Để lướt web an toàn trong dịp Tết nguyên đán Mậu Tuất 2018 sắp tới, các chuyên gia bảo mật của Công ty cổ phần an ninh an toàn CMC - CMC InfoSec khuyến cáo người dùng cần cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo và khuyến mại " khủng" yêu cầu người dùng like và share qua các mạng xã hội và Facebook Messenger trong dịp Tết vì rất có thể đó là các đường link và tài khoản chứa mã độc, backdoor... được sử dụng để chiếm đoạt thông tin tài khoản của người dùng. Hãy tỉnh táo và kiểm tra kỹ nguồn gốc khi like và share các nội dung tin bài có gắn đường link qua Facebook và Zalo vì rất có thể bạn đang là người tiếp tay cho tội phạm mạng.
Bên cạnh đó, người dùng chỉ nên truy cập và tải về các dữ liệu như phim tết, clip ca nhạc tại các trang web chính thống, có bản quyền. Thông thường, những trang web được bảo mật sẽ có địa chỉ trang web bắt đầu bằng “https”. Trong đó, chữ “s” là viết tắt của “secured”, nghĩa là “đã được tăng cường bảo mật”.
Các chuyên gia cũng cho biết thêm, hiện tại cả hai trình duyệt web thông dụng là Chrome và Firefox đều đã tích hợp tính năng cảnh báo cho người dùng biết trang web vừa truy cập có an toàn hay không.Cụ thể, trong phiên bản Chrome 56 và Firefox 51, nếu người dùng truy cập vào một trang web có độ bảo mật thấp, dễ dàng bị tin tặc tấn công và có thể gây nguy hiểm cho người dùng, trình duyệt sẽ xuất hiện cảnh báo xám với nội dụng: “Connection is not Secure”.
Những năm gần đây, đi du lịch trong dịp nghỉ Tết nguyên đán đã dần trở thành xu hướng, được nhiều người Việt lựa chọn. Do đó, cùng với việc đưa ra những lưu ý nhằm giúp người dùng lướt web an toàn trong đợt nghỉ Tết Mậu Tuất 2018 sắp tới, các chuyên gia của CMC InfoSec cũng khuyến cáo người dùng trong việc sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử để mua sắm và đặt dịch vụ du lịch trực tuyến.
Cụ thể, chuyên gia của CMC InfoSec khuyến nghị, người dùng cần ảnh giác với các cuộc gọi, đoạn chat hay email tự nhận là từ các đơn vị phát hành thẻ hay ngân hàng dịch vụ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, password hay thông tin thẻ vì đó có thể là các thủ đoạn lừa đảo.
“Thông thường, các ngân hàng sẽ yêu cầu người dùng ra tận quầy giao dịch để thực hiện các thay đổi liên quan đến Internet Banking và Mobile Banking. Việc bảo vệ thông tin dữ liệu cá nhân cần phải xuất phát từ cả phía nhận thức của người dùng chứ không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ”, chuyên gia CMC InfoSec nhấn mạnh.
" alt=""/>Những lưu ý người dùng để lướt web, mua sắm online an toàn dịp Tết Nguyên đán
Đinh Tuấn - Hữu Duyên
" alt=""/>Công nghệ thứ 7: Nóng Galaxy S9, smartphone pin 16.000 mAhThông tin nêu trên vừa được Văn phòng Chính phủ cho biết, trong thông báo kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng Ban chỉ đạo 896 (Ban chỉ đạo Đề án tổng thể đơn giản thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn đến năm 2020 - PV) tại cuộc họp Ban chỉ đạo này vào ngày 25/1/2018.
Theo đánh giá của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, năm 2017, nhiều nhiệm vụ của Ban chỉ đạo đã hoàn thành theo kế hoạch. Cơ bản các bộ, ngành đã hoàn thành việc rà soát đơn giản hóa các thủ tục hành chính (TTHC), giấy tờ công dân, trình Chính phủ phê duyệt. Đến nay, đã có 17 Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa TTHC liên quan đến quản lý dân cư thuộc chức năng quản lý nhà nước của các Bộ, ngành được ban hành.
Bên cạnh đó, các văn bản làm cơ sở cho việc kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL) với CSDL quốc gia đã được ban hành, làm cơ sở cho các Bộ, ngành, địa phương trong quá trình xây dựng các hệ thống thông tin,CSDL có thể áp dụng, bảo đảm khả năng kết nối, chia sẻ.
Vấn đề xác định nguồn vốn thực hiện Dự án CSDL quốc gia về dân cư cũng đã cơ bản được tháo gỡ, nhiều hoạt động chuẩn bị điều kiện hạ tầng, kỹ thuật, nguồn nhân lực, tài liệu quản lý dân cư và các điều kiện cần thiết phục vụ xây dựng CSDL quốc gia về dân cư đã được triển khai. Đặc biệt, việc cấp số định danh cá nhân thông qua cấp Căn cước công dân hoặc đăng ký khai sinh đã được thực hiện tại 18 địa phương, đến nay đã cấp được hơn 8 triệu số định danh cá nhân.
Phó Thủ tướng biểu dương nỗ lực của các Bộ: Công an, Tư pháp KH&ĐT, Tài chính, TT&TT và Văn phòng Chính phủ trong việc đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về nguồn vốn trong triển khai xây dựng CSDL quốc gia về dân cư cũng như tích cực trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc cải cách TTHC và kết nối, chia sẻ thông tin dân cư giữa CSDL quốc gia về dân cư với các CSDL chuyên ngành.
Đề cập đến nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo, để đẩy mạnh tiến độ xây dựng CSDL quốc gia về dân cư, bảo đảm mục tiêu tạo sự đổi mới về tổ chức, hoạt động quản lý nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại; đơn giản hóa TTHC, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC, giảm giấy tờ công dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, các Bộ KH&ĐT, Công an và Tài chính khẩn trương triển khai các nhiệm vụ được giao tại các công văn 9767 ngày 14/9/2017 và 144 ngày 4/1/2018 của Văn phòng Chính phủ để bố trí vốn cho dự án CSDL quốc gia về dân cư theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
" alt=""/>Cả nước đã có hơn 8 triệu số định danh cá nhân được cấp