Diễn ra trong 5 ngày liên tục vào cuối tháng 8, chương trình diễn tập thực chiến an toàn thông tin mạng quốc gia lần 1 năm 2024 nhằm nâng cao năng lực, kinh nghiệm ứng phó với tấn công mạng cho các đội ứng cứu sự cố, qua đó giúp họ sẵn sàng phương án bảo vệ hệ thống thông tin đang đảm trách quản lý, vận hành.
Phát biểu tại lễ bế mạc, Phó Giám đốc VNCERT/CC Lê Công Phú nhấn mạnh, tấn công mạng là một trong những thách thức hàng đầu với các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số.
Nhận định không gian mạng đang thực sự là ‘chiến trường’ của thế kỷ 21, ông Lê Công Phú cũng cho biết, ‘Chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030’được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi tháng 8/2022, đã xác định rõ an toàn, an ninh mạng là trọng tâm của quá trình chuyển đổi số, là một trụ cột quan trọng, thường xuyên, lâu dài để khởi tạo và duy trì môi trường mạng an toàn, lành mạnh, tin cậy.
Trên cơ sở phân tích rõ mức độ nghiêm trọng, hậu quả nặng nề cả về tài chính và uy tín của các cơ quan khi có hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý bị tấn công mạng, ông Lê Công Phú cho rằng: “Để sẵn sàng các phương án chủ động ứng phó khi tấn công xảy ra, bên cạnh việc đầu tư vào công nghệ thì các hoạt động diễn tập nên được duy trì thường xuyên, qua đó kinh nghiệm, kỹ năng xử lý sự cố an toàn thông tin mạng của đội ứng cứu sự cố được cọ xát, rèn luyện và nâng cao; từ đó các đội có thể sẵn sàng ứng phó trước các cuộc tấn công trong thực tế”.
Tham gia diễn tập thực chiến an toàn thông tin mạng quốc gia lần 1 năm 2024, các Red Team và Blue Team gồm lực lượng cán bộ CNTT, an toàn thông tin của các Sở TT&TT Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình cùng chuyên gia đến từ 8 tổ chức, doanh nghiệp là Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng, liên minh CYSEEX, Vietcombank, SSI, CyRadar, FPT Telecom, Noventiq Việt Nam, Giao Hàng Tiết Kiệm đã triển khai các hoạt động rà quét, tấn công và bảo vệ 3 hệ thống thông tin đang vận hành được chọn làm mục tiêu.
Cụ thể, 3 hệ thống cổng thông tin điện tử, cổng dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp tại 3 tỉnh, thành phố Hải Phòng, Ninh Bình và Quảng Ninh là những hệ thống được chọn là mục tiêu của diễn tập thực chiến quốc gia lần này.
Trong 5 ngày liên tục từ 26/8 đến hết 30/8, cho phép các đội ứng cứu sự cố của 3 Sở TT&TT tỉnh, thành phố đã trực tiếp áp dụng vào thực tế những công cụ và giải pháp đã được trang bị để bảo vệ hệ thống thông tin của đơn vị mình trước các đợt rà quét, tấn công của các Red Team.
Qua đó, nhân sự của các đội ứng cứu sự cố của các địa phương đã được trau dồi thêm về kỹ năng ứng phó trước các tình huống tấn công mạng.
Đáng chú ý, qua diễn tập thực chiến, những lỗ hổng của các hệ thống thông tin được chọn làm mục tiêu đã được phát hiện và kịp thời xử lý, nhờ đó giảm thiểu nguy cơ tấn công.
Song song đó, với việc tìm ra nhiều con đường khác nhau để thâm nhập vào hệ thống, các đội tấn công tham gia diễn tập đã thể hiện được kỹ năng chuyên môn cùng sự sáng tạo trong các chiến lược tấn công.
Cũng tại lễ bế mạc, Ban tổ chức diễn tập đã vinh danh 3 đội tấn công có thành tích cao nhất, với giải Nhất được trao cho nhóm chuyên gia đến từ Công ty CyRadar, 2 giải Nhì và Ba lần lượt thuộc về các nhóm chuyên gia an toàn thông tin của FPT Telecom và Vietcombank.
“Năm nào tôi cũng phải đóng tiền điều hòa cho con. Ai cũng biết vô lý nhưng ai cũng phải đóng. Điều hòa của các khóa trước để lại, nhà trường thanh lý rồi để phụ huynh kêu gọi tự nguyện. Không mua thì con chết nóng, mà mua thì nghĩ ức” - một bạn đọc bức xúc.
Cùng cảnh ngộ, một bạn đọc khác có địa chỉ email [email protected] cho biết, tuần trước vừa đi họp cho con đang học mầm non nhưng đã phải đóng bao nhiêu khoản. Độc giả này ngao ngán khi chi hội trưởng kêu đóng quỹ phụ huynh trường để ngoài chi các khoản quà cáp, phần thưởng, thì thêm chuyện mua 20 cái bình nước...
Còn một độc giả khác thì lên tiếng “sáng nay lớp con tôi họp phụ huynh, chúng tôi phải đóng mỗi người 2.700.000 đồng. Chỉ với khoản này nhiều em học sinh nghèo chắc không theo học được cấp 3, đó là chưa kể các khoản học phí, các khoản đóng theo quy định khác”...
Từ đóng góp để mua sắm, khen thưởng, quà cáp ..., nhiều khoản thu bất hợp lý khác cũng được nêu ra đầu năm. Ngay khoản tiền báo tin bằng tin nhắn cũng được phụ huynh đề cập. Độc giả có email [email protected] cho rằng, hiện nay các phương tiện liên lạc qua mạng xã hội rất phổ biến, tương tác tốt nhưng không được tận dụng.
![]() |
Đừng để tiền các khoản "tự nguyện" đầu năm trở thành bức xúc chung của các phụ huynh |
Dù mang tiếng là các khoản đóng tự nguyện nhưng thực ra là một hình thức lách luật, phụ huynh dù bức xúc vẫn phải "ngậm bồ hòn làm ngọt" vì ý kiến thì sợ lạc lõng, sợ con bị "chú ý"…
"Khi đi ngược chiều, rất có thể con sẽ bị ảnh hưởng. Chừng nào còn những khoản thu tự nguyện nhưng không thể chối từ thì còn nhiều hệ lụy cần suy nghĩ"- bạn Mai Thi nêu quan điểm.
Còn bạn Huyền ([email protected]) thì cho rằng:"Thực ra cứ bảo ai không có điều kiện thì trình bày, chứ cũng phải hiểu cho các nhà không có điều kiện, chả lẽ lại lên gặp bảo nhà tôi nghèo lắm, xin không đóng?".
Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, nên thấu hiểu cho cái khó của ban phụ huynh.
Bạn đọc tên Tiến viết"Giữa các gia đình đều có sự khác biệt, có phải ai cũng giống ai đâu. Thế nên người làm ban phụ huynh thực ra rất cực, nhất là những anh, chị có tâm, vừa phải chu toàn vừa phải khéo léo ứng xử để đoàn kết cả lớp. Thực lòng, có thể cả 2 bên đều hiểu nhau, nhưng rất khó để dung hòa".
Ngoài ra, quỹ phụ huynh bản chất cũng là để phục vụ cho các con em mình.
“Phụ huynh chung tay xã hội hoá giáo dục, con cái là người hưởng lợi thì có gì là sai. Muốn con mát mẻ thì mua điều hoà có gì là sai. Muốn học hiện đại mua bảng tương tác có gì là sai. Tôi nghĩ các vị nên bớt kêu, mỗi người góp mỗi tí cho con mình hưởng chứ ai hưởng” - bạn Minh viết.
Mong "tự nguyện" đúng nghĩa
Bạn đọc Vân Nguyễn nhìn nhận, nếu tính riêng khoản đóng góp với mỗi học sinh thì không bao nhiêu nhưng với trường học hàng nghìn học sinh, quỹ phụ huynh có thể lên tới hàng tỷ đồng.
“Trường con tôi năm nào cũng đóng quỹ phụ huynh từ 800.000 đồng- đến 1.000.000 đồng/học sinh. Cả trường có gần 3.000 học sinh, tôi tính sơ sơ quỹ phụ huynh đầu năm ở trường khoảng 3 tỷ đồng”.
Quỹ lớn, và các khoản chi thì bao giờ cũng rất “hợp lý".
Độc giả [email protected] cho hay: “Tôi đi họp phụ huynh cho con. Hội trưởng hội cha me học sinh công bố năm học 2019-2020 thu quỹ hội được hơn 127 triệu. Trong đó, chi hơn 26 triệu để hoạt động hội. Chi hơn 13 triệu cho các cuộc họp của hội, còn lại cho các hoạt động mà con em mình được hưởng. Như vậy 127 triệu tiêu hết sạch và rất “hợp lý”.
Một độc giả khác thì viết: “Con tôi học cấp 2 ở một trường hội nhập tiên tiến của quận. Không cần biết hoàn cảnh kinh tế của từng cháu thế nào, ban phụ huynh đều mặc nhiên nghĩ vào trường này là nhà từ khá trở lên? Đầu năm học, mỗi phụ huynh đóng 500.000 đồng cho quỹ lớp; 450.000 đồng cho quỹ khuyến học… Còn phần thưởng cho học sinh giỏi chỉ là 8 cuốn tập (không phải 10 cuốn) với bìa vở là hình ảnh của trường... Tính ra mỗi một phụ huynh phải nộp rất nhiều thứ tiền cho con mình nhưng phần thưởng cũng từ quỹ phụ huynh và không hiểu cái gọi là qũy khuyến học đã đi đâu”.
Một số độc giả nhìn nhận, hội phụ huynh ở nhiều nơi, chỉ là cánh tay nối dài của nhà trường nhằm hơp thức hóa các khoản thu. Để hội phụ huynh trở lại đúng vai trò của mình, cần công khai và minh bạch các khoản thu tự nguyện.
"Nói chung là khó, tiền nong là chuyện nhạy cảm, không có đóng cũng ngại nói ra, mà đóng thì ấm ức rồi nói này nọ sau lưng nhau, nghĩ cũng khổ. Có ban phụ huynh rất tử tế, nhưng có ban phụ huynh cũng kiểu như 'người' của nhà trường. Thành ra quy chụp theo phía nào cũng là không chính xác..."- một độc giả viết.
Bạn Công Dũng viết: "Tôi nghĩ chả ai sướng với cái chức hội trưởng phụ huynh đâu. Vừa cực vừa muối mặt khi phải xin tiền. Do vậy, ở đây chúng ta cần phân biệt là hội phụ huynh hay quỹ phụ huynh thực ra là do nhà trường gợi ý thôi..."
Vì vậy, nên chăng thay đổi hình thức vận động các khoản tự nguyện như hiện nay. Chẳng hạn, những khoản cần xã hội hóa thì nhà trường nên công khai và kêu gọi ủng hộ trên tinh thần "tự nguyện" đúng nghĩa, chứ không nên qua hình thức "nói miệng" với ban phụ huynh. Qua đó, những phụ huynh có điều kiện có thể ủng hộ cho nhà trường, còn những phụ huynh không mấy khá giả cũng có thể cảm thấy thoải mái nếu không đóng góp.
Bạn Tiêu Nguyễn nêu ý kiến: "Cần cái gì, từ SGK, đồ dùng học tập, học thêm học nếm hay cần ủng hộ sao nhà trường không công khai hẳn lên website, giờ trường nào chả có website. Ở nước ngoài, những phụ huynh giàu có vẫn ủng hộ trường, còn ai không có thì thôi".
"Nếu trường học cần đóng góp gì, Ban Giám hiệu trường gửi thông báo trực tiếp cho phụ huynh, có như vậy trường mới không thu các khoản không hợp lý và Hội phụ huynh cũng không phải làm cánh tay nối dài của trường"- một độc giả viết.
Tuệ Minh(Tổng hợp)
Cuối tuần này, các cuộc họp phụ huynh đã diễn ra ở nhiều trường học trong cả nước. Mùa đóng tiền “tự nguyện” lại xuất hiện những khoản thu có quen, có lạ nhưng hầu như phụ huynh không thể chối từ.
" alt=""/>Dậy sóng vì tiền quỹ đầu năm, phụ huynh mong được 'tự nguyện' đúng nghĩaKể lại buổi chiều năm 2003, nhà ngoại giao được phong tước hiệp sỹ - Sir Sherard Cowper-Coles cho biết, nữ hoàng đã trò chuyện rất nhiều với quốc vương Abdullah, nhưng nhà lãnh đạo Ả Rập Xê Út chỉ xin bà chú ý vào tay lái.
"Theo chỉ dẫn của các nhân viên ngoại giao, quốc vương Abdullah, khi ấy vẫn còn là thái tử, ngồi lên ghế trước của chiếc Land Rover. Sau ông Abdullah, phiên dịch viên leo lên băng ghế phía sau, và trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, nữ hoàng Elizabeth ngồi lên ghế lái.
Khi chiếc xe bắt đầu lăn bánh và tăng tốc trên những con đường hẹp của Scotland, quốc vương Abdullah bắt đầu toát mồ hôi và bám chặt lấy ghế ngồi. Thông qua phiên dịch viên, nữ hoàng bắt đầu giới thiệu về các địa điểm nổi tiếng của Scotland, còn quốc vương thì chỉ xin nữ hoàng chạy chậm lại và chú ý vào con đường phía trước", Sir Cowper-Coles chia sẻ.
Thực tế, Nữ hoàng Anh Elizabeth là một người vô cùng yêu thích xe hơi, thậm chí đã từng tham gia Lực lượng Hỗ trợ mặt đất năm 19 tuổi. Với kinh nghiệm vận hành và sửa chữa những chiếc xe 4 bánh đã có từ lâu, việc điều khiển xe vòng quanh các con đường hẹp của Scotland không hề khó khăn với nữ hoàng. Tuy vậy, Nữ hoàng Elizabeth không có bằng lái xe, bởi bà là người đứng đầu nước Anh.
Việt Dũng