Chàng trai bỏ việc ở Samsung để đi làm Youtuber
Mọi thứ tốt đẹp đó đã bị đập tan bởi yêu cầu tăng ca ban đêm lặp đi lặp lại, cơ hội thăng tiến mỏng manh, giá nhà ở tăng vọt "cuốn phăng" luôn cơ hội sở hữu một căn hộ riêng. Vậy là Yoon quyết định vứt bỏ tất cả để đi theo lựa chọn làm một nhà sản xuất nội dung Internet, một nghề nghiệp không ổn định. Anh nằm trong làn sóng ngày càng nhiều người thuộc thế hệ Y (chỉ những người sinh ra trong khoảng thời gian từ 1980 đến những năm đầu thập niên 2000), vứt bỏ công việc văn phòng ổn định. Trái ngược với hàng triệu người khác vẫn đang tìm cách vào các tập đoàn chaebol, còn tình trạng thất nghiệp thì tăng cao.
Một số người trẻ Hàn Quốc đang rời bỏ các thành phố lớn để đi về miền quê làm công việc trang trại, hoặc xuất ngoại làm công nhân cổ xanh. Xu hướng này trái ngược với truyền thống xã hội, đo lường sự thành công của một người bằng việc kiếm được một chỗ làm văn phòng lương cao ổn định, lập gia đình, sau đó là mua nhà.
Yoon đang quay một video mới
Yoon cho biết mình đã bị nhiều người chất vấn liệu anh có điên không mà làm như vậy. "Nhưng kể cả có cho tôi chọn lại, tôi vẫn sẽ bỏ việc. Những ông chủ của tôi trông không hề hạnh phúc. Họ luôn quá tải và cô đơn..."- Yoon nói. Bây giờ anh đang điều hành một kênh Youtube riêng bằng tiền tiết kiệm của mình.
Những chaebol quyền lực như Samsung và Hyundai đã vực dậy Hàn Quốc từ đống tro tàn chiến tranh, đưa đất nước trở nên hùng cường như ngày nay và là một trong bốn nền kinh tế lớn nhất châu Á. Lương cao, công việc ổn định, giúp những người thuộc thế hệ ‘baby boomer' (sinh ra trong khoảng 1950 đến 1969) nhanh chóng có chỗ đứng trong tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế chậm lại, áp lực cạnh tranh từ những công ty có chi phí thấp hơn, ngay cả những người thuộc thế hệ Y tốt nghiệp từ các trường Đại Học hàng đầu, có công việc vững chắc trong chaebol, cũng nói rằng mình ít có khuynh hướng đáp ứng mong mỏi từ xã hội.
‘Bỏ việc' xuất hiện trong top 10 cam kết đầu năm ở các trang truyền thông lớn của Hàn Quốc
Trên toàn cầu, vấn đề tương tự ở lực lượng lao động trẻ là không ít. Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp phân cấp nghiêm ngặt, sự dư thừa lực lượng sinh viên tốt nghiệp ở Hàn Quốc làm cho tình hình thêm tồi tệ, Ban Ga-woon, nhà phân tích thị trường lao động ở Viện nghiên cứu về vấn đề Đào tạo & Dạy nghề Hàn Quốc, nhận xét. Một khảo sát chỉ ra, chỉ 55% ở Hàn Quốc hài lòng với công việc hiện tại, mức thấp nhất trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Thậm chí hồi tháng Giêng đầu năm, ‘bỏ việc' xuất hiện trong top 10 cam kết đầu năm ở các trang truyền thông lớn của Hàn Quốc.
Thậm chí có người còn đi học để thực hiện việc đó thành công. Tại một khuôn viên nhỏ ở phía nam Seoul, "Trường học bỏ việc" được thành lập đã thu hút hơn 7.000 người đăng ký kể từ 2016. Jang Su-han, 34 tuổi, là một người cũng đã bỏ việc ở Samsung đứng ra thành lập ngôi trường. Ở đây cung cấp 50 khóa học, từ dạy làm Youtuber cho đến đối phó với khủng hoảng bản sắc cá nhân (identity crisis), lập kế hoạch dự phòng hay còn gọi là "Plan B",... Quy định của ngôi trường xuất hiện ở ngay lối vào:"Đừng nói chuyện với ông chủ, không hé nửa lời kể cả khi bạn gặp đồng nghiệp, và đừng để bị bắt khi bạn chưa tốt nghiệp". Trong số đó, nhu cầu về khóa học tìm hiểu về bản thân là rất cao, bởi vì quá nhiều người bận bù đầu ở các trường luyện thi, đến nỗi họ không xác định được bản thân thực sự muốn gì khi còn là thanh thiếu niên.
Một giảng viên đang hướng dẫn tại một trường dạy làm Youtuber
Thực tế, việc làm ở chaebol vẫn rất hấp dẫn, đặc biệt khi tỉ lệ thất nghiệp ở tầng lớp trẻ đang cao kỷ lục. Saramin, một cổng thông tin việc làm, công bố hồi tháng Hai rằng Samsung Electronics vẫn là địa chỉ được khao khát nhất năm 2019, kết quả từ 1.040 người tìm việc.
Một cuộc thăm dò ý kiến năm 2018 chỉ ra, các em học sinh tiểu học mong muốn năm nghề nghiệp sau nhất: nhà sáng tạo Youtube, ngôi sao thể thao, giáo viên, bác sĩ hay đầu bếp.
Giai đoạn năm 2013 đến 2017, Hàn Quốc chứng kiến hơn 12.000 hộ gia đình từ bỏ chốn đô thị để đi làm nông. Đối mặt với áp lực tìm việc tại quê nhà khó khăn, gần 5.800 người khác cũng đi ra nước ngoài năm ngoái, thông qua các chương trình trợ cấp của chính phủ, tăng gấp ba lần so với năm 2013. Thậm chí có người đi mà chẳng cần chương trình nào.
Nhà sáng tạo Youtube là một trong năm nghề nghiệp mơ ước của trẻ em tiểu học Hàn Quốc
Cho Seung-duk, một công nhân nhà máy, đã mua vé một chiều đi Úc cho cả gia đình."Tôi không nghĩ con mình có thể kiếm được một công việc ở Hàn Quốc", người đàn ông 35 tuổi nói, anh đã làm ở Hyundai trước khi chuyển đến một công ty xây dựng hàng đầu, sau đó quyết định di cư. "Tôi chắc là sẽ phải làm dọn phòng ở Brisbane thôi, nhưng mà thế cũng ổn", anh nói thêm.
" alt=""/>Người trẻ Hàn Quốc: bỏ việc lương 60.000 USD/năm đi làm YoutuberPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Lễ khánh thành Khu CNTT tập trung Đà Nẵng giai đoạn 1
Danang IT Park có tổng diện tích 341 ha, tổng đầu tư hơn 120 triệu USD chia làm 2 giai đoạn. Hiện nay giai đoạn 1 với tổng diện tích 131 ha, tổng vốn 47 triệu USD đã hoàn thiện hạ tầng, sẵn sàng phục vụ nhà đầu tư. Giai đoạn 2 với tổng diện tích 210 ha, tổng vốn đầu tư 74 triệu USD dự kiến sẽ triển khai trong năm 2019.
Danang IT Park sẽ cung cấp những dịch vụ cho các công ty CNTT, dịch vụ IT, phát triển phần mềm… bao gồm đất đã có hạ tầng đồng bộ và cao cấp, tòa nhà xây dựng sẵn, văn phòng cho thuê. Ðiểm nổi bật của dự án là không gian xanh được phân bổ rộng khắp toàn dự án, đường đi dạo quanh khu mặt nước với các tiện nghi ngoài trời, thể thao, cảnh quan thiên nhiên được thiết kế để mang lại không gian thư giãn cho những người sống và làm việc tại đây.
Với mục tiêu đạt doanh thu 1.5 tỷ USD/năm và khả năng tuyển dụng 25.000 lao động. Danang IT Park được kỳ vọng trở thành một trong những cộng đồng phát triển CNTT tốt nhất Châu Á tại thành phố Ðà Nẵng theo mô hình thung lũng Silicon của Hoa Kỳ. Dự án sẽ góp phần thu hút các nhà khoa học, kỹ sư, các chuyên gia về công nghệ trong và ngoài nước về làm việc, khuyến khích đào tạo các ngành công nghệ cao tại các trường đại học.
![]() |
Nghi thức cắt băng khánh thành Khu CNTT tập trung Đà Nẵng. |
Phát biểu tại lễ khánh thành Khu CNTT tập trung Đà Nẵng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Để tiếp cận quy trình sản xuất mới, dựa trên những công nghệ nền tảng tự động hóa, vai trò công nghệ thông tin hết sức quan trọng. Từ những năm 1990, chúng ta đã nhận thức được và đã có những biện pháp để dần nâng cao trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam, bắt nhịp với sự tiến bộ chung và phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin trên toàn cầu"
Phó Thủ tướng cho rằng tuy đã rất cố gắng, nhưng vị thế Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới vẫn còn khá khiêm tốn. Chúng ta đã đẩy nhanh và ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi hơn trên nhiều lĩnh vực từ Chính phủ điện tử đến các ứng dụng cho khối doanh nghiệp và cộng đồng xã hội, song theo đánh giá, vẫn chỉ ở mức trung bình khá.
"Chúng ta có cố gắng trong đào tạo nguồn nhân lực tham gia vào thị trường sản xuất phần mềm trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, với đất nước có hơn 90 triệu dân mà chỉ có 120.000 nhân lực làm phần mềm, thì con số đó rất nhỏ so với tỷ lệ của thế giới", Phó Thủ tướng nói.
" alt=""/>Đà Nẵng khánh thành Khu CNTT lớn nhất nước