6110 Navigator là điện thoại nắp trượt, nhiều chi tiết của vỏ được thiết kế bằng vật liệu kim loại, cho cảm giác chắc chắn. Mặt sau của máy được thiết kế gần giống máy ảnh thông thường. Trên lớp sơn màu đen bóng ở mặt sau, nổi bật lên máy ảnh số với ống kính và đèn flash có nắp. Máy có hai loa tích hợp được bố trí ngay cạnh máy ảnh. Là chiếc điện thoại 3G nên 6110 Navigator còn có một máy ảnh phụ ở phía trước. Máy có kích thước phù hợp với nhiều người dùng, 101 x 49 x 20 mm, nặng 125 gram.
Thông tin thị trường |
*Nokia 6110 Navigator giá 7.130.000 đồng. *Hộp sản phẩm bao gồm: cáp USB, tai nghe stereo HS-47, thẻ nhớ microSD 256MB, sách hướng dẫn sử dụng. *Nokia 6110 Navigator không có giao diện tiếng Việt, cài đặt GPRS/MMS tự động qua các nhà khai thác dịch vụ. |
Màn hình của 6110 Navigator có 16 triệu màu, kích thước 45 x 35 mm. Chất lượng hình ảnh hiển thị trên màn hình tốt, nhất là khi dùng cho bản đồ số trong tính năng định vị (GPS). Chiếc điện thoại này có nhiều phím bấm tắt, bao gồm: phím chụp ảnh, điều chỉnh âm lượng, phím GPS, kết nối Internet... Khe cắm thẻ nhớ mở rộng và cổng USB mini có nắp đậy dạng bản lề đẹp và kín. Thiết kế này cho phép những người thường xuyên di chuyển trên đường an tâm hơn khi có được thông tin từ vệ tinh cũng như tính an toàn, chống được nước hoặc bụi làm hỏng máy.
" alt=""/>Hoa tiêu di động 6110Quyết định này đã đảo ngược một nghị quyết của Chính phủ Thụy Điển hồi năm 2010, theo đó chấm dứt nghĩa vụ quân sự bắt buộc, ngừng việc huy động những người từng là lính nghĩa vụ và những người tình nguyện tham gia chương trình tái huấn luyện bắt buộc.
Với quyết định mới này, quân đội Thụy Điển có thể tiến hành tập trận bằng những đơn vị có quân số đầy đủ, tức là năng lực tác chiến sẽ gia tăng.
Cuộc khủng hoảng Ukraine cũng được xem là “động lực” để năm 2015 Thụy Điển thông qua học thuyết quốc phòng mới, cho phép tăng ngân sách quốc phòng, đồng nghĩa với việc tăng số lượng và chất lượng của lực lượng vũ trang.
Học thuyết quốc phòng mới cũng đề cập việc tái tổ chức những đơn vị quân đội đã bị giải thể, xây dựng nhiều đơn vị mới và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quân sự, trước hết là với tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Hiện thực hóa học thuyết quốc phòng mới, trong những năm gần đây, ngân sách quốc phòng Thụy Điển tăng đều đặn và trong năm tài chính 2021 đạt 71,2 tỷ krona (tương đương 7,8 tỷ USD), mức tăng chi tiêu quân sự lớn nhất trong 70 năm qua. Theo Euronews, ngân sách quốc phòng của Thụy Điển dự kiến đạt 89 tỷ krona (9 tỷ USD) vào năm 2025.
Tháng 9/2021, Bộ Quốc phòng Thụy Điển chính thức khôi phục Trung đoàn K4 (bị giải thể đầu những năm 2000), đơn vị chuyên tiến hành các hoạt động tác chiến ở vùng Bắc Cực.
Tiếp đó là các Trung đoàn bộ binh 13 và 21, Trung đoàn hải quân đánh bộ 4 và Căn cứ không quân 16; một trung đoàn pháo binh cũng nằm trong kế hoạch tái xây dựng. Nhìn chung, số lượng binh sĩ lực lượng vũ trang đã vượt quá 50.000 người, mục tiêu đến năm 2025 đạt 90.000 người.
Trong lĩnh vực vũ khí trang bị, Thụy Điển chủ yếu sử dụng các sản phẩm nội địa, đồng thời kết hợp mua sắm một số mặt hàng kỹ thuật cao, hiện đại của nước ngoài. Cách làm này tỏ ra hiệu quả, giúp Thụy Điển đến nay có một kho vũ khí trang bị mạnh thuộc loại hàng đầu châu Âu.
Ngành công nghiệp quốc phòng Thụy Điển có năng lực nghiên cứu, chế tạo trong tất cả các lĩnh vực chủ yếu và nổi tiếng với nhiều loại sản phẩm, không chỉ về cơ bản đủ trang bị cho quân đội Thụy Điển mà còn xuất khẩu.
Điển hình, dòng máy bay tiêm kích đa năng JAS 39 Gripen của Tập đoàn Saab, từng được cung cấp cho Cộng hòa Czech, Hungary, Nam Phi, Thái Lan, Brazil... sắp tới là Philippines, Áo, Ấn Độ, Indonesia…
Có tốc độ tối đa cao gấp đôi tốc độ âm thanh, JAS 39 Gripen có thể mang theo nhiều loại tên lửa khác nhau như tên lửa tấn công mặt đất, tên lửa chống tàu chiến, tên lửa đối không… và nhiều loại bom hiện đại.
Thụy Điển là nước đầu tiên trên thế giới trang bị cho hải quân loại tàu ngầm phi hạt nhân Gotland với động cơ AIP (động cơ yếm khí), cho phép tàu có thể không cần phải nổi lên trong suốt 2 - 3 tuần.
Thụy Điển cũng là quốc gia xuất khẩu tàu ngầm hoặc chuyển giao công nghệ đóng tàu ngầm cho nhiều nước, trong đó có nhiều loại tàu ngầm hiện đại như Collin của Australia, Archer và Challenger của Singapore có nguồn gốc thiết kế từ lớp tàu ngầm Vastergotland của Thụy Điển. Tập đoàn Saab cũng đang phát triển tàu ngầm lớp A26, dự kiến không chỉ trang bị cho hải quân Thụy Điển, mà còn bán cho một số quốc gia.
Lục quân Thụy Điển cũng chủ yếu được trang bị vũ khí nội địa, nhất là vũ khí bộ binh, đồng thời, một số nhu cầu được đáp ứng với sự trợ giúp của các nhà cung cấp nước ngoài. Cuối tháng 5/2021, Mỹ đã chuyển giao hệ thống phòng không Patriot PAC 3+ đầu tiên cho Thụy Điển. Tổng cộng có bốn khẩu đội được đặt hàng; sau khi thử nghiệm, hệ thống tên lửa này sẽ đi vào hoạt động dưới tên gọi hệ thống Luftvarns 103.
Những năm gần đây, Thụy Điển tăng cường quan hệ với NATO. Quân đội Thụy Điển thường xuyên tham gia các cuộc tập trận quân sự do NATO tổ chức, qua đó được tích hợp vững chắc vào các cấu trúc của NATO. Các binh sĩ Thụy Điển đã tham gia vào chiến dịch do NATO dẫn đầu ở Afghanistan và hợp tác chặt chẽ với NATO về huấn luyện kể từ năm 2015.
Sau khi nổ ra cuộc chiến tại Ukraine, Chính phủ Thụy Điển đang cân nhắc khả năng gia nhập tổ chức quân sự lớn nhất thế giới này. Ý định này đã nhận được sự ủng hộ của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng như các thành viên NATO chủ chốt như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ…
Nga đã lên tiếng cảnh báo về hậu quả của việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, nhấn mạnh điều đó sẽ "không mang lại sự ổn định cho châu Âu".
Nguyên Phong
" alt=""/>Lý do Thụy Điển tăng cường sức mạnh quân sựSau thời gian tạo “sóng gió” trên thị trường di động Việt Nam, giờ đây, người sử đang đặt ra những câu hỏi lớn với di động Trung Quốc.
Những vấn đề xung quanh giá cả và chất lượng của các loại điện thoại này đang trở thành tâm điểm của các diễn đàn và được nhiều khách hàng quan tâm.
Đắt hay rẻ?
Cũng giống như trào lưu xe máy Tàu, ĐTDĐ Trung Quốc “được khoe” có tính năng hiện đại và được giới thiệu “không thua kém” những mẫu ĐTDĐ tên tuổi đời mới, đặc biệt giá rất… “bèo” đã từng tạo nên cơn sốt tại thị trường Việt Nam. Các chủ cửa hàng vẫn thường "rao" sản phẩm điện thoại Tàu của mình với chất lượng cao nhất và giá cả rẻ nhất. Đơn cử như chiếc điện thoại N70i nắp trượt, nhái mẫu Nokia N70, có tiếng Việt, vỏ sapphire chống trầy, màn hình 2 inch, nghe nhạc MP3, xem phim MP4, chụp hình quay phim 2 megapixel, bộ nhớ máy 64 MB, thẻ nhớ 128 MB kèm theo phụ kiện gồm 2 pin, 2 sạc, tai nghe, cáp kết nối vi tính thành USB di động có giá 2,1 triệu đồng. Hoặc chiếc O2 mini và được “quảng cáo” kiểu dáng giống O2 nhưng nhỏ gọn, màu sắc đẹp, chụp hình 2,5 megapixel và nhiều chức năng hơn... chỉ với mức giá 2,5 triệu kèm theo thẻ nhớ 128 MB…
Thời gian gần đây, trên các diễn đàn, những cuộc tranh luận “nảy lửa” về mức độ phù hợp giữa giá cả và chất lượng điện thoại Trung Quốc đang diễn ra hết sức sôi nổi. Những người ủng hộ điện thoại Tàu thì cho rằng giá cả của chúng rẻ và được tích hợp nhiều tính năng. Một bộ phận khác lại kịch liệt phản đối và đánh giá điện thoại Tàu đắt vì nhanh hỏng. Điều đó đã làm cho một bộ phận khách hàng cảm thấy “băn khoăn” khi lựa chọn điện thoại Tàu.
" alt=""/>Điện thoại 'Tàu': nên hay không?