Theo một bài viết mới đăng trên trang cá nhân của luật sư Eugene Volokh thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ, ai đó đã hoàn thiện thủ thuật "hô biến" các trang web khỏi Google.
Ông Volokh phát hiện một loạt vụ tranh tụng bất thường trước tòa, dẫn tới việc Google gỡ bỏ các trang web khỏi danh mục tìm kiếm và các dịch vụ khác của hãng. Trong một số trường hợp, các công ty quản lý danh tiếng dường như đang thu tới 6.000 USD/tháng cho dịch vụ này.
Google nhìn chung sẽ loại bỏ các trang web nếu nhận được một báo cáo đáng tin cậy rằng, trang web đó chứa nội dung vi phạm bản quyền hoặc các tuyên bố phỉ báng. Bạn có thể tìm thấy các báo cáo như thế này trong một kho lưu trữ công khai và phần lớn chúng đều đề cập tới nội dung vi phạm bản quyền.
Tiêu chuẩn cho một yêu cầu gỡ bỏ trang web khỏi danh mục tìm kiếm của Google có thể khá phức tạp, nhưng một lệnh của tòa án chống lại bên vi phạm thường đủ để làm căn cứ để Google làm điều đó.
Luật sư Volokh dường như đã khám phá ra một cách mà những kẻ xấu có thể lợi dụng để kích hoạt hệ thống nói trên, giúp thủ tiêu bất kỳ trang web nào chúng muốn. Trong những vụ việc ông mô tả, các nguyên đơn khởi kiện các bị đơn "bù nhìn", những kẻ ngay lập tức chấp nhận phán quyết của tòa án chống lại mình. Các vụ kiện này không phải xét xử trước tòa và trong nhiều trường hợp, bị đơn dường như không tồn tại nhưng chúng xuất hiện đủ lâu để nhận được lệnh của tòa án để gửi tới làm căn cứ cho Google gỡ bỏ trang web.
Kết quả điều tra của ông Volokh hé lộ tới 25 ví dụ khác nhau về âm mưu trên trong gần một năm qua. Trong một trường hợp, một công ty đã có thể yêu cầu gỡ bỏ một bài báo bằng cách khởi kiện một tuyên bố xúc phạm trong phần bình luận, dẫn tới việc Google rút toàn bộ trang web khỏi danh mục tìm kiếm.
Tất nhiên, các trường hợp giả mạo chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số vụ việc Google đã xử lý. Thông thường, mỗi ngày, công ty này thực hiện tới hơn 100 lệnh loại bỏ trang web vì vi phạm bản quyền khỏi phạm vi rà quét của các cỗ máy tìm kiếm. Song, sự tồn tại của chúng ám chỉ, một số công ty quản lý danh tiếng đã lợi dụng hệ thống của Google và công ty có thể cần phải đầu tư nhiều nguồn lực hơn để kiểm tra các lệnh có vẻ hợp pháp từ tòa án.
Tuấn Anh(Theo The Verge)
" alt=""/>Lĩnh 6.000 USD/tháng vì 'hô biến' một trang web khỏi GoogleTuy nhiên, tôi buộc lòng phải từ bỏ tất cả để chuyển sang chiếc smartphone mới nhất của Apple, bởi phần mềm và hệ điều hành iOS mà họ cung cấp cho các khách hàng.
" alt=""/>'Tôi bỏ Android để chuyển sang iPhone'Cháy hàng bình cứu hóa là do ý thức?
![]() |
Như ICTnews đã đưa tin, ngày 6/1, Thông tư 57/TT-BCA ngày 26/10/2015 của Bộ Công an hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chính thức có hiệu lực. Theo đó, quy định mới bắt buộc các phương tiện sẽ phải trang bị bình cứu hỏa (trọng lượng tùy loại xe).
Mặc dù Thông tư này đã được ban hành trước đó 2 tháng. Nhưng chỉ sau khi có hiệu lực và các lực lượng ra quân kiểm tra mới vấp phải nhiều vấn đề khi triển khai ngoài thực tế. Thêm đó, chỉ vài ngày sau khi thực hiện quy định mới, ngoài việc xuất hiện tràn lan các loại bình chữa cháy từ đắt đến rẻ thì mặt hàng này cũng đang có dấu hiệu bị đẩy giá lên cao do tình trạng khan hàng.
Gọi điện đến các điểm bán hàng trên mạng, nhiều điểm bán đều báo cháy hàng do tình trạng người dùng đổ xô đi mua. Các mẫu bình chữa cháy (theo quảng cáo là có tem kiểm định do cơ quan phòng cháy cung cấp) cũng không có giá 100.000 đồng như rao bán nữa mà thường bị đẩy lên mức giá 200.000 – trên 300.000 đồng). Thậm chí, nhiều nơi bán các sản phẩm cao cấp cũng thông báo ngừng bán vì cháy hàng dòng sản phẩm này do nguồn cung cấp đang bị thiếu trầm trọng so với nhu cầu của người dùng.
Lý giải về vấn đề này, Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh, Cục trưởng Cục cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ cho biết: Việc “cháy” hàng trên thị trường có nguyên nhân của nó. Thông tư 57 được ban hành ngày 26/10/2015 đến nay đã hơn 2 tháng. Khi ban hành Thông tư đã có thông cáo, tuyên truyền của cơ quan chức năng để cơ quan, tổ chức và người dân có thể chuẩn bị cho việc này. Tuy nhiên, do nhiều người chưa quan tâm, để ý nên đến lúc Thông tư có hiệu lực mới đổ xô đi mua.
Ngoài ra, nguyên nhân nữa là do nước ta hiện nay có rất ít doanh nghiệp sản xuất bình chữa cháy mà chủ yếu là phải nhập khẩu nên trước tình trạng nhu cầu mua tăng đột xuất sẽ dẫn đến tình trạng nêu trên. Trước thực tế đó, cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp cung ứng bình chữa cháy cùng chung tay để đảm bảo nguồn cho nhu cầu thị trường.
Thiếu tướng Mạnh cho hay: Hoàn toàn không có “lợi ích nhóm” hay việc bắt tay giữa cơ quan Công an với doanh nghiệp trong việc ban hành quy định. Việc ban hành Thông tư là để nâng cao ý thức PCCC cho người quản lý, người sử dụng phương tiện. Đồng thời, giúp cho người sử dụng phương tiện giao thông cơ giới có phương án, phương tiện để kịp thời xử lý cháy, nổ ô tô ngay từ khi mới phát sinh, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, nhất là trong các tình huống khẩn cấp. Sau khi Thông tư có hiệu lực, hầu hết cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vận tải đã bày tỏ sự đồng tình với quy định này, và cho rằng việc đầu tư không tốn kém, nên không ảnh hưởng đến kinh doanh của doanh nghiệp.
Cục PCCC cũng đã quán triệt cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng không được tham gia vào việc này vì đó là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của ngành, trừ những đơn vị có chức năng theo quy định thì mới được làm. Ngoài ra, Thiếu tướng Mạnh cũng khẳng định, trong thời gian đầu, các cơ quan chắc năng chỉ tiến hành tuyên truyền, hướng dẫn và nhắc nhở chứ chưa tiến hành xử phạt.
Khuyến cáo khi dùng bình cứu hỏa
" alt=""/>Bình cứu hỏa cho ô tô: Cháy hàng là do ý thức?