UEFA Champions League là giải đấu bóng đá cao nhất cấp câu lạc bộ được tổ chức thường niên bởi Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA). Trong khi đó, Quang Hải hiện đang chơi bóng ở Pau FC, thuộc giải hạng 2 của Pháp.
Câu lạc bộ của Quang Hải không hề góp mặt trong giải đấu này. Do vậy, nhiều fan hâm mộ bóng đá quốc tế đã đặt câu hỏi, phải chăng khâu quản trị fanpage của UEFA Champions League gặp vấn đề.
Trong lúc dân mạng còn đang hoang mang, fanpage của UEFA Champions League lại xuất hiện thêm một bài đăng mới. Lần này, nhân vật chính trong bức ảnh được đăng tải là một thanh niên Châu Á. Bối cảnh bức ảnh cũng không hề liên quan đến bóng đá như ở các bài đăng khác của trang fanpage này.
Xâu chuỗi lại sự việc, nhiều người đã liên tưởng đến những vụ hack fanpage của các cầu thủ bóng đá nổi tiếng trước đây. Nhiều vụ hack trong số đó có thủ phạm là người Việt.
Ở thời điểm hiện tại, 2 bức hình trên đã bị xóa khỏi trang fanpage Facebook của UEFA Champions League. Nhiều khả năng, quản trị viên của UEFA đã giành lại được quyền kiểm soát trang fanpage này.
Trọng Đạt
" alt=""/>Người Việt hack fanpage UEFA Champions League?Theo dự báo của Công ty McKinsey, đến năm 2030, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ đóng góp cho nền kinh tế thêm 13.000 tỷ USD, tương đương 1,2% GDP toàn cầu.
Tại Việt Nam, cộng đồng AI được nhận định có tiềm năng phát triển rất lớn. Với sự kết hợp của dân số trẻ, công nghệ trí tuệ nhân tạo được dự báo sẽ mang tới nhiều bộ mặt mới cho nền kinh tế Việt Nam những năm tiếp theo.
Thực tế cho thấy, trong những năm qua, Việt Nam đã có các chủ trương cụ thể trong thúc đẩy phát triển ứng dụng công nghệ AI. Rõ ràng nhất là việc Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030.
Chiến lược đưa ra mục tiêu đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng, đưa AI trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong cuộc Cách mạng 4.0, góp phần phát triển kinh tế xã hội và từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI trong khu vực và trên thế giới.
Mới đây nhất, tại AI Summit 2022, một thông tin quan trọng đã được các diễn giả chỉ ra. Ở góc độ nghiên cứu, theo một xếp hạng quốc tế, Việt Nam hiện đứng thứ 26 thế giới về năng lực nghiên cứu AI.
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam hiện cùng Singapore là hai quốc gia nằm trong bảng xếp hạng này. Các nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo trong nước được đánh giá không có khoảng cách quá xa so với các nước châu Âu như Ba Lan, Tây Ban Nha...
Trí tuệ nhân tạo đang được ứng dụng mạnh tại Việt Nam
Trí tuệ nhân tạo (Al) và Dữ liệu lớn (BigData) đã trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Đây là chìa khóa giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán về dữ liệu và tận dụng dữ liệu lớn để tối ưu hiệu quả công việc, gia tăng trải nghiệm khách hàng và giảm chi phí kinh doanh.
Tại Việt Nam, trí tuệ nhân tạo đang được ứng dụng mạnh mẽ, tích cực, nhất là trong các lĩnh vực như đô thị thông minh, y tế, bảo hiểm, nông nghiệp thông minh, công nghệ môi trường…
Một số doanh nghiệp lớn đã xây dựng và phát triển các Trung tâm nghiên cứu và phát triển AI tại Việt Nam, thu hút nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này đến làm việc. Đồng thời, đã có một lực lượng tương đối các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo áp dụng công nghệ AI trong các sản phẩm, dịch vụ mới.
Có thể kể tới các sản phẩm, dịch vụ ứng dụng công nghệ AI đã được thị trường ghi nhận, như Hệ thống theo dõi và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thông minh cho người Việt (VAIPE), sản phẩm chuyển đổi giọng nói tiếng Việt thành văn bản (VAIS), Hệ thống giám sát người lái (DMS), Camera giám sát, nhận diện người đeo khẩu trang (HANET AI Camera).
Mới đây nhất, VinBigData vừa ra mắt nền tảng trí tuệ nhân tạo đa nhận thức toàn diện VinBase, hỗ trợ doanh nghiệp Việt ứng dụng các giải pháp AI và Big Data vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đây là một trong những nền tảng tiên phong tại Việt Nam trong việc đưa trợ lý ảo tới gần hơn với các doanh nghiệp, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
Với việc ngày càng xuất hiện nhiều các công trình nghiên cứu, sản phẩm ứng dụng công nghệ AI, tại Việt Nam hứa hẹn sẽ có một lực lượng doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh trong lĩnh vực AI trên thị trường quốc tế.
Trọng Đạt
" alt=""/>Người Việt ngày càng tham gia sâu vào trí tuệ nhân tạoNgân hàng này khẳng định những tin nhắn có nội dung thông báo về những sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng không đăng ký đều là tin nhắn giả mạo, nhằm mục đích lừa khách hàng bấm vào link đính kèm tin nhắn và chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Thông thường, người dùng sẽ bị yêu cầu nhấp vào một đường link, sau đó nhập vào các thông tin ngân hàng và có thể bị kẻ xấu đánh cắp tiền trong tài khoản.
Không chỉ mạo danh ngân hàng, các đối tượng xấu cũng lợi dụng tên tuổi các công ty fintech để lừa đảo. Trong sáng 17/8, trong một nhóm người dùng MoMo phát đi cảnh báo cho thấy tên tuổi ví điện tử này cũng bị mạo danh với hình thức tương tự.
Kẻ xấu giả tên thương hiệu MoMo ở phần người gửi, sau đó nhắn tin SMS cho người dùng với nội dung tài khoản bị khoá, yêu cầu người dùng truy cập vào đường link để xác thực.
Các đối tượng vẫn sử dụng các đường link gây nhầm lẫn, trong trường hợp này là momovin.com, để tạo niềm tin cho người nhẹ dạ.
![]() |
Tin nhắn mạo danh MoMo lừa đảo người dùng. (Ảnh: Hội YVMM) |
Tuỳ trường hợp khác nhau, khi click vào các đường link này, người dùng sẽ bị yêu cầu nhập thông tin tài khoản ví điện tử, thông tin tài khoản ngân hàng, hoặc tài khoản mạng xã hội... Sau đó, kẻ gian sẽ dùng nhiều cách khác nhau để chiếm đoạt tiền và tài khoản của nạn nhân.
Tất cả các ngân hàng và chuyên gia bảo mật đều khuyến nghị khách hàng không nên mở đường link lạ gửi qua tin nhắn nghi ngờ, tuyệt đối không cung cấp mã OTP và mật khẩu cho bất kỳ ai, nhằm bảo vệ tài khoản và thông tin cá nhân.
Theo báo cáo của Kaspersky, có đến 26,36% các nỗ lực lừa đảo tại Việt Nam vào tháng 4 vừa qua liên quan đến tài chính, nhắm vào ngân hàng, các hệ thống thanh toán và cửa hàng trực tuyến. Trong đó, lừa đảo thông qua các hệ thống thanh toán là trường hợp phổ biến nhất được phát hiện, chiếm 11,77% tổng số lừa đảo và hơn 44% trong số các loại lừa đảo tài chính.
Mặc dù vậy, tỷ lệ lừa đảo tài chính tại Việt Nam vẫn còn ở mức thấp so với trung bình ở Đông Nam Á (43,06%) và thấp nhất so với các nước được khảo sát trong khu vực.
Hải Đăng
Nhiều phản ánh của người dân về hệ thống kỹ thuật do Trung tâm VNCERT/CC quản lý cho thấy, các cuộc gọi giả danh cơ quan công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng tinh vi, dùng cả video call nhằm tạo lòng tin.
" alt=""/>Lại mạo danh MoMo, VP Bank để lừa đảo người dùng