
Hoạt động này được mô tả như một dạng “nghệ thuật biểu diễn”, nhằm nâng cao nhận thức về các điều kiện làm việc bất hợp pháp và khắc nghiệt trong ngành công nghệ Trung Quốc. Bài đăng trên GitHub nhận được 710 sao, cho thấy khoảng 1.000 người sẽ tham gia vào “dự án nghệ thuật” này.
Văn hoá “996” là cách người Trung Quốc gọi lịch làm việc 12 giờ/ngày (từ 9h sáng đến 9h tối), 6 ngày/tuần. Jack Ma lên tiếng ủng hộ văn hóa làm việc này lần đầu trong một phát ngôn trích trên trang Weibo của Alibaba hồi đầu tháng 4/2019.
Jack Ma, người giàu nhất Trung Quốc hiện nay, lên tiếng phủ nhận tình trạng người lao động kiệt sức khi làm việc tại các công ty công nghệ ở nước này. Trong một bài blog đăng tải ngày 12/4, ông nói: “Để được làm việc theo văn hoá 996 là phúc lớn”.
Luật lao động Trung Quốc quy định người lao động không làm tăng ca hơn 35 giờ mỗi tháng. Song nhu cầu của ngành công nghiệp đã khiến phần lớn nhân viên các công ty công nghệ phải làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối suốt 6 ngày trong tuần.
“Đây là một cuộc biểu tình phản đối với chi phí thấp, hài hước và đậm tính nghệ thuật”, tài khoản GitHub giải thích. “Chỉ có những bưu kiện gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, quyền và lợi ích của người khác mới bị coi là phạm pháp. Chưa kể chi phí mua và gửi một bản sao bộ luật là rất rẻ, ước tính ít hơn 5 nhân dân tệ (khoảng 0,74 USD)”.
Ngoài Alibaba, chủ nhân hoạt động “nghệ thuật biểu diễn” này còn khuyến khích người tham gia bỏ ra nhiều hơn 0,74 USD để gửi thêm những bản sao bộ luật cho một số lãnh đạo của các công ty công nghệ.
Danh sách có bao gồm Richard Liu, CEO của JD.com, và Ren Zhengfei, người sáng lập Huawei. Địa chỉ thư tín đến trụ sở các công ty trên cũng được chia sẻ rộng rãi.
Theo Zing
" alt=""/>Cư dân mạng Trung Quốc phản đối văn hóa làm việc '996' của Jack Ma![]() |
CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng. |
Nếu phát hiện ra một người nhiễm bệnh Covid-19 (F0), dữ liệu của người nhiễm bệnh đó sẽ được nhập lên trên hệ thống, từ đó chuyển xuống tất cả các thiết bị đang sử dụng.
Ứng dụng Bluezone trên máy sẽ so sánh dữ liệu của F0 với lịch sử tiếp xúc được ghi nhận từ trước. Nếu phát hiện thiết bị đã từng tiếp xúc với F0 trong thời gian đủ lớn, hệ thống sẽ báo cho người sử dụng về nguy cơ có thể lây nhiễm bệnh (F1).
“Bluezone thậm chí có thể cung cấp cụ thể việc bạn đã tiếp xúc với F0 vào lúc nào và trong khoảng thời gian là bao nhiêu lâu. Ứng dụng cũng sẽ cung cấp liên hệ của cơ quan y tế có thẩm quyền và khuyến cáo người sử dụng liên hệ để được hướng dẫn, trợ giúp”, ông Nguyễn Tử Quảng cho biết.
Khi cơ quan thẩm quyền nhận được dữ liệu của F1, họ sẽ tiếp tục nhập lên hệ thống để cảnh báo các F tiếp theo một cách nhanh chóng và chính xác.
Ẩn danh bằng ID, không lưu vị trí người dùng
Chia sẻ về Bluezone, ông Nguyễn Tử Quảng cho biết, triết lý của ứng dụng này để người dùng tự bảo vệ chính mình rồi sau đó mới đến bảo vệ cộng đồng.
“Do được cảnh báo sớm, người sử dụng Bluezone sẽ biết mình mình có thuộc diện F2, F3, F4,... hay không mỗi khi có F0 (người nhiễm Covid-19) mới. Khi người dùng kết nối với hệ thống, mạng lưới này mới đủ lớn để từ đó bảo vệ cho cộng đồng”, ông Quảng nói.
![]() |
Nguyên tắc của Bluezone là bảo mật, ẩn danh và minh bạch. |
Khi nói về tính riêng tư của Bluezone, vị chuyên gia về bảo mật này khẳng định, ứng dụng Bluezone chỉ lưu dữ liệu trên máy người dùng, tuyệt đối không đưa lên server.
Theo đó, Bluezone cũng sẽ không thu thập vị trí. Ứng dụng này chỉ ghi nhận 2 người có gặp nhau lúc nào đó và trong bao lâu, chứ không biết ở chỗ nào. Người dùng Bluezone sẽ ẩn danh do sử dụng ID mà hệ thống tự sinh ra.
Chỉ khi người dùng bị xác định là F0 thì dữ liệu mới được nhập lên hệ thống rồi đưa xuống dưới. Khi đó, người dùng được báo là F1 sẽ tự đưa dữ liệu lên hệ thống để bảo vệ cộng đồng.
Để minh bạch công việc mình làm, đơn vị phát triển cho biết sẽ cung cấp bộ mã nguồn mở trên trang web bluezone.vn. Ngoài ra, bộ mã nguồn mở của Bluezone cũng sẽ có tại địa chỉ quốc tế là Bluezone.ai, ông Quảng nói.
Trọng Đạt
" alt=""/>CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng: 'Ứng dụng Bluezone cảnh báo sớm Covid