VietNamNet cập nhật liên tục,ảngtổngsắphuychươtháng âm chính xác bảng tổng sắp huy chương Olympic Rio 2016.
VietNamNet cập nhật liên tục,ảngtổngsắphuychươtháng âm chính xác bảng tổng sắp huy chương Olympic Rio 2016.
Cổ tự mang ý nghĩa “mẹ trời”
Ẩn hiện trong màu xanh của những tán đại thụ, chùa Thiên Mụ (xã Tân Trạch, huyện Cần Đước, Long An) nổi bật với bức tượng Bồ Tát Quán Thế Âm vươn cao sừng sững. Với chiều cao 40m, đây là tượng Phật Bà cao nhất tỉnh Long An.
Ngôi cổ tự đón nhiều lượt khách thập phương, phật tử đến chiêm bái, thưởng ngoạn mỗi ngày. Ngoài tượng Phật khổng lồ, chùa Thiên Mụ còn hấp dẫn khách thập phương bởi những câu chuyện về chúa Nguyễn Ánh trước khi trở thành vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn.
Theo tài liệu lịch sử xã Tân Trạch và tư liệu của chùa, ngôi cổ tự hình thành từ năm 1726. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, chùa chỉ là một cái am nhỏ lợp bằng lá.
Sư trụ trì chùa cho biết: “Cái tên Thiên Mụ của chùa có liên quan đến những câu chuyện về chúa Nguyễn Ánh trước khi ông trở thành vua Gia Long. Tên này do chính ông đặt cho chùa”.
Theo sư trụ trì, trong lần ra Phú Quốc, chúa Nguyễn Ánh cùng binh lính đã ghé vào ngôi thảo am ở làng Tân Trạch (xã Tân Trạch ngày nay) tá túc. Tại đây, ông được trụ trì am tiếp đón thịnh tình. Vị trụ trì còn báo tin cho ông Mai Văn Hiến, người đứng đầu làng Tân Trạch, đến giúp đỡ chúa Nguyễn.
Chúa Nguyễn Ánh lưu lại ngôi thảo am cho đến khi gặp giấc mơ lạ. “Truyền thuyết kể lại rằng, một đêm nọ, trong lúc ngủ say, chúa Nguyễn nằm mộng thấy một bà cụ đầu tóc bạc phơ gọi dậy, nói đi về phía Tây.
Chúa Nguyễn thức giấc, lòng lo lắng nên lập tức truyền lệnh cho quân sĩ rời thảo am, vượt sông Vàm Cỏ Đông. Trước khi đi, ông nói, nếu sau này có thể làm vua sẽ đặt tên thảo am là Thiên Mụ và ban kỷ vật", sư trụ trì chùa kể lại.
"Sau khi ổn định lại lực lượng, chúa Nguyễn nhớ lời hứa năm xưa. Ông xưng vương và sắc tứ cho thảo am tên chùa Thiên Mụ với ý nghĩa là mẹ trời, vì 'thiên' là trời, 'mụ' là mẹ. Từ đó, thảo am trở thành chùa Thiên Mụ. Trải qua nhiều đợt trùng tu, chùa có kiến trúc, khuôn viên như bây giờ”, sư trụ trì cho biết thêm.
Báu vật vô giá
Ths Nguyễn Tấn Quốc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Long An cho biết, theo truyền thuyết và lời kể của các đời trụ trì chùa, ngoài sắc tứ cho ngôi chùa nhỏ mang tên Thiên Mụ, chúa Nguyễn Ánh còn ban tặng một số vật phẩm.
Các vật phẩm gồm: Hai bức tượng Phật bằng đồng đặt trong hai phổ đà bằng gỗ chạm lọng, một mõ, một trống sấm, hai đôi câu đối viết theo lối quán thủ (hai chữ đầu mỗi cặp câu đối ghép lại thành tên chùa).
Chúa Nguyễn Ánh còn ban bài vị thờ ông Mai Văn Hiến và trụ trì thảo am lúc xưa. Truyền thuyết còn kể rằng, trong thời gian tá túc tại ngôi thảo am, chúa Nguyễn Ánh thường nằm trên bộ ván (tấm phản - PV) của chùa. Sau khi ông rời đi, chùa giữ bộ ván nói trên để làm kỷ niệm và xem như báu vật.
Theo Ths Nguyễn Tấn Quốc, các hiện vật trên được chúa Nguyễn Ánh ban cho chùa trong giai đoạn ông mới xưng vương, chưa xưng đế, chưa trở thành vị vua đầu tiên của triều Nguyễn.
"Thông tin từ lạc khoản ghi trên những hiện vật chúa Nguyễn Ánh ngự ban cho chùa đề niên hiệu “Cảnh Hưng Ngũ Thập Niên” (1790), tức năm xây thành Gia Định, vì lúc này Nguyễn Ánh mới xưng vương chứ chưa xưng đế, chưa đặt niên hiệu, vẫn giữ niên hiệu Cảnh Hưng của vua Lê Hiển Tông", Ths Tấn Quốc cho biết.
Trải qua hơn 200 năm, một số di vật do chúa Nguyễn tặng cho chùa đã thất lạc, không còn. Ngoài tấm bảng Thiên Mụ tự do chúa Nguyễn sắc tứ bằng gỗ đã hư hại, không còn theo thời gian, tượng Phật bằng đồng đặt trong phổ đà cũng thất lạc, được thay thế bằng tượng khác.
Bộ ván tương truyền từng được chúa Nguyễn sử dụng trong thời gian lưu lại chùa cũng hư mục theo thời gian. Hiện, bộ ván này cũng không còn hiện hữu.
Bài vị của ông Mai Văn Hiến và trụ trì ngôi thảo am ngày trước cũng hư mục, được phục chế vào năm 2001. Trong đó bài vị của ông Mai Văn Hiến được người dân đưa vào thờ trong đình Trạch An ở ngay cạnh chùa.
Hiện nay, chùa còn lưu giữ chiếc mõ, trống sấm gần như nguyên vẹn. Chiếc mõ cổ bằng gỗ ngả màu nâu đen, trạm trổ hoa văn tinh xảo được chùa bảo quản trong hộp 4 mặt bằng kính. Hộp kính được đặt trang nghiêm trên án thờ sau chính điện.
Dù được bảo quản kỹ lưỡng, nhưng chiếc mõ vẫn xuất hiện những dấu tích hư mục sau hơn 200 năm tồn tại. Trong khi đó, chiếc trống sấm được chùa bài trí bên hông chánh điện, đặt trên giá đỡ bằng gỗ quý, trạm trổ họa tiết rồng đẹp mắt, tinh xảo.
Sư trụ trì cho biết: “Trước đây, trống dài lắm. Bây giờ, trống ngắn lại nhiều vì phải cắt bỏ phần hư, mục ở tang trống sau những lần thay da.
Hiện, chùa không dùng trống này nữa mà chỉ để trưng bày như một kỷ vật, bảo vật. Chúng tôi luôn cố gắng gìn giữ những kỷ vật do chúa Nguyễn ban".
Khi cần thoát hiểm từ bên trong, chỉ cần dùng ngón tay mở nắp và nhấn chốt, bạn có thể thoát ra ngoài. Các tình huống khẩn cấp có thể áp dụng như xe rơi xuống nước cần một lối thoát an toàn qua cửa sau, đỗ xe ở giữa khe hẹp cần mở cửa sau để thoát ra ngoài.
Nắp che móc kéo cứu hộ
Nếu quan sát kỹ phần mũi ô tô của các dòng xe du lịch đời mới, bạn sẽ phát hiện một chi tiết nắp ốp nhỏ có hình dạng tròn, vuông hoặc đa giác tùy theo thiết kế của từng hãng xe. Đây là nắp nhựa che giấu móc kéo cáp cứu hộ ẩn bên dưới.
Khi xe gặp sự cố như chết máy hoặc hỏng hóc cần kéo đi, tài xế chỉ cần lật mở nắp này để tiếp cận đầu móc, từ đó móc cáp kéo vào. Nhờ chi tiết nhỏ nhưng hữu ích này, xe có thể được kéo đi dễ dàng.
Chốt khóa chống tự ý mở cửa phía sau
Đây là chốt khóa cực kỳ hữu dụng và thường được gọi với cái tên đơn giản: Khóa trẻ em. Đó là một lẫy nhỏ thường xuất hiện ở cửa hàng ghế sau bên lái hoặc cả hai bên, có tác dụng chống lại việc người ngồi sau tự ý mở cửa khi chưa có sự cho phép của người lái.
Khóa này được thiết kế để khi đặt ở vị trí “on”, cánh cửa xe không thể mở từ bên trong. Điều này giúp ngăn ngừa tối đa các tình huống trẻ em hoặc hành khách bất cẩn mở cửa bất ngờ, gây mất an toàn. Trên thực tế, đã có nhiều vụ tai nạn xảy ra do người ngồi hàng ghế sau mở cửa mà không quan sát, gây nguy hiểm cho phương tiện đang di chuyển phía sau.
Lẫy chống chói trên gương chiếu hậu ô tô bị lầm tưởng là móc treo đồ
Trong nội thất ô tô, gương chiếu hậu trung tâm giúp tài xế quan sát những điểm mù phía sau mà hai gương sườn không thể thấy. Bên cạnh đó, hầu hết các nhà sản xuất đều thiết kế gương này thêm tính năng chống chói khi bị xe sau bật pha rọi thẳng vào.
Trên các mẫu xe cao cấp, tính năng chống chói thường tự động và kích hoạt bằng phím bấm điện tử. Tuy nhiên, ở nhiều dòng xe phổ thông, tài xế cần điều chỉnh chế độ chống chói bằng một lẫy gạt.
Lẫy này giúp giảm độ chói từ đèn xe phía sau, không phải là móc treo đồ như nhiều người thường nhầm lẫn.
Ký hiệu giúp chỉ vị trí mở nắp bình xăng
Khi lái xe vào cây xăng để đổ nhiên liệu, nếu gặp cảnh đông xe thì việc bạn đỗ sai vị trí tiếp cận bơm xăng cũng có thể làm mất thêm thời gian và gây khó chịu cho người khác.
Để tiết kiệm thời gian, việc đỗ đúng bên có nắp bình xăng gần vòi bơm là điều nên làm. Một mẹo nhỏ mà có thể ít người để ý đó là hãy quan sát đồng hồ phía trước vô-lăng, ngay tại nơi hiển thị mức báo nhiên liệu thường nhà sản xuất vẽ ký hiệu cột bơm xăng đi cùng mũi tên hình tam giác. Nếu mũi tên hướng về phía nào thì chính là nắp bình xăng nằm ở phía đó.
Núm xoay điều chỉnh tốc độ gạt mưa
Đây là một bộ phận nhỏ nhưng quan trọng trên bảng điều khiển của ô tô, giúp tài xế dễ dàng kiểm soát tầm nhìn trong điều kiện thời tiết mưa. Thông thường, núm này được đặt gần tay lái, tích hợp trên cần điều khiển bên phải của vô lăng, vừa tầm tay của tài xế để thuận tiện thao tác mà không cần mất tập trung khi đang lái xe.
Tuy nhiên, nhiều người quen chỉ gạt cần theo nấc để thay đổi tốc độ mô-tơ gạt mưa mà không để ý đến núm xoay có tác dụng thay đổi cường độ gạt khi ở nấc thứ nhất. Tài xế xoay núm này để giảm tốc độ khi mưa nhẹ hoặc chỉ có bụi bẩn, sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của cần gạt và tiết kiệm năng lượng.
Tổng hợp
Trại sáng tác có 26 tác giả tham gia, gồm nhà văn, nhà lý luận, phê bình, biên kịch, đạo diễn sân khấu, điện ảnh, truyền hình từ 17 tỉnh, thành.
Đây là dịp sinh hoạt chuyên môn nghề nghiệp, có tính chất giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, truyền cảm hứng trong lĩnh vực sáng tác kịch bản văn học, nâng cao chất lượng kịch bản văn học để tạo ra các vở diễn sân khấu, tác phẩm điện ảnh, truyền hình có chất lượng, sức lôi cuốn, hấp dẫn khán giả.
Trong khuôn khổ của trại sáng tác, ban tổ chức xây dựng các hoạt động định hướng chuyên môn như: giao lưu, tọa đàm về tầm quan trọng của kịch bản văn học, chất lượng kịch bản và những yêu cầu đổi mới với người viết…
Đặc biệt, hướng tới Festival hoa Đà Lạt năm 2024, ban tổ chức và các tác giả sẽ gặp gỡ, tìm hiểu về lễ hội truyền thống đặc trưng, đi thực tế sáng tác, tham quan di tích lịch sử, thu thập tài liệu của địa phương.
Kết thúc trại sáng tác, các thành viên sẽ báo cáo kết quả và nộp tác phẩm.