Trong bài viết này, nhiều bản đồ nhiệt sẽ được sử dụng để phân tích cách thức mà các đội và tuyển thủ kiểm soát tầm nhìn ở vòng bảng CKTG 2015. Hi vọng rằng, sau khi đọc xong bài viết, cách thức kiếm soát tầm nhìn của người chơi sẽ hiệu quả hơn trước. Và rất có thể từ đây, trình độ của bạn sẽ được nâng tầm lên một mức mới khi mà việc kiểm soát tầm nhìn đã thành thạo rồi?!
Bản đồ nhiệt thể hiện dữ liệu hai chiều mà trong đó các giá trị được biểu thị bằng màu sắc, nó rất tốt để tổng hợp các loại dữ liệu lớn và phức tạp.
Trong trường hợp này, nó cho phép chúng ta hình dung một cách nhanh chóng và bắt đầu giải thích được 11.000 con mắt được cắm ở Summoner’s Rift trong suốt 49 trận đấu ở vòng bảng CKTG 2015. Để tạo ra những loại bản đồ này, Riot đã tập hợp tọa độ các vị trí của mỗi con mắt dựa trên những điểm nhỏ li ti trên bản đồ Summoner’s Rift.
Họ chia tọa độ của mỗi con mắt tương ứng với (x,y) trên bản đồ nhỏ, rồi sau đó phân phối chúng sao cho hợp lí. Các cụm mắt được cắm gần nhau được gọi là một “điểm nóng” trên bản đồ. Điểm càng nóng tương đương với tỉ lệ mắt được cắm ra nhiều hơn tại vị trí đó.
Các đội tuyển của khu vực Wildcard (IWC)
Các đội tuyển của khu vực LCS Bắc Mỹ
Các đội tuyển của khu vực LCS Châu Âu
Các đội tuyển của khu vực LCK Hàn Quốc
Các đội tuyển của khu vực LPL Trung Quốc
Các đội tuyển của khu vực LMS Đài Loan
Khi được chơi bên Đội Xanh, các đội đến từ Hàn Quốc có nhiều vị trí cắm mắt đa dạng hơn hẳn và có xu hướng rải rác lượng mắt về phần sân của đối phương mà tập trung nhất là ở khu vực Bùa Đỏ. Đó là những con mắt được cắm sâu về phần rừng và trên mỗi đường của đối thủ. Điều này có thể nằm trong chiến thuật của các đội Hàn, hoặc đơn giản hơn là cách chơi quen thuộc dành nhiều thời gian để xâm chiếm lãnh thổ của đối phương hơn các khu vực khác.
Hai khu vực Bắc Mỹ và Wildcard (IWC) dành gần như toàn bộ sự tập trung của họ xung quanh hang rồng và Baron hơn hẳn các đội Hàn. Lưu ý rằng, nói như vậy không có nghĩa các đội Hàn coi thường hai mục tiêu lớn này, mà chỉ là việc họ cắm ít mắt xung quanh Baron hơn so với các đội từ Bắc Mỹ và IWC.
Đội Xanh thắng
Đội Đỏ thắng
Đội Xanh thua
Đội Đỏ thua
Nhìn chung, đội thắng thường cắm nhiều mắt của họ vào sân phần rừng của đối phương, còn đội thua thường phải dành nhiều sự quan tâm cho việc phòng thủ và cắm mắt xung quanh các mục tiêu có thể tranh chấp được. Điều này phản ánh nỗ lực giành quyển kiểm soát Baron và rồng với chiến thuật rủi ro hơn của đội đang thất thế.
Các đội từ Bắc Mỹ và Wildcard có nhiều trận thua hơn tất cả các khu vực còn lại ở vòng bảng, nên lượng mắt cắm ra của họ phần nào được đưa vào bản đồ nhiệt của đội thua (ngược lại với các đội Hàn Quốc với bản đồ nhiệt của đội thắng).
Chúng ta đã bàn xong về các khu vực và hai bên đội, nhưng còn đội tuyển yêu thích thì sao? Sẽ có những bản đồ nhiệt dành riêng cho các đội được yêu thích khi họ chơi ở vòng bảng với tư cách của cả hai đội Đỏ và Xanh. Lựa chọn lấy hai đội tuyển yêu thích và so sánh họ với nhau. Hoặc tập trung vào một đội duy nhất để xem lượng mắt cắm ra khác nhau thế nào khi họ ở bên Đội Xanh và Đội Đỏ…
Lưu ý: Trái – Đội Xanh và phải – Đội Đỏ.
SKT T1
KOO Tigers
Xem thêm bản đồ nhiệt của các đội tuyển khác tại đây.
June_6th(Theo Riot Games)
" alt=""/>[LMHT] Cách mà các cao thủ cắm mắt ở CKTG 2015Game 1: Tào Hồng trong tay Sài Gòn Dlight tỏa sáng
Ở game đấu đầu tiên, Kiên Giang ARB chọn Tào Phi cho Top để đảm nhiệm vị trí late, trong khi đó phía Sài Gòn Dlight lại chọn Tào Hồng - một vị tướng mới nổi gần đây ở phiên bản 3Q Củ Hành 3D cho vị trí này. Và lựa chọn này của Dlight tỏ ra vô cùng hiệu quả khi Tào Hồng gần như khắc chế được hầu hết các vị tướng còn lại của Kiên Giang ARB, vốn thiên về sát thương phép gồm: Biện Ngọc Nhi, Chu Du, Mi Trúc, Pháp Chính.
Tào Phi dù là một vị tướng có khả năng áp chế về Tào Hồng về cuối trận, tuy nhiên để làm được điều đó thì Tào Phi cần phải có rất nhiều item. Chính vì vậy, với việc không thể khắc chế được Tào Hồng ở đầu trận, cộng với việc các thành viên của Dlight hỗ trợ với nhau cực tốt, Kiên Giang ARB đã chấp nhận thua cuộc sau 26 phút thi đấu.
Game 2: Kiên Giang ARB vỡ mộng “nuôi late”
Sang game đấu thứ 2, Sài Gòn Dlight tiếp tục lựa chọn cho mình đội hình gồm những vị tướng có khả năng giao tranh tốt ngay từ thời điểm đầu mà không cần quá nhiều item như: Tôn Lỗ Ban, 3Q*Tôn Quyền, Lưu Chương, Trương Hoành cùng với 1 vị tướng có khả năng quấy phá combat và đẩy đường là Chu Du.
Trong khi đó Kiên Giang ARB tiếp tục trung thành với chiến thuật 'nuôi late' với những pick rất mạnh ở giai đoạn cuối trận gồm: 3Q*Tôn Linh Lung, Tôn Kiên, Pháp Chính cùng với 2 vị tướng hỗ trợ 3Q*Tân Hiến Anh và Lưu Thiện.
Giai đoạn đầu trận lợi thế tạm nghiêng về phía Kiên Giang ARB khi họ thường xuyên có những pha truyền thống để bắt lẻ đối thủ. Phía Sài Gòn Dlight cũng không kém cạnh, đáng chú ý nhất là Tôn Lỗ Ban với những pha bay nhảy cực kì khó chịu. Dù có lợi thế về mạng nhưng Kiên Giang ARB lại để Trương Hoành phá nhà quá nhanh, chỉ trong vòng 10 phút họ đã mất gần như toàn bộ 6 trụ ngoài.
Bước ngoặt của trận đấu diễn ra ở thời điểm khi 3 thành viên của Kiên Giang ARB mãi mê ăn Minh Quỷ Vương mà không chịu về def trụ 3 đường Top, kết quả họ bị mega đường này. Hơn thế nữa, cả Tôn Kiên và 3Q*Tôn Linh Lung đều phải nằm xuống. Gặp bất lợi quá sớm khiến Kiên Giang ARB không thể cầm cự được lâu trước sức push quá mạnh từ Dlight, trận đấu kết thúc ở phút thứ 17 và Dlight là đội đầu tiên lọt vào trận chung kết, trong khi đó Kiên Giang ARB sẽ thi đấu tranh 3,4.
Cùng theo dõi giải đấu tại: http://giaidau.360play.vn/
Kun
" alt=""/>Series A 3Q Củ Hành: Hủy diệt Kiên Giang ARB, Sài Gòn Dlight đọat vé tham dự chung kếtNgay sau khi sự việc khách hàng bỗng nhiên mất 500 triệu đồng trong tài khoản, Vietcombank lên tiếng khẳng định nguyên nhân xuất phát từ việc chính khách hàng đã truy cập vào một trang web giả mạo (có địa http chỉ //creatingacreator.com/kob/1/index.htm) vào ngày 28/7/2016 qua máy điện thoại cá nhân. Từ việc truy cập này, thông tin và mật khẩu của khách hàng đã bị đánh cắp, sau đó tài khoản khách hàng đã bị lợi dụng vào đêm ngày 03 rạng sáng ngày 04/8/2016.
"Việc mất tiền trong tài khoản xảy ra bởi khách hàng bị đánh cắp thông tin tài khoản do trước đó đã truy cập và khai báo thông tin trên đường link giả mạo website của ngân hàng như trên", Vietcombank khẳng định.
Ngay lập tức, nhiều người đã đặt câu hỏi nghi ngờ: Tại sao khách hàng không mất điện thoại, OTP trên điện thoại của khách hàng không nhận được mã xác nhận giao dịch mà tiền trong tài khoản vẫn chuyển đi thành công? Phải chăng đã có "sự cố" nào đó về bảo mật OTP từ phía ngân hàng?
Trong khi bản chất vụ việc còn chưa được công bố cụ thể do đang chờ cơ quan công an điều tra.
Hãy nghe Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty luật Basico phân tích "Trong trường hợp này “lỗi” sẽ thuộc về ai?":
Trong trường hợp khách hàng bỗng dưng mất tiền sẽ có 3 khả năng xảy ra:
Một là lỗi của khách hàng. Do khách hàng sơ suất vào trang web mạo danh, vào những trang nhiễm virus có khả năng bị lộ mật khẩu, để bị đánh cắp thông tin. Sau đó “kẻ trộm” đã dùng những thông tin này để truy cập tài khoản, chuyển khoản, rút tiền.
Đặc biệt trong trường hợp khách hàng làm mất điện thoại, để “kẻ trộm” có thể vừa lấy được mật khẩu, lại vừa lấy được mã OTP và rút tiền một cách “hợp pháp”, thì khách hàng sẽ có lỗi 100%.
Trường hợp thứ 2 là lỗi ở ngân hàng. Có thể là ngân hàng làm lộ thông tin cá nhân của khách hàng. Lỗi này có thể do lỗi trong bảo mật. Và trong trường hợp này thì lỗi hoàn toàn thuộc về ngân hàng, không liên quan tới khách hàng.
Trường hợp thứ 3 là lỗi thuộc về cả ngân hàng và khách hàng. Có thể là do lỗi kỹ thuật, phần mềm mà ngân hàng không đảm bảo được cho khách hàng về mặt bí mật, mật khẩu. Thì trường hợp này ngân hàng có thể chịu chính hoặc chịu một nửa, còn tùy vào kết luận sau khi kiểm tra.
Tuy nhiên, dù trong bất cứ trường hợp nào kể trên thì ngân hàng đều có lỗi, dù ít hay nhiều, ông Đức khẳng định.
Phân tích cụ thể trong trường hợp khách hàng như chị Hương, ông Đức cho biết hiện nay cũng khó có thể xác nhận lỗi thuộc về 100% ngân hàng hay chỉ là một phần, dù cho 7 lần chuyển khoản qua thẻ của chị đều không thấy gửi mã OTP về điện thoại.
Bởi, “kẻ trộm” có thể đã dùng phương thức nào đó để “qua mặt” ngân hàng bằng cách không cần OTP hoặc dùng một loại mã khác. Ngay cả việc chị Hương nói không truy cập trang web nào lạ hay giả mạo. Nhưng đó mới là lời nói từ một phía. Sự việc cần có điều tra, xác minh thì mới xác nhận lỗi thuộc về ai, ông Đức phân tích.
Tuy nhiên, việc này cũng rất khó, cần có sự hợp tác của ngân hàng, cần có một cơ quan trung gian đứng ra đánh giá, kiểm tra thì mới có kết luận khách quan. Nhưng cơ chế ở ta thì chưa thật rõ ràng trong vấn đề này.
"Nếu để bản thân ngân hàng tự kiểm tra thì lúc nào họ cũng có thể lắc đầu từ chối trách nhiệm, lúc nào cũng có thể viện lý do để đổ tội cho khách quan, thậm chí là đổ cho khách hàng được", Luật sư Trương Thanh Đức thẳng thắn.
" alt=""/>Câu hỏi nóng vụ nửa đêm mất 500 triệu trong tài khoản Vietcombank