
Khách trải nghiệm sản phẩm trong một sự kiện mở bán điện thoại tại Việt Nam. (Ảnh: Hải Đăng)Tại Việt Nam, số liệu từ GfK cho thấy sau đợt tăng trưởng mạnh về lượng smartphone bán ra kể từ tháng 10/2021 đến hết Tết Nguyên đán, nhu cầu điện thoại thông minh bắt đầu giảm kể từ tháng 2/2022 so với cùng kỳ.
Do ảnh hưởng kinh tế sau dịch bệnh, một số nhà bán lẻ cho hay người dân thắt chặt chi tiêu hơn, khiến nhóm điện thoại 3-5 triệu đồng bán chạy, thường xuyên hết hàng.
Trên thế giới, Counterpoint nhận định cách tiếp cận không khoan nhượng của Trung Quốc đối với Covid-19 - với việc đóng cửa các thành phố và thậm chí toàn bộ khu vực - đã và đang làm chậm nền kinh tế của nước này. Việc này gây ra phản ứng dây chuyền trên nền kinh tế toàn cầu do các nhà máy của Trung Quốc bị đóng cửa và chi phí hậu cần tăng cao.
Thêm vào đó, tâm lý người tiêu dùng gần đây chùng xuống đáng kể do sự bất ổn kinh tế toàn cầu và lạm phát gia tăng, một phần đến từ cuộc chiến Ukraine-Nga kéo dài.
Trong bối cảnh lãi suất tại Mỹ tăng, các nền kinh tế mới nổi cũng phải đối mặt với tình trạng thâm hụt vốn và lạm phát.
 |
Lượng smartphone bán ra có thể bị giảm vào năm 2022. (Nguồn: Counterpoint) |
Dù tổng lượng smartphone bán ra giảm xuống, song kỳ vọng riêng của điện thoại hỗ trợ 5G tăng lên. Peter Richardson, Phó Chủ tịch tại Counterpoint Research, cho biết, về lâu dài sẽ có sự chuyển dịch ổn định từ điện thoại phổ thông sang điện thoại thông minh và điện thoại thông minh 3G/4G sang 5G.
Do các bên nỗ lực phổ biến thiết bị 5G giá phải chăng nên thị trường toàn cầu cho thiết bị 5G dự kiến sẽ cho thấy sự tăng trưởng lành mạnh và đóng vai trò là động lực quan trọng của toàn ngành.
“Tuy nhiên, xu hướng lạm phát toàn cầu gần đây đang ảnh hưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng và chi phí sản xuất của điện thoại thông minh cao lên sẽ tạo rủi ro cho thị trường điện thoại thông minh năm 2022”, ông Peter nhận định.
Dù đưa ra nhận định thị trường sụt giảm, nhưng chuyên gia đánh giá triển vọng nửa cuối năm có thể sẽ khả quan. Liz Lee, nhà phân tích cao cấp của Counterpoint, cho biết vào cuối tháng 5, chính phủ Trung Quốc đã triệu tập một cuộc họp để đưa ra các biện pháp đối phó ổn định kinh tế quy mô lớn. Chính phủ nước này dự kiến thực hiện các chính sách tích cực hơn nhằm kích thích nền kinh tế trong nửa cuối năm.
“Bên cạnh đó, chúng tôi tin rằng việc ra mắt điện thoại thông minh nắp gập, dẫn đầu là Samsung, sẽ có thể kích cầu ở phân khúc cao cấp”, bà Liz nói thêm.
Hải Đăng

Smartphone sụt giảm, các hãng tăng cường bán phụ kiện tại Việt Nam
Các hãng tại Việt Nam bắt đầu chú trọng đến mảng phụ kiện trong bối cảnh smartphone bão hoà và nhu cầu khách hàng đang tăng với một số thiết bị thông minh.
" alt=""/>Sức mua smartphone bị ảnh hưởng bởi lạm phát, bất ổn kinh tế
 đã chết tại Chợ Rẫy”, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng thông báo trên fanpage cá nhân vào ngày 26/1. Dòng trạng thái ngay lập tức nhận được nhiều tương tác, bình luận.</p><p>Cùng ngày, Cát Phượng viết: )
Ngày 31/1, đến lượt Ngô Thanh Vân thể hiện sự bức xúc trên trang của mình về thông tin vẫn có chuyến bay từ Vũ Hán về Việt Nam giữa đại dịch virus corona. “Nguy hiểm quá. Block luôn đi chứ. Phải bảo vệ người dân và con em chúng ta chứ”, cô viết.
Cũng trong ngày, NSND Hoàng Dũng chia sẻ trên trang cá nhân của mình thông tin “đêm nay nhà nước mình phun thuốc ngừa dịch cúm corona trên bầu trời toàn quốc nên mọi người hãy chia sẻ cho nhau. Không nên ra đường trong cung giờ từ 4 - 7h30 sáng mai 1/2/2020”.
Thực tế, tất cả thông tin được chia sẻ trên đều là tin giả hay còn bị gọi là “tin vịt”. Hai người Trung Quốc được điều trị ở Bệnh viện Chợ Rẫy đều bình phục, đã âm tính với virus Corona, cũng không có chuyến bay nào đến Vũ Hán sau ngày 26/1 vì Cục Hàng không đã dừng cấp phép các chuyến bay từ Việt Nam đi Vũ Hán và ngược lại. Thông tin nhà nước “phun thuốc trên bầu trời toàn quốc” cũng được nhà chức trách khẳng định là tin giả.
 |
Đàm Vĩnh Hưng, Cát Phượng, Ngô Thanh Vân đưa tin sai về dịch corona. |
Nghệ sĩ và tin giả
Giữa năm 2018, giới mộ điệu nhạc Trịnh bàng hoàng khi tin “Khánh Ly qua đời” được chia sẻ khắp mạng xã hội. Sự dày đặc của thông tin thậm chí khiến không ít phóng viên, nhà báo và cả giới nghệ sĩ bàng hoàng, gọi điện cho nhau để kiểm chứng thông tin.
Sự thật là Khánh Ly vẫn khỏe mạnh ở Mỹ. Không lâu sau đó danh ca về Việt Nam, đứng trước đông đảo phóng viên ở Hà Nội, bà bật cười: “Tôi vẫn còn sống chưa chết như người ta đồn”.
Khánh Ly cho biết cuộc đời nghệ sĩ của bà đối mặt với nhiều tin giả. Người ta đồn bà có 5-6 đời chồng. Danh ca bảo những tin đồn không phải điều lạ lùng, nhất là thời buổi mạng xã hội như bây giờ.
Cũng trong năm 2018, tin giả Hoài Linh qua đời được tung lên mạng. Tin lan truyền đến mức trên Google có hẳn những cụm từ khóa: "Đám tang của Hoài Linh", "Hoài Linh chết"… Để dập tắt tin thất thiệt, Hoài Linh sau đó đã “selfie” với máy tính bảng kèm đường link tin “Nghệ sĩ Hoài Linh trút hơi thở cuối cùng”.
Ngoài Hoài Linh, Khánh Ly, rất nhiều nghệ sĩ Việt khác phải đối mặt với tin giả. Những thông tin không có nguồn tin, không được kiểm chứng, không được xác nhận, không chính thống xuất hiện nhan nhản trên các hội nhóm ở môi trường mạng xã hội.
Nhiều nghệ sĩ chia sẻ rằng khi đã bước chân vào showbiz, đồng nghĩa phải đối mặt với những tin đồn và cả tin giả. Tất nhiên, cũng có những tin đồn có cơ sở nhưng cũng có những tin hoàn toàn sai sự thật như Hoài Linh, Khánh Ly, Chế Linh… đã chết.
 |
Ninh Dương Lan Ngọc từng muốn bỏ nghề vì tin đồn làm gái. |
Hậu quả của tin giả
Khánh Ly không quá nghĩ ngợi về những tin giả mình phải đối mặt. Nhưng bà cũng cho biết các con của bà đều cảm thấy sốc. “Tội nghiệp mấy đứa con tôi. Chúng nó ngây thơ nên nghe xong sợ hãi lắm. Đến bây giờ, chúng vẫn không hiểu vì sao người ta lại làm thế với tôi”, danh ca nói.
Nhưng cũng có những nghệ sĩ thậm chí suy sụp, trầm cảm vì tin đồn thất thiệt. Bảo Anh chia sẻ với Zing.vn rằng cô thậm chí có giai đoạn trầm cảm, phải tìm gặp bác sĩ tâm lý vì phải đối mặt với những tin đồn thất thiệt. Và kèm theo những tin đồn đó là những chỉ trích.
Cô kết luận: “Có những thứ mắt thấy tai nghe còn không đúng sự thật, huống hồ là những tin đồn”.
Trong khi đó, Ninh Dương Lan Ngọc cũng chia sẻ đằng sau những vai diễn được yêu thích, những hào quang của màn ảnh, cô gặp không ít áp lực vì những tin đồn thất thiệt.
Nữ diễn viên nói: “Người ta từng đồn tôi đi làm gái, lúc đó, tôi chỉ muốn từ bỏ nghề”.
Nhiều người đồng tình rằng, có lẽ hơn ai hết, các nghệ sĩ hiểu được những tác dụng khôn lường của tin giả (fake news). Tin giả có lẽ không lẽ chỉ gây bức xúc cho người trong cuộc mà còn tạo ra những hoang mang với chính những người thân, bạn bè và fan hâm mộ của các nghệ sĩ.
Nhưng, thực tế, đôi khi cũng chính các nghệ sĩ lại lan truyền tin giả. Và từ "nạn nhân", họ lại trở thành tác nhân để tin giả phát triển hơn. Sự việc của Đàm Vĩnh Hưng, Ngô Thanh Vân, Cát Phượng... vừa qua là ví dụ.
 |
Ngô Thanh Vân thừa nhận việc đưa tin sai là sai lầm. |
“Giận quá mất khôn”
Việc Ngô Thanh Vân, Đàm Vĩnh Hưng, Cát Phượng đưa tin sai giữa đại dịch virus corona nhận nhiều bức xúc từ khán giả. Nhiều khán giả đã trực tiếp vào trang cá nhân, fanpage của các nghệ sĩ để bày tỏ sự lên án với hành động chia sẻ những thông tin thiếu kiểm chứng.
Tài khoản Đỗ Thủy bình luận: “Theo tôi, các nghệ sĩ là người nổi tiếng, nhiều người quan tâm theo dõi, cần phải đưa những thông tin chính thống từ báo chí, cơ quan chức năng để tránh khiến dư luận hoang mang”.
Đồng tình với quan điểm này, tài khoản Nguyễn Minh chia sẻ: “Nếu chia sẻ những thông tin bổ ích, phòng trừ dịch bệnh thì rất đáng được ủng hộ. Nhưng nếu đưa những thông tin sai, thiếu kiểm chứng như vậy thì phải lên án để các nghệ sĩ rút kinh nghiệm”.
Ông Từ Lương, Phó giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM bình luận: “Trong lúc dầu sôi lửa bỏng, cơ quan chức năng đang gồng lên chống dịch mà một số nghệ sĩ nổi tiếng lại đưa những thông tin không chính xác, sai lệch về bệnh dịch sẽ khiến dư luận hoang mang”.
Đại diện cơ quan chức năng cũng cho biết sẽ xử lý nghiêm theo luật đối với các tổ chức, cá nhân đưa thông tin không chính xác, gây tâm lý hoang mang về dịch viêm phổi cấp do virus corona cho cộng đồng, xã hội. Cả ba nghệ sĩ là Ngô Thanh Vân, Cát Phượng và Đàm Vĩnh Hưng sẽ phải làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM.
Hiện chưa rõ hình phạt dành cho các nghệ sĩ đưa tin sai. Song, nhiều ý kiến cho rằng đó là một bài học cho chính giới nghệ sĩ trong việc ứng xử với tin giả.
Một số khán giả đồng tình rằng các nghệ sĩ chia sẻ tin sai không nhằm mục đích gây sự chú ý hay cố tình khiến dư luận hoang mang, đôi khi là tâm thế “giận quá mất khôn”. Nói như Ngô Thanh Vân cô cũng chỉ lo lắng cho tình trạng chung của sức khỏe mọi người. Nhưng cũng như đả nữ thành thật đó là một sai lầm. “Xin lỗi vì sự sai lầm này”, cô bày tỏ.
Đi kèm sai lầm đã được thừa nhận luôn là những bài học đắt giá. Khi tin giả "thập diện mai phục", vây bủa khắp mạng xã hội, người nổi tiếng càng phải cảnh giác, tỉnh táo. Bởi, chính họ từng phải nếm trải những hệ lụy của tin vịt, hơn bất cứ ai.
(Theo Zing)

Sở gửi giấy mời tận nhà Đàm Vĩnh Hưng vì viết sai về virus corona
Trong tuần tới, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM sẽ gửi giấy mời về nơi cư trú của Đàm Vĩnh Hưng. Trước đó, Sở đã cố gắng liên lạc nhưng nam ca sĩ tắt máy.
" alt=""/>Nghệ sĩ Việt đưa tin sai về dịch virus corona: ‘Giận quá mất khôn’