Tuy nhiên, có 1 điểm đáng chú ý, đó là các công ty Mỹ sẽ chỉ được phép bán các linh kiện đã phổ biến trên thị trường, trong đó có danh sách những vi xử lý di động. Vào tháng 8/2019, Huawei đã được gia hạn thêm 90 ngày để tiếp tục giao dịch với các công ty Mỹ. Cuối tháng đó, các nguồn thạo tin cho biết, đã có hơn 130 công ty Mỹ nộp đơn xin giấy phép đặc biệt.
Mặc dù đã tự sản xuất một bộ chipset của riêng mình, Huawei vẫn phụ thuộc rất nhiều vào các thiết bị mua từ Qualcomm. Được biết, năm 2018, một mình Huawei đã chi khoảng 11 tỷ USD cho thương mại với các công ty Mỹ bao gồm Qualcomm, Intel và Micron.
![]() |
Vào tháng 7, Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố sẽ bắt đầu cấp giấy phép đặc biệt cho các công ty muốn tiếp tục mối quan hệ kinh doanh với Huawei. |
Qualcomm đang trải qua quãng thời khó khăn, khi báo cáo tài chính quý vừa rồi không được như mong đợi. Cụ thể, doanh thu của công ty giảm 13%, thu nhập ròng giảm tới 34% khi so với cùng kỳ năm trước.
Một phần nguyên nhân được ông Steve Mollenkopf chỉ ra là do lệnh cấm của chính quyền Mỹ, khiến lượng đặt hàng các modem 5G của Qualcomm từ Huawei cũng bị giảm xuống. Lệnh cấm này cũng khiến Huawei tập trung hơn vào thị trường trong nước, giành thêm thị phần của Xiaomi, Vivo và Oppo, những nhà sản xuất điện thoại sử dụng chip của Qualcomm.
Theo NCĐT/GsmArena
Các công ty con là những tấm bình phong của Huawei nhằm qua mặt Mỹ để làm ăn với Syria, Sudan và Iran. Đây đều là các quốc gia đang bị Mỹ cấm vận.
" alt=""/>Qualcomm sẽ tiếp tục bán thiết bị cho Huawei"Chúng tôi quan tâm đến dữ liệu. Có thể Amazon lấy dữ liệu từ các nhà bán lẻ trên hệ thống của họ một cách hoàn toàn hợp pháp, với mục đích là cải thiện dịch vụ, nhưng sau đó Amazon sử dụng cho mục đích riêng của họ thì sao? Những dữ liệu này có thể tiết lộ mặt hàng tiềm năng, người tiêu dùng muốn mua gì, muốn nhận khuyến mãi ra sao, hay yếu tố nào khiến họ quyết định mua hàng", bà Vestager chỉ rõ vấn đề mà Liên minh châu Âu quan tâm.
Tuy nhiên bà Vestager cũng cho biết quá trình điều tra mới chỉ bắt đầu ở bước thu thập thông tin, bao gồm cả tìm hiểu từ phía các nhà bán lẻ trên Amazon:
"Chúng tôi chưa có kết luận gì, cũng chưa chính thức mở hồ sơ điều tra, nhưng chúng tôi muốn tìm hiểu bức tranh toàn cảnh. Đây là vấn đề mà nhiều người đã nói tới, nên chúng tôi muốn làm rõ", Vestager nhấn mạnh.
Amazon chắc chắn không muốn lọt vào tầm ngắm của Margrethe Vestager. Bà chính là người đã đưa ra quyết định điều tra Google về hành vi độc quyền, dẫn tới khoản tiền phạt kỷ lục 5 tỷ USD vào tháng 7.
Ngay sau đó, bà Vestager đã chuyển mục tiêu sang Apple, với lý do công ty sử dụng cổng sạc Lightning độc quyền, trái với những thỏa thuận từng ký trước đây. Năm 2016, Liên minh châu Âu phán quyết Apple phải thanh toán 16 tỷ USD tiền thuế cho Ireland, và công ty phải mất tới 2 năm để hoàn trả khoản thuế này.
Theo Business Insider, những đối tác kinh doanh trên nền tảng của Amazon đóng góp tới 9,7 tỷ USD doanh thu cho công ty này trong Quý II/2018, tăng 40% so với năm ngoái. Tại Mỹ, Amazon cũng đang gặp rắc rối với những vụ điều tra chống độc quyền.
Cuối tháng 8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh tiếng Amazon nằm trong danh sách đen những công ty công nghệ vi phạm luật chống độc quyền. Vào đầu tháng 9, nhiều thông tin cho thấy Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions có thể sẽ mở những cuộc điều tra nhắm vào các công ty công nghệ.
Theo Zing
" alt=""/>Sau Facebook và Google, đến lượt Amazon bị EU sờ gáy