Cũng theo VNPT, trước đó, vào ngày 1/1/2018, Petrolimex đã chính thức phát hành hóa đơn điện tử thay thế cho việc phát hành hóa đơn giấy và giai đoạn đầu đã triển khai tại Công ty Mẹ Tập đoàn và Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình.
Từ đó đến nay, VNPT và Petrolimex đã hoàn thành tích hợp Hóa đơn điện tử trên các hệ thống quản trị của Petrolimex, tập huấn và hỗ trợ vận hành giải pháp Hóa đơn điện tử tại các Công ty Xăng dầu trong cả nước.
Ghi nhận tại Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình đã cho thấy, sau khi áp dụng Hóa đơn điện tử được 3 tháng, khách hàng của đơn vị chủ yếu là các hãng vận tải, hãng taxi, doanh nghiệp ký hợp đồng cấp lẻ đánh giá việc sử dụng hóa đơn điện tử khá thuận lợi và an toàn.
Theo chia sẻ của bà Lê Thị Gấm - Kế toán công ty Xuất nhập khẩu Đông Dương, sau khi sử dụng hóa đơn điện tử trong thanh toán dịch vụ xăng dầu nhận thấy tiết kiệm được thời gian đi lại để lấy hóa đơn, giảm rủi ro rách hay mất hóa đơn, tiện lợi trong khâu lưu trữ hóa đơn.
" alt=""/>Petrolimex dùng giải pháp hóa đơn điện tử của VNPT trên toàn hệ thốngMật khẩu dùng một lần (OTP) giúp xác thực các lệnh giao dịch trực tuyến được đưa ra từ người có quyền truy cập tài khoản hợp pháp, nhưng tuỳ từng giải pháp nhận mã OTP mà cấp độ bảo mật khác nhau. Đây là hình thức nhận OTP phổ biến đối với khách hàng cá nhân, mỗi khi khách hàng thực hiện lệnh giao dịch, mã OTP sẽ được gửi đến dưới dạng SMS thông qua số điện thoại mà người dùng đã đăng ký.
Hiện nay, tuỳ từng ngân hàng mà mã OTP nhận qua SMS vẫn xác thực được các giao dịch với hạn mức lên tới 300 triệu đồng. Tuy nhiên, từ 1/1/2019, hình thức nhận mã OTP qua SMS được phân loại là giao dịch loại B với hạn mức giao dịch 1 ngày tới 100 triệu đồng. Vậy có bao nhiêu biện pháp xác thực bằng OTP?
Soft Token và Smart Token là những ứng dụng được cài đặt lên các thiết bị thông minh. Để cài đặt được ứng dụng, khách hàng phải đăng ký với ngân hàng và mỗi thiết bị chỉ cài đặt được một ứng dụng tạo mã OTP. Smart OTP sẽ sử dụng thuật toán đồng bộ với hệ thống ngân hàng trong cùng thời điểm và sinh ra mã OTP ngẫu nhiên với giới hạn hiệu lực từ 30 giây - 1 phút.
Đối với Soft Token/Smart Token còn phân thành loại có chức năng xác thực người dùng Token hay không có chức năng này, ứng với hạn mức giao dịch nằm trong nhóm giao dịch loại B hay loại C.
Điểm tiện dụng của phương thức này, giúp khách hàng có thể lấy mã OTP mà không cần sóng di động, không cần Internet rất tiện dụng cho khách hàng cá nhân. Nhiều ngân hàng khuyến khích khách hàng sử dụng hình thức lấy mã OTP qua Soft Token bằng cách miễn phí dịch vụ.
Tuy nhiên, do gắn với thiết bị cá nhân nên việc sử dụng Soft Token hay Smart Token đôi khi gây ra bất tiện trong doanh nghiệp, nơi vốn có hoạt động uỷ quyền thanh toán cho một vài vị trí nhất định.
" alt=""/>Từ năm 2019, giao dịch trực tuyến 100 triệu đồng/ngày sẽ không nhận OTP qua SMS