đường sá và các tiện ích khác không phát triển kịp là một ví dụ.
Hơn nữa, khi chưa có giải pháp với nguy cơ gây tai nạn, sự vội vàng áp đặt thực hiện có thể phải trả giá bằng mạng sống của nhiều người.
Võ Nhật Vinh
" alt=""/>Sạc xe điện ở chung cưĐồng tình với ý kiến trên, ông Dương Trung Kiên – Giám đốc một công ty chuyên về kinh doanh ô tô vận tải tại Hà Nội cho rằng, nếu chia màu biển số xe chỉ để phân biệt xe kinh doanh và xe thường thì sẽ gây ra lãng phí lớn về thời gian, tiền bạc của doanh nghiệp, nhất là sau đợt “điêu đứng” bởi dịch Covid-19 vừa qua.
“Với 2 triệu xe phải đổi biển, cả nước hết khoảng 300 tỷ đồng. Chưa kể đến chi phí cơ hội khi lái xe phải mất nhiều thời gian để làm các thủ tục này”, ông Kiên nói.
Ông Kiên dẫn chứng thêm, đối với xe dịch vụ hay xe hợp đồng, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 10/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/4, trong đó quy định bắt buộc các xe phải dán chữ “Xe hợp đồng” hoặc “Xe taxi” bằng chất liệu phản quang lên kính trước và sau để nhận diện.
“Sắp tới, những ô tô này có biển số màu vàng nhưng vẫn phải dán chữ lên kính thì liệu có gây chồng chéo, rối rắm hay không?”, ông Kiên nêu ý kiến.
Trên thực tế, đối với loại hình taxi công nghệ như Grab, Be, Fast Go, … chiếc xe là phương tiện cá nhân. Nhiều tài xế tham gia chạy dịch vụ chỉ là công việc làm thêm. Ngoài việc chở khách vào thời gian trống, các chủ xe còn sử dụng để phục vụ công việc chính và gia đình.
Anh Hoàng Văn Cường (35 tuổi, trú tại quận Thanh Xuân - Hà Nội), chia sẻ, công việc chính của anh là một giáo viên nhưng lúc rảnh rỗi, anh sử dụng xe để chạy Grabcar. Anh tỏ ra ái ngại nếu chiếc xe được quy chặt vào loại “xe kinh doanh vận tải”.
“Ô tô cá nhân của mình giờ phải mang biển số màu vàng như taxi, đương nhiên tôi thấy không thoải mái lắm. Chiếc xe còn phục vụ cho đi về quê, đối ngoại hoặc giao dịch công việc khác...Mặt khác, biển số hiện tại của tôi là biển tam hoa (ba số cuối giống nhau – PV) đăng ký tại Hà Nội, giờ bỏ đi thay biển khác cũng tiếc. Tôi sẽ cân nhắc xem có nên tiếp tục chạy Grab nữa hay không”, anh Cường nói.
![]() |
Kích thước biển số ô tô hiện nay. Ảnh: Zing |
Liên quan đến vấn đề trên, ông Nguyễn Xuân Tuấn nhận định, đối với ngành nghề kinh doanh taxi công nghệ, việc phân biệt quá giữa xe biển trắng/biển vàng sẽ tạo tâm lý e ngại cho chủ sở hữu xe kinh doanh vận tải, có thể dẫn tới số lượng xe công nghệ giảm đi một lượng lớn.
“Việc phân vân, e ngại này làm cho nhiều xe cá nhân nhàn rỗi không có điều kiện hoặc không muốn kinh doanh vận tải, đi ngược lại xu thế về kinh tế chia sẻ đang phổ biến hiện nay”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Tuấn vẫn cho rằng, dưới góc độ của nhà quản lý, kinh doanh vận tải là ngành đặc thù có nhiều rủi ro và ảnh hưởng tới xã hội nên việc kiểm soát sự an toàn trong lĩnh vực này là cần thiết và phù hợp.
“Dù ban đầu còn nhiều băn khoăn, lo lắng nhưng cá nhân tôi vẫn ủng hộ việc này”, Chủ tịch Liên hiệp HTX Liên minh Kinh tế điện tử 4.0 nói.
Một số chuyên gia giao thông cho rằng, việc ô tô liên tục đổi biển số khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, nếu kiểm soát không tốt có thể sẽ phát sinh những hệ luỵ phức tạp về an ninh trật tự.
Tiện lợi cho quản lý
Trước những băn khoăn của lái xe và doanh nghiệp, Trung tá Phạm Việt Công - Trưởng phòng Hướng dẫn đăng ký và kiểm định phương tiện (Cục CSGT, Bộ Công an) đã thẳng thắn trao đổi với phóng viên VietNamNet về các vấn đề trên.
Trung tá Phạm Việt Công cho biết, việc đổi biển số sang màu vàng, kích thước lớn hơn sẽ giúp cơ quan chức năng dễ dàng trong việc nhận biết và quản lý.
“Đổi biển sẽ tạo sự thuận lợi cho việc kiểm soát và tổ chức giao thông, tạo nên sự bình đẳng cho các phương tiện. Ví dụ trên cùng một tuyến đường cấm xe kinh doanh vận tải thì taxi công nghệ vẫn hoạt động còn taxi truyền thống thì không”,Trung tá Công nói.
Về băn khoăn của người dân lo quá tải tại các điểm cấp đổi biển số, Trung tá Phạm Việt Công khẳng định, thủ tục này sẽ rất nhanh. Chủ xe nộp đầy đủ giấy tờ cấn thiết sẽ được làm thủ tục bấm và cấp biển số ngay lập tức chứ không phải chờ 7 ngày như trước.
“Chúng tôi không dồn toàn bộ người dân về các điểm đăng ký tập trung, người ở địa phương nào sẽ tới đổi biển ở cơ quan đăng ký xe địa phương đó. Tới nay, các địa phương, đơn vị đều đảm bảo cơ sở vật chất, tập huấn cán bộ, sẵn sàng cho ngày 1/8 tới đây”, Trung tá Công nói.
Tổng lệ phí cho việc đổi biển số và cấp lại giấy đăng ký xe là 150.000 đồng cho mỗi phương tiện. “Lệ phí này áp dụng theo quy định tại Thông tư 29 của Bộ Tài chính chứ không phải do Bộ Công an ban hành”, đại diện Cục CSGT cho biết.
Trước lo ngại gây tốn kém cho doanh nghiệp, lái xe, Trung tá Phạm Việt Công cho rằng, mức lệ phí này không quá lớn, không tạo nên gánh nặng cho chủ xe và nếu quản lý tốt còn có thể giảm bớt các chi phí khác như dán logo hay tem nhận diện.
![]() |
Theo quy định tại Thông tư 58, đối với ô tô kinh doanh vận tải sẽ được gắn 2 biển số màu vàng giống nhau với kích thước chiều cao là 165mm, chiều dài là 330mm. |
“Biển số mới sẽ được lắp vừa khít với hầu hết các mẫu xe hiện nay, đảm bảo thẩm mỹ. Đây là kích thước biển số mà nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản hay Châu Âu đang sử dụng”, Trung tá Công chia sẻ với phóng viên VietNamNet và khẳng định: “Bộ Công an sẽ tạo điều kiện tối đa để người dân làm thủ tục cấp đổi biển số từ nay đến hết 31/12/2021”.
Nhiều chuyên gia về giao thông cho rằng, một chính sách mới ảnh hưởng đến diện rộng các đối tượng trong xã hội, lại làm phát sinh thời gian và chi phí tới hàng trăm tỷ đồng như vậy cần được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để tránh gây phản ứng cho dư luận.
Từ 1/8, tất cả xe kinh doanh vận tải phải thu hồi biển số, đồng thời cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký xe và cấp đổi lại biển số sang loại màu vàng với kích thước lớn hơn biển số hiện tại. Thời gian cấp đổi từ 1/8/2020 đến hết 31/12/2021. Biển số xe ô tô kinh doanh vận tải có nền màu vàng, chữ và số màu đen, seri biển số sử dụng lần lượt một trong 20 chữ cái sau: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z cấp cho xe. Hiện, các phương tiện gắn 2 biển số với 2 kích cỡ giống nhau. Trong đó, biển số dài thường lắp ở đầu xe có kích thước 110mm x 470mm và biển số ngắn (vuông) thường gắn ở đuôi xe có kích thước 200mm x 280mm. Biển số vàng sẽ có duy nhất một kích thước mới là 165mm x330mm để gắn cho 2 vị trí trên xe. (Theo Thông tư 58/2020/TT-BCA của Bộ Công an quy định Quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) |
Hoàng Hiệp
Bạn nghĩ gì về vấn đề thay đổi màu sắc và kích thước biển số đối với xe kinh doanh vận tải? Mời bạn đọc gửi bình luận dưới bài viết này. Các tin bài và video từ cam hành trình xin được gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Tin bài, video phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hiện cả nước có hơn 1 triệu ô tô kinh doanh vận tải. Tất cả số phương tiện trên đều phải đổi từ biển trắng sang loại biển số màu vàng với kích thước lớn hơn từ 1/8 tới theo Thông tư 58 của Bộ Công an.
" alt=""/>Tốn 300 tỷ đổi biển số màu vàng, dân xe kinh doanh phân vân