Nhận định, soi kèo Nakhon Pathom United vs Ratchaburi FC, 18h00 ngày 30/4: Chủ nhà buông xuôi
- Giáo viên tại Trung tâm GDTX huyện Đắk Song (Đắk Nông) vừa làm đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng việc ông Phạm Thái Hòa (giám đốc Trung tâm) chỉ đạo ký khống, làm giả hồ sơ học bạ.
|
Giáo viên Trung tâm GDTX huyện Đắk Song tố giám đốc ép giáo viên làm giả học bạ |
Theo phản ánh của cô giáo N.T.S.H, từ năm học 2013-2014, ông Phạm Thái Hòa bắt đầu chỉ đạo các giáo viên ký khống điểm, làm giả học bạ để hợp thức hóa cho nhiều học viên.
Thắc mắc không được ông giám đốc giải thích thỏa đáng, thậm chí còn bị đưa vào “tầm ngắm”, chèn ép...
“Vẫn biết ký khống hồ sơ, làm giả học bạ là vi phạm pháp luật nhưng giáo viên chúng tôi không đủ sức phản kháng, ai không ký sẽ bị trù dập. Vì muốn yên chuyện nên chúng tôi đành phải ký” – giáo viên H. phản ánh.
Tương tự, giáo viên P.T.L.K cho biết, bản thân bị lãnh đạo ép cho điểm khống vào học bạ mà chưa một lần gặp mặt các học viên. Nếu giáo viên nào phản đối, không chấp hành thì liền bị trù dập nên đành phải nhắm mắt làm theo.
“Gần đây có thông tin về tinh giản biên chế, nắm tâm lý giáo viên nên lãnh đạo trung tâm càng làm tới ép giáo viên ký khống để làm giả học bạ. Dù đã chấp hành chỉ đạo, nhưng nhiều giáo viên vẫn bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ, đưa vào danh sánh tinh giảm biên chế. Vì thấy bất công nên giáo viên đã khiếu kiện”- cô K. cho hay.
Trao đổi với giáo viên Trần Thị H., cô thừa nhận có tham gia vào việc cho điểm bộ môn, làm giả học bạ nhưng tất cả đều theo chỉ đạo của giám đốc trung tâm.
“Trước đây, khi tham gia làm giả học bạ, tất cả giáo viên đều vui vẻ, không thấy ai phản đối gì. Tuy nhiên, thời gian gần đây cũng có một vài ý kiến không đồng tình nên tôi cũng không muốn làm, nhưng vì cấp trên chỉ đạo buộc tôi phải thực hiện theo” – cô Hiền phân trần.
Giáo viên khẳng định: Điểm số, chữ ký đều giả
Tìm hiểu thì được biết, nhiều học bạ giả được hợp thức hóa hoặc giả mạo một cách tinh vi với đầy đủ điểm số các môn học, thời gian khai giảng và kết thúc từng năm học, chữ ký xác nhận của giáo viên bộ môn, lời nhận xét và chữ ký của giáo viên chủ nhiệm và có con dấu của Trung tâm GDTX huyện Đắk Song.
Tuy nhiên, khi đối chiếu các học bạ giả với danh tuyển sinh do Sở GD-ĐT Đắk Nông phê duyệt và danh sách lớp học từng năm học tại Trung tâm GDTX huyện thì dễ dàng phát hiện ra sai phạm.
Đơn cử, hồ sơ học bạ lớp 10 năm học 2013-2014 của học viên Ph.T.H.Y có điểm môn Ngữ văn trung bình cả năm là 6.1 và chữ ký giáo viên chủ nhiệm. Qua đối chiếu với danh sách tuyển sinh do Sở GDĐT Đắk Nông phê duyệt và danh sách lớp học năm học 2013-2014 của Trung tâm GDTX Đắk Song không hề có tên học viên này.
Làm việc với giáo viên chủ nhiệm thì cô khẳng định, từ trước năm học 2013-2014 đã chuyển về công tác tại Trung tâm GDTX huyện Đắk Mil nên không có dạy học viên nào tên Ph.T.H.Y.

|
Cô Huỳnh Thị Kim Duyên khẳng định điểm số và chữ ký trong học bạ này là giả mạo. |
Do vậy, điểm môn Ngữ văn và chữ ký mang tên Huỳnh Thị Kim Duyên trong học bạ của Ph.T.H.Y là giả mạo.
Giám đốc trung tâm nói gì?
Giải thích về những “học bạ lạ” trên, ông Phạm Thái Hòa (giám đốc Trung tâm GDTX Đắk Song) cho rằng, do các học viên nói trên bị mất học bạ các năm học lớp 10 và 11 nên ông đã chỉ đạo các giáo viên làm học bạ để giúp các em có đầy đủ hồ sơ học tập, tạo thuận lợi cho việc thi cử, công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng về sau.
Ông Hòa thừa nhận đã chỉ đạo giáo viên cho điểm môn học, ký giả mạo chữ ký và viết tên cô Duyên vào học bạ khi cô này đã chuyển công tác.
Ông Hòa không thừa nhận sai phạm mà cho rằng, việc hoàn thiện hồ sơ học bạ cho các học viên là căn cứ vào văn bản hướng dẫn cụ thể của Sở GD-ĐT Đắk Nông chứ không phải trung tâm làm tùy tiên.
Văn bản ông Hòa trưng ra đó là công văn số 1128/SGD&ĐT-GDTXCN ngày 7/7/2015 của Sở GD-ĐT Đắk Nông về việc hướng dẫn tuyển sinh và tổ chức lớp học đối với các Trung tâm GDTX.
Qua tìm hiểu, toàn bộ công văn trên chỉ hướng dẫn về công tác tổ chức tuyển sinh và tổ chức lớp học chứ không có nội dung nào đề cập đến việc hợp thức hóa hoặc làm giả học bạ cho học viên như ông Hòa nói.
Mặt khác, theo quy định, danh sách học viên của các Trung tâm GDTX phải được Sở GD-ĐT phê duyệt vào đầu năm học. Tuy nhiên, tất cả các học viên được ông Hòa chỉ đạo làm giả học bạ đều không có tên trong danh sách tuyển sinh do Sở phê duyệt.
Như vậy, việc làm sai trái của ông Phạm Thái Hòa diễn ra công khai trong thời gian dài khiến nhiều giáo viên bức xúc khiếu kiện?
" alt=""/>Giám đốc ép giáo viên làm sai?
- Có một điều khá “kỳ lạ” là bây giờ dường như chả mấy phụ huynh sợ con trượt đại học. Sau khi con đã vào điểm thi tại Trường THCS Âu Lạc (Quận Tân Bình), chị Mai Hoa dựng xe máy trên vỉa hè. Nhà tận Thủ Đức, chị là một trong số ít phụ huynh nán lại chờ con cho tới hết buổi thi.
 |
Đưa con đi thi (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Vừa loay hoay lôi điện thoại ra xem giờ, chị Hoa vừa bảo môn Toán là môn con chị yếu nhất, mấy môn Văn, Sử, Địa thì khá hơn.
“Thực ra, con tôi chỉ học hành làng nhàng. Nó cũng đi học thêm học nếm chỗ này chỗ khác, nhưng tôi vẫn không yên tâm lắm”.
“Chê” con như vậy, nhưng chị Hoa cho biết mục tiêu của cả nhà là con chị sẽ vào đại học.
“Cháu là con cả, dưới còn hai em, bố mẹ là dân lao động thôi nhưng chúng tôi cũng muốn cháu vào được đại học là tốt nhất. Cháu cũng muốn học đại học, bảo là học để làm việc khác chứ không muốn buôn bán ngoài đường ngoài chợ cả ngày như bố mẹ”.
Hỏi rằng con chị học bình thường thế không sợ trượt đại học à, chị nhún vai “Nếu có trượt thì trượt luôn tốt nghiệp ý, chứ đã đỗ đượt tốt nghiệp lo gì không đỗ đại học. Tôi nghe cháu bảo vào đại học bây giờ dễ lắm, không đỗ trường công thì học trường tư, chỉ cần ba mẹ lo cho học phí”.
Gương mặt xạm đen vì nắng, anh Nguyễn Văn Long góp chuyện “Tôi chỉ chạy xe ôm thôi, nhưng vì con đi thi nên cũng đọc báo nhiều, thấy đỗ đại học bây giờ không khó. Thằng con tôi nó học chủ yếu các môn khối A, nó thích mấy ngành công nghệ thông tin, nhưng vì đằng nào cũng phải thi cả Văn cả Tiếng Anh nên chúng tôi đã tính là nếu điểm thi mấy môn đó mà ổn thì sẽ tìm cả trường khối D để xin xét tuyển nữa”.
“Đọc báo thấy người tốt nghiệp đại học thất nghiệp đầy ra đấy, nhưng con thích học đại học thì tôi vẫn cho đi. Nuôi nó gần hai mươi năm trời thì nuôi thêm 4 năm đại học cho thỏa lòng nó cũng được, mình làm bố mẹ cũng khỏi phải ân hận” – anh Long chép miệng. “Đời mình không được học hành nhiều, bây giờ sẽ cho con làm hết những điều nó muốn. Nếu học không được thì sẽ kiếm nghề cho làm sau”.
Chờ con tại điểm thi Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM (Quận 1) chị Nguyễn Thị Hòa khăng khăng “Kì thi này chỉ là sự tập dợt, tất cả học sinh chúng nó đều có thể đỗ đại học”.
Theo chị Hòa thất nghiệp đang là xu thế. Nếu không phải là con “các cô các chú” thì phải là những em thật giỏi, hoặc thật nỗ lực mới có chỗ làm.
 |
Ảnh Đinh Quang Tuấn |
“Nhà tôi có 3 đứa cháu, đều học xây dựng, kinh tế nhưng ra trường đi làm tiếp thị. Có đứa học ngoại thương nhưng lại đi bán hàng cho cửa hàng nội thất, rồi mở cửa hàng cà phê rang xay nhưng không ăn thua”.
Chị Hòa cho rằng, nếu may mắn sinh viên ra trường mới có việc làm đúng nghĩa, còn không đều đi trái ngành trái nghề. “Nhưng thà làm trái nghề mà còn học đại học còn hơn là ở nhà hay đi xuất khẩu lao động” - chị Hòa quả quyết.
Trong kì thi này, con gái chị Hòa đăng kí thi 7 môn. “Ngoài 4 môn bắt buộc, tôi dặn cháu đăng kí thí thêm mấy môn nữa, tổ hợp điểm nào cao hơn thì lựa chọn tổ hợp đó nộp xét tuyển. Trước mắt cứ vào đại học đã, sau đó tính sau” .
Anh Trần Huy Thông thì cho biết với học lực của con anh việc đỗ vào trường đại học là chắc chắn, vấn đề chọn học trường nào.
“Tôi thấy học đại học bây giờ dễ lắm, trường nào cũng quảng cáo rầm rộ và hứa hẹn ưu đãi, rồi là chương trình tiên tiến, chương trình quốc tế, học xong có việc làm, việc này lương cao, việc này lương thấp… Nhưng chưa thấy trường nào công khai sinh viên ra trường làm ở đâu, những gì”.
“Chắc bậc đại học cũng sắp phổ cập rồi” - anh Thông gật gù bình luận.
Cùng cảnh chờ con tại điểm thi THPT Gia Định (Quận Bình Thạnh), chị Nguyễn Thị Ly cho biết “Chẳng biết cho con học thích học ngành nào, nên cứ thi trước tính sau”.
Theo chị Ly, từ trước Tết âm lịch anh chị cũng định hướng cho con nếu học tốt thì nên chọn những trường top trên. “Bố mẹ nào chả muốn con vào trường xịn, nhưng nó cứ một mực bảo không thích học những trường này mà muốn làm hướng dẫn viên du lịch để được đi nhiều nơi”.
“Tôi cũng không biết năng lực cháu như thế nào, con thích học chỗ nào, chỉ mong nó làm bài được, không được chỗ này thì vào chỗ khác. Nếu điểm khá thì trường nào chả đỗ”...
Ngân Anh – Lê Huyền
" alt=""/>Chuyện gẫu của những phụ huynh không sợ con trượt đại học
Tối 14/4, khán giả phát hiện ca sĩ Pha Lê đã xóa toàn bộ album có tên "Lừa đảo siêu cấp" mà cô tạo ra để cập nhật những bằng chứng tin nhắn, hình ảnh tố hoa hậu Hải Dương quỵt nợ 2 tỷ đồng. Nhiều người tưởng rằng vụ việc giữa Pha Lê và Hải Dương đã được giải quyết nên cô mới xóa album này. Sau đó, Pha Lê bất ngờ lên tiếng, khẳng định mọi thứ trong vụ ồn ào với Hải Dương vẫn "chưa đâu vào đâu". "Tôi đã khởi đầu câu chuyện về sự lừa đảo của Hoa hậu Nguyễn Trần Hải Dương. Hôm nay, tôi có động thái xoá hết toàn bộ album đó đi cũng là có lý do riêng do sự diễn biến khác đi mỗi ngày. Có nhiều người lầm tưởng rằng tôi xoá đi có nghĩa là đã xong xuôi. Thật ra là chưa có cái gì xong hết nhưng câu chuyện đưa tới các bạn mấy ngày qua là quá đủ để các bạn hiểu rồi đúng không? Còn tiếp theo sau đây là việc của cơ quan chức năng vào cuộc nên tôi không tiện cập nhật gì nữa", Pha Lê nói.
 |
Ca sĩ Pha Lê và Hoa hậu Hải Dương. |
Tuy nhiên khi VietNamNet liên hệ, Pha Lê từ chối trả lời thêm. Trước đó, tối 11/4, Pha Lê làm "dậy sóng" cộng đồng mạng khi tố đích danh Hoa hậu Hải Dương quỵt nợ 2 tỷ đồng. Tin tưởng Hải Dương, cô đã vay 2 tỷ để cho đàn chị vay lại. Vì vậy, khi hoa hậu nói kinh doanh thua lỗ nên không có tiền trả, Pha Lê đã phải chịu mọi trách nhiệm về khoản nợ với bạn bè. Trong 6 tháng, Hải Dương được cho là "không trả nổi 1 triệu" cho Pha Lê.
Ca sĩ tin rằng đàn chị đã tiêu xài số tiền này cho mục đích cá nhân chứ không phải đầu tư kinh doanh như hứa hẹn. Sau khi nộp đơn tố cáo đến cơ quan điều tra, Pha Lê công khai mọi thứ và kêu gọi những người đồng cảnh ngộ cùng lên tiếng, chung tay đưa vụ việc ra ánh sáng. Trong khi đó, trả lời VietNamNet, Hoa hậu Hải Dương cho biết mọi việc sẽ nhờ pháp luật làm rõ.
Pha Lê cũng công khai tin nhắn với ông Kim Duck Ho - chồng Hải Dương và khẳng định rằng ông này đã trở về Hàn Quốc, chối bỏ nghĩa vụ trả nợ của vợ. Trong khi đó, hoa hậu Hải Dương đăng tấm ảnh tình cảm bên chồng doanh nhân, được cho là khéo léo đáp trả tố cáo của Pha Lê. Trên trang cá nhân, Hải Dương sinh hoạt mạng xã hội bình thường, quảng cáo công việc như không có gì xảy ra.
Cẩm Lan

Hoa hậu Hải Dương lên tiếng khi bị Pha Lê tố 'quỵt' nợ 2 tỷ đồng
Pha Lê chỉ đích danh hoa hậu Hải Dương "lừa đảo" mình 2 tỷ đồng.
" alt=""/>Pha Lê nói gì khi xóa bài đăng tố hoa hậu Hải Dương lừa đảo?