Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga, Bộ Quốc phòng (Hà Nội), cho biết các vấn đề nguy cơ dịch bệnh sau đợt thiên tai vừa qua hiện hữu do vi khuẩn, virus phát triển, việc sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn dẫn tới các bệnh tiêu hóa tăng lên.
Theo bác sĩ Hoàng, các nguy cơ sức khỏe cho học sinh bao gồm dịch bệnh đau mắt đỏ, ngộ độc thực phẩm, thương hàn, bệnh da liễu. Nếu trường, lớp có trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm sau mưa bão, học sinh cần nghỉ học tránh lây lan cho các bạn khác.
Nhiều trường không có nước sạch sinh hoạt, trong lớp chật hẹp cũng là điều kiện dễ nhiễm bệnh. Vì vậy, cơ sở giáo dục cần đảm bảo đúng vệ sinh sạch sẽ trường lớp, thau rửa bể nước, sân trường, bàn ghế, tường trong phòng học. Nấu nước sôi để cho học sinh uống, thực hiện nghiêm chỉnh an toàn thực phẩm, đảm bảo thức ăn chín.
Thầy cô giáo và phụ huynh chuẩn bị thêm quần áo cho học sinh. Tuyên truyền vận động học sinh đề phòng tai nạn thương tích trong trường học, tránh xa các khu vực thiếu an toàn, nơi có nguy cơ đuối nước, có cành cây gãy, điện giật.
Ngày 10/9, công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Khắc phục hậu quả sau bão số 3 Yagi đã yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra những cơ sở giáo dục gần sông, suối, có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất và ngừng cho học sinh đến trường nếu thiếu an toàn.
Các nhà trường phối hợp với cơ quan y tế để khử trùng làm vệ sinh trường lớp, phòng ngừa nguy cơ dịch bệnh bùng phát sau bão, đảm bảo điều kiện an toàn, sức khỏe cho học sinh khi quay lại trường học.
Ngoài khắc phục sự cố môi trường, ngành giáo dục các địa phương thiệt hại sau mưa lũ nên tập trung sửa chữa cơ sở hạ tầng. Tổ chức hỗ trợ tâm lý cho giáo viên, học sinh bị ảnh hưởng sau bão, lũ và đặc biệt gia đình có thiệt hại về người và tài sản.
“Thời điểm đó các hotline cứu hộ đều luôn trong tình trạng máy bận. Nhà tôi ở tầng trung nhưng đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất là nếu vỡ kính đành bỏ của chạy lấy người. Dù may mắn không có thiệt hại gì về người và của sau trận bão trên, nhưng gia đình tôi đang rất nghiêm túc học hỏi kinh nghiệm chống bão cho căn góc hướng đón gió bởi bão tố có thể ập tới bất cứ lúc nào”, chị Vui cho biết.
Ở căn góc tại dự án Anland Complex, khu đô thị Dương Nội (Hà Đông), chị Mai cũng đã có những giây phút đáng nhớ khi cơn bão Yagi đổ bộ.
Theo chị Mai, nhà có 2 mặt góc với tổng chiều dài hứng gió hơn 20m, trong đó phần kính và cửa logia khoảng hơn 10m nên cảm nhận rõ ràng hơn so với các căn mà chiều dài hứng gió chỉ tầm 3-7m.
“Tôi thấy căn góc có hai mặt, nếu 2 mặt đó bên chiều gió thì đương nhiên là diện tích mặt thoáng hứng gió nhiều hơn. Ngồi nhà xem video các nơi cửa kính bung ra, với sức gió đập vào cửa kính gia đình tôi cũng rất lo. Nhưng với những gì đã trải qua, tôi thấy chất lượng vật liệu và chất lượng thi công thực sự rất quan trọng”, chị Mai chia sẻ và cho biết, kính căn hộ đã được gia đình chủ động dán chống nóng decal loại cao cấp từ trước đó. Và tuyệt đối không mở cửa hay hé cửa kính lớn trong suốt thời gian gió giật mạnh.
“Rất may nhà tôi cũng không hề bị nước tràn qua các khe, gioăng cửa kính vào nhà dù phải hứng gió rất mạnh. Thậm chí không cần dùng bất kỳ một chiếc khăn lau nào cho việc thấm nước. Theo tôi, nhà nào có kính nên chủ động dán decal toàn phần để tăng liên kết và tăng sức chịu lực. Khi có gió bão tuyệt đối không cố gắng mở hé cửa ra để cảm nhận vì gió lùa vào quật rèm và đồ đạc nguy hiểm hơn”, chị Mai nói.
Gia cố cửa mùa mưa bão
Căn góc là những căn hộ nằm ở vị trí góc của tòa nhà chung cư, thường có hai mặt thoáng, không có bất kỳ căn hộ nào khác nằm chắn hai mặt thoáng này nên lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên và gió.
Số lượng căn góc tương ứng với số góc của tòa nhà. Kết cấu một khối chung cư chỉ có 4 góc mỗi tầng nên số lượng căn góc không nhiều. Mặt khác, căn góc thường thông thoáng và rộng rãi nên có giá bán cao hơn 20-30% những căn cùng tầng (cùng diện tích).
Theo chuyên gia xây dựng, hiện nay, kính được sử dụng tại nhiều công trình. Từ cửa sổ, cửa ban công đến lan can... thường được làm bằng kính cường lực. Chuyên gia khuyến cáo, chủ nhà nên dán film PVB mặt ngoài. Trường hợp có xảy ra vỡ, nổ cũng không bị nổ thành các mảnh vụn, sẽ hạn chế nguy hiểm đối với người sử dụng.
ThS. KTS Cao Hoàng Anh - Giám đốc Công ty Kiến trúc Xây Dựng & đầu tư ACA lưu ý, cần kiểm tra, bảo trì thường xuyên hệ thống cửa trong nhà, đặc biệt trước mùa mưa bão. Đối với cửa sổ, cửa đi cần kiểm tra độ bền chịu va đập, độ bền trước áp lực gió, độ kín nước, độ lọt khí…
Bên cạnh đó, cần kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo quản chống mối mọt, nấm mốc, đặc biệt đối với cửa ngoài hoặc cửa đặt ở nơi ẩm ướt thường xuyên. Kiểm tra nước mưa có lọt vào phía dưới thanh cái ngang đáy và kiểm tra ngăn gió lùa qua khe cánh cửa với khuôn cửa, hoặc giữa hai cánh cửa.
Kiểm tra để đảm bảo kính được gắn chặt vào các mối liên kết của khung cánh, trường hợp nhận dạng được sự lỏng lẻo trong liên kết giữa khung cửa và tường, kính và đố hay cánh, cần gia cố lại bằng tắc kê để tăng độ liên kết giữa khung vào tường hay dán keo tăng liên kết kính vào đố …
Theo chuyên gia, có thể thực hiện dán băng keo chống nứt dọc theo các đường viền của cửa. Hoặc có thể dán chéo qua cửa kính tạo ra các khung hình chữ X, hình thoi, chữ nhật để giảm áp suất gió tác động lên bề mặt. Băng keo có tác dụng gia cố thêm kết cấu kính giảm lượng gió lùa, làm chắc chắn, giảm nguy cơ nứt, rạn nứt nếu bị va đập. Ngoài ra, cần kiểm tra, cài chặt các then, chốt cửa đi, cửa sổ. Neo cửa bằng đòn tre, gỗ, sắt vào tường nhà để chống gió giật bung cửa.
Ngoài ra, công ty Heesung - đối tác cung ứng linh kiện mô đun tinh thể lỏng định vị tự động của tập đoàn LG cũng tăng vốn tại KCN Tràng Duệ thêm 125 triệu USD, nâng tổng vốn đạt 279 triệu USD. Nhà máy của Heesung dự kiến đạt quy mô 10,5 triệu sản phẩm/năm.
LG Display là công ty hàng đầu thế giới về công nghệ hiển thị, bao gồm màn hình tinh thể lỏng và màn hình OLED.
Màn hình của công ty được sử dụng chủ yếu cho TV, máy tính xách tay, màn hình máy tính, máy tính bảng, màn điều khiển trên ô tô và các thiết bị di động.
Công ty đang vận hành các cơ sở sản xuất tại Hàn Quốc và Trung Quốc, với các cơ sở lắp ráp phụ trợ đặt tại Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.
Đầu tháng nay, nhà sản xuất màn hình Hàn Quốc đã công bố màn hình "co giãn", có khả năng kéo giãn lên đến 50% - tỷ lệ cao nhất trong lĩnh vực này cho đến nay.
Nguyên mẫu của sản phẩm được trình diễn kéo dài từ 12 inch ban đầu thành 18 inch, đồng thời cung cấp độ phân giải cao 100ppi, hiển thị đầy đủ dải màu RGB.
Khả năng co giãn khủng cho phép tấm nền thích hợp với nhiều thiết kế khác nhau, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh khi được thương mại hóa.
LG cho biết họ đã áp dụng công nghệ mới, bao gồm cải thiện đặc tính của chất nền vật liệu silicon đặc biệt sử dụng trên các kính áp tròng và phát triển cấu trúc dây dẫn mới để cải thiện tính năng co giãn của màn hình.
Bên cạnh đó, nhà phát triển cũng đã sử dụng các đèn micro-LED 40 micromet nhằm duy trì chất lượng hình ảnh rõ nét dù tấm nền co giãn hay trong môi trường khắc nghiệt.
Màn hình co giãn không chỉ mỏng và nhẹ mà còn có khả năng bám dính vào các bề mặt cong không đều như quần áo và da.
Chúng dự kiến sẽ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ thời trang và thiết bị đeo đến khả năng di chuyển.