FASTER- Cáp quang biển nhanh nhất thế giới
“Cáp quang biển nhanh nhất thế giới” tới thời điểm hiện tại - FASTER vừa được công bố chính thức đi vào hoạt động với tốc độ truyền tải dữ liệu từ 60TB/giây. Hệ thống cáp ngầm dài 9.000 km nối giữa Nhật Bản với bờ biển Tây Mỹ này trở thành đường cáp xuyên Thái Bình Dương đầu tiên được xây dựng hoàn toàn bởi các nhà cung cấp. Đó là Google và 5 hãng viễn thông châu Á: Global Transit (Malaysia), China Mobile International, China Telecom Global (Trung Quốc), KDDI (Nhật Bản) và SingTel (Singapore).
Theo nhận định của các chuyên gia thì đây là cáp biển có năng lực cao nhất từng được xây dựng, nhanh hơn 10 triệu lần so với tốc độ truyền tải của mạng cáp thông thường. Thiết kế trên công nghệ truyền dẫn cáp quang 100Gbps mới nhất, dự đoán sẽ đáp ứng gấp 4 lần nhu cầu băng thông giữa châu Á và Bắc Mỹ. Tuyến cáp quang này nhằm đáp ứng nhu cầu trả đổi dữ liệu ngày càng nhiều của người dùng Internet giữa 2 bờ Thái Bình Dương.
![]() |
Hệ thống cáp FASTER có hai trạm hạ cánh tại Nhật Bản, ở quận Chiba và Mie giúp cung cấp dễ dàng truy cập đến các thành phố lớn của Nhật Bản đồng thời cũng kết nối nhiều hệ thống cáp lân cận để mở rộng khả năng kết nối đến các địa điểm khác của Châu Á, hứa hẹn cải thiện tốc độ Internet trên lục địa đông dân nhất thế giới này.
“FASTER sẽ giúp cho tốc độ Internet trở nên nhanh hơn, tốt hơn và ổn định hơn cho người dùng của chúng tôi tại châu Á”, Urs Holzle, Phó chủ tịch phụ trách cơ sở hạ tầng của Google khẳng định.
Người dùng Việt Nam hưởng lợi?
Ước tính hiện có khoảng 200 hệ thống cáp quang ngầm dưới đáy biển trên khắp thế giới, giúp truyền tải 95% lương lượng Internet trên toàn cầu. Hiện tại, Việt nam có 5 hướng kết nối quốc tế chính (IA, AAG, APG, SMW3 và AAE1). Trong đó khoảng 30-40% lưu lượng Internet quốc tế của ta qua tuyến cáp AAG, tuyến kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Nhưng kể từ khi chính thức hoạt động từ năm 2009, AAG lại thường xuyên bắt gặp các sự cố và phải liên tục dừng hoạt động để bảo trì.
Với mỗi lần tuyến cáp này bị đứt, việc hàn nối sẽ kéo dài trong 2 - 3 tuần; và trong thời gian đó, việc liên lạc và trao đổi thông tin đi nước ngoài của các khách hàng theo hướng Việt Nam đi quốc tế như dịch vụ web, e-mail, thoại, video… bị chậm.
Đây cũng là lý do mà trong thời gian gần đây, các nhà cung cấp dịch vụ internet trong nước quyết định dần nói không với tuyến cáp AAG truyền thống và giảm sự phụ thuộc vào tuyến AAG bằng cách tăng lưu lượng quốc tế qua các tuyến cáp khác.
Với FASTER “gã khổng lồ tìm kiếm” đã có thể tự tin phục vụ tốt hơn người dùng của mình tại khu vực châu Á - thị trường đang có lượng người dùng Internet nhiều nhất thế giới và kết nối dễ dàng hơn giữa các trung tâm dữ liệu của Google đặt tại Mỹ và Á châu. Điều này đồng nghĩa với việc các quốc gia châu Á, trong đó có cả Việt Nam, sẽ được hưởng lợi từ tuyến cáp quang này.
Global Transit, một công ty thành viên của TIME dotCom (tập đoàn viễn thông đứng thứ 2 Malaysia) là một trong 5 đối tác viễn thông châu Á cùng tham gia xây dựng tuyến cáp FASTER trị giá 300 triệu USD này.
![]() |
Cách đây 1 năm, tháng 5/2015, TIME dotcom đã đầu tư 12 triệu USD vào CMC Telecom, công ty Viễn thông thuộc Top 4 trên thị trường Việt Nam, biến CMC Telecom trở thành công ty hạ tầng viễn thông Việt đầu tiên có cổ đông chiến lược quốc tế. Đến thời điểm hiện tại, Time dotCom đã sở hữu hơn 45% cổ phần của CMC Telecom.
Trong 5 năm qua, TIME dotCom đã đầu tư trên 200 triệu USD cho hạ tầng cáp quang biển kết nối chiều quốc tế và là một thành viên quan trọng đóng góp đầu tư vào tuyến cáp FASTER.
http://cmctelecom.vn/
Trao đổi về việc CMC Telecom có thể tận dụng hạ tầng cáp quang biển mà TIME dotCom đã đầu tư, ông Đặng Tùng Sơn - Phó tổng giám đốc CMC Telecom chia sẻ “CMC Telecom đang cùng làm việc với Global Transit để sớm điều hướng băng thông quốc tế của CMC Telecom qua FASTER. Dự kiến cuối năm nay, người dùng Internet Việt Nam, khách hàng của CMC Telecom sẽ được sử dụng FASTER ”.
![]() |
Cụ thể, các kênh 160 megahertz - mà Wi-Fi Alliance gọi chúng với cái tên "wave 2" - hiện đã trở thành một phần của chuẩn 802.11ac. Tính năng nổi bật nhất của "wave 2" là MU-MIMO cho phép router có thể giao tiếp hiệu quả hơn với nhiều thiết bị khác nhau bằng cách tạo kết nối trực tiếp giữa router và từng thiết bị riêng lẻ.
Trước khi có công nghệ này, router thường phải chuyển đổi liên tiếp giữa các thiết bị. Chẳng hạn nếu bạn đang xem một bộ phim trên tablet, đồng thời chơi game chơi laptop thì tín hiệu kết nối sẽ phải chia sẻ cho cả hai. Nhưng với MU-MIMO thì không. Công nghệ này cho phép router giao tiếp thẳng với từng thiết bị - đồng nghĩa với việc đảm bảo kết nối luôn ở mức cao nhất.
Hiện tính năng MU-MIMO đang có mặt trên một số dòng router cao cấp, chẳng hạn mẫu sản phẩm Linksys EA9500. Tuy nhiên, phải đến bây giờ MU-MIMO mới chính thức trở thành một phần của chuẩn Wi-Fi 802.11ac.
Một tính năng mới nữa của "wave 2" là tăng gấp đôi băng tần kênh tối đa, từ 80MHz lên 160MHz, giúp đẩy băng thông lên tới 866Mbps – có nghĩa là siêu nhanh với kết nối Wi-Fi. Điều này có nghĩa bất cứ router nào cũng có thể cung cấp hai băng tần với tốc độ vượt qua mốc gigabit.
"Wave 2" sử dụng nhiều kênh hơn trên dài tần 5GHz giúp hạn chế những vấn đề phát sinh về kết nối tại những khu vực người dùng đông đúc, nơi thường đặt quá nhiều router có thể gây ra hiện tượng can nhiễu làm giảm đáng kể tốc độ kết nối.
Nguyễn Minh(theo DigitalTrends)
" alt=""/>Nâng tốc độ WiQuả thật, chưa một mùa CKTG nào lại có nhiều diễn biến lạ kì để rồi nó được tăng lên thành những kịch tính đầy hấp dẫn và khó tin như ở giải đấu năm nay.
Không ai có thể nghĩ CLG, iG, LGD hay TSM có thể rời CKTG 2015 sớm đến như vậy khi họ đều được đánh giá là những ứng cử viên mạnh mẽ có cơ hội tranh chấp chức vô địch. Thế nhưng, những chủ lực của họ như Doublelift, KAKAO, imp và Bjergsen chẳng thể “gánh” nổi những người đồng đội thi đấu quá tệ xuyên suốt vòng bảng.
Cloud 9 đến với CKTG 2015 như một giấc mơ và đáng lí ra họ đã có thể bay cao tại giải đấu này nếu như không bạc nhược thua liên tiếp 4 trận ở lượt về. Người hâm mộ của C9 không hiểu lí do tại sao Hai và những người đồng đội có thể đưa họ lên mây xanh rồi dìm xuông tận đáy địa ngục nhanh đến vậy chỉ trong vỏn vẹn 1 tuần lễ ngắn ngủi…
Mới được thành lập từ đầu Mùa 2015, Origen đến với CKTG 2015 với không ít hoài nghi và được coi là đội tuyển “lót đường” ở bảng D với những cái tên lớn là LGD, KT Rolster và TSM. Nhưng xPeke đã làm cho tất cả phải nghĩ lại khi cùng với Origen bất ngờ thi đấu thăng hoa và trực tiếp tiễn LGD cùng TSM về nước làm sai lệch hoàn toàn mọi dự đoán trước đó.
Nhưng khó ngờ nhất phải kể tới hạt giống số 1 tới từ Bắc Mỹ, CLG. Họ được lắp vào bảng đấu “dễ thở” nhất và đã có lúc dẫn đầu bảng A nhưng rồi bất ngờ thi đấu chuệch choạc vào thời điểm nhạy cảm nhất để rồi ngậm ngùi rời CKTG 2015 chỉ với vỏn vẹn 2 trận thắng bằng với đội tuyển yếu nhất giải, paiN Gaming.
Ai có thể ngờ được 2 cú Pentakill duy nhất sau vòng bảng lại thuộc về 2 tuyển thủ rất ít được quan tâm là Balls (C9) và AN (AHQ) khi mà những Faker, imp, Doublelift,…còn chưa lên tiếng?! Người thi đấu ấn tượng nhất với chỉ số KDA cực khủng khiếp 71.0 lại là Bang (SKT) chứ chẳng phải là những “siêu nhân” Clearlove, MaRin…như dự đoán.
Đó chính là những bất ngờ và kịch tính đã có ở CKTG 2015 và hứa hẹn sẽ còn nhiều kịch bản không ngờ tới khi vòng đấu loại trực tiếp chính thức khởi tranh.
Có tài năng, là chủ lực của đội và đã từng thể hiện được ít nhiều trong các giải đấu nội địa mà họ tham dự…những Doublelift, imp, KAKAO hay Bjergsen lại chính là một trong những tác nhân chính dẫn đến sự thất bại hoàn toàn của những ứng cứ viên sáng giá cho chức vô địch CKTG 2015!
Xạ thủ hay nhất thế giới, người đi rừng hay nhất hành tinh hay Faker Bắc Mỹ...là những mỹ từ dùng để ca ngợi trình độ và tầm ảnh hưởng của họ nhưng chúng chỉ càng tô đậm thêm sự nhạt nhòa, yếu kém từ những màn trình diễn vô cùng thiếu thuyết phục xuyên suốt vòng bảng vừa qua. Hãy nhìn vào những con số thống kê để thấy rõ hơn điều này:
Doublelift – linh hồn của CLG có chỉ số KDA là 2.7 xếp thứ 5…từ dưới lên so với toàn bộ những xạ thủ đã thi đấu ở vòng bảng CKTG 2015. Đã từng có khởi đầu như mơ khi cùng CLG toàn thắng ở 2 trận đấu mở màn đều bằng những nỗ lực của bản thân, nhưng phong độ đỉnh cao không được duy trì khiến cho Doublelift cùng nhà đương kim vô địch LCS Bắc Mỹ Mùa Hè 2015 phải về nước sớm.
Ở ngày phía trên Doublelift 1 bậc, đó chính là imp, nhà đương kim vô địch thế giới Mùa 4. Được chơi bên cạnh Pyl, hỗ trợ được chính imp lựa chọn nhưng chính lối chơi “hổ báo” thái quá và thái độ tiếp cận trận đấu có phần thiếu tính toán đã khiến cho anh chàng xạ thủ người Hàn chấm dứt giấc mơ bảo vệ chức vô địch CKTG của mình. Có lẽ, chỉ Mata (MVP CKTG Mùa 4), cựu hỗ trợ của Samsung White mới làm thi đấu imp rực sáng và thành công mà thôi…
KAKAO – “thánh” rừng của iG và được toàn thể người hâm mộ ca tụng sẽ đủ sức làm nên chuyện ở lần tham dự CKTG này. Nhưng rồi cũng giống như imp, có lẽ chính thái độ thi đấu thiếu thận trọng, không tính toán kỹ lưỡng trước mọi pha xử lí đã khiến cho cá nhân anh ta cũng như hạt giống số 3 đến từ Trung Quốc, iG nhanh chóng rời cuộc chơi. Liệu với chỉ số KDA 3.6, KAKAO còn được tiếp tục thần thánh hóa là người đi rừng hay nhất thế giới như trước nữa?
Còn rất rất nhiều cái tên gây thất vọng tràn trề nữa như Bjergsen (TSM), Ryu (H2K), Rookie (iG)…Tất cả đều xứng đáng được coi là những con “hổ giấy” bởi họ chỉ mạnh khi chưa lên sàn thi đấu mà thôi!
June_6th
" alt=""/>[CKTG 2015] Kết thúc vòng bảng: Bất ngờ và những con ‘hổ giấy’