Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức (Ảnh: VGP).
Sau đó, Bộ Y tế đã điều chỉnh và ban hành quyết định về sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID. Tổng số có 46 trường thông tin cơ bản, bao trùm các thông tin cần thiết để biết về tình hình sức khỏe, khám chữa bệnh của mỗi người.
Sổ sức khỏe điện tử gồm thông tin hành chính, tiền sử như dị ứng, bệnh tật trước đây và tiền sử về phòng bệnh như tiêm chủng.
Theo Thứ trưởng, người dân khi đi khám, chữa bệnh, mỗi lượt sẽ được nhập các thông tin như khám chữa bệnh ở nơi nào, triệu chứng ra sao, mã chẩn đoán là gì... Trong đợt khám đó các kết quả xét nghiệm, chiếu chụp, nội soi, siêu âm… có giá trị cũng sẽ được nhập.
Phương pháp điều trị như thế nào, dùng thuốc gì và tóm tắt kết quả điều trị cũng sẽ được nhập.
Đặc biệt, giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế (BHYT) và giấy hẹn tái khám cũng được tích hợp trên ứng dụng VNeID giúp người dân rất thuận lợi khi được chuyển lên tuyến trên.
Sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến, giấy hẹn tái khám được tích hợp trên ứng dụng VNeID (Ảnh: P.N).
Để các địa phương triển khai tốt, Bộ Y tế đã ban hành văn bản hướng dẫn thí điểm thực hiện sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID.
Theo đó, Cục Quản lý Khám chữa bệnh cập nhật các nội dung liên quan đến chuyên môn khám chữa bệnh trong sổ sức khỏe điện tử VNeID thay thế sổ giấy; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện liên thông dữ liệu và sử dụng sổ sức khỏe điện tử VNeID.
Người bệnh không có thẻ BHYT sử dụng số thẻ căn cước hoặc số định danh cá nhân trên thẻ cứng hoặc trên ứng dụng VNeID làm số định danh người bệnh để liên thông dữ liệu sổ sức khỏe điện tử VNeID.
Đến nay, hơn 32 triệu dữ liệu sổ sức khỏe điện tử đã được tạo lập cho người dân, trong đó có hơn 14 triệu công dân đã tích hợp sổ sức khỏe điện tử trên VNeID.
Việc các thông tin sức khỏe của mỗi người dân đều được thể hiện trên sổ sức khỏe điện tử sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có được cơ sở dữ liệu lớn, chính xác, giúp phân tích, bàn luận và đưa ra các chính sách phù hợp hơn, hiệu quả hơn trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Ứng dụng sổ sức khỏe điện tử và tiến tới bệnh án điện tử sẽ mang lại hiệu quả, tác động rất to lớn. Bệnh viện Bạch Mai ước tính mỗi năm cần 50 tỷ đồng để mua phim cho chiếu chụp, vừa tốn kém, ảnh hưởng môi trường, khó lưu giữ lâu.
Ngoài ra, với sổ sức khỏe điện tử, các bệnh viện có thể căn cứ dữ liệu liên thông để đưa ra các quyết định như bệnh nhân có cần chuyển tuyến không. Nguồn dữ liệu của các bệnh viện tuyến đầu cả nước là rất lớn, nhưng hiện lưu trữ giấy nên rất khó ứng dụng vào nghiên cứu.
" alt=""/>Lợi ích khi dùng VNeID tích hợp giấy chuyển tuyến, hẹn tái khámTại buổi ghé thăm, đại diện Datum&MIS, bà Ronit Naor Tal đã đi tham quan cơ sở vật chất và hệ thống phòng khám của bệnh viện. "Chúng tôi đánh giá cao về trang thiết bị cũng như hệ thống phòng mổ áp lực dương của bệnh viện. Đây là một trong những cơ sở vật chất quan trọng để đảm bảo khi cấy ghép Implant, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với vi khuẩn, vi sinh vật và các mầm bệnh xung quanh. Việc này góp phần ngăn chặn được nhiễm khuẩn trong quá trình phẫu thuật, giúp vết thương sẽ phục hồi nhanh, nâng cao an toàn cho bệnh nhân", bà Ronit Naor Tal nói.
Thông qua buổi làm việc tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn, bà Ronit Naor Tal cũng đã có những chia sẻ hữu ích về việc ghép xương và công nghệ mới trong thủ thuật tái tạo xương và mô mềm, sự khác nhau về hiệu quả khi sử dụng các vật liệu tái tạo ghép xương, cách xử lý khi bộc lộ xương chân Implant,…
Theo đó, đại diện Datum&MIS cũng trình bày về những trường hợp lâm sàng thực tế ghép xương không thành công.
"Việc vận dụng đúng lực trong từng thao tác, khâu vết thương quá chặt hay ngược lại cũng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị. Kết quả thực tế cho thấy, khi ghép xương ngoài việc sử dụng đúng vật liệu phù hợp, bác sĩ cần có tay nghề cao, sự am hiểu về tính chất vật liệu, và quá trình lành xương, vận dụng đúng trong từng trường hợp để bệnh nhân bớt sưng đau, hạn chế mất thể tích xương, lộ chân răng sau khi cắm Implant", bà Ronit Naor Tal nói.
ThS.BS Nguyễn Quang Tiến, Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn, chia sẻ: "Việc thường xuyên cập nhật những công nghệ mới trong điều trị là cần thiết. Qua buổi làm việc này, đội ngũ bác sĩ chúng tôi được cung cấp những giải pháp mới, giúp giảm thiểu những rủi ro, nâng cao tỷ lệ thành công khi cấy ghép Implant".
Đại diện Datum&MIS và đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn trong buổi làm việc (Ảnh: Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn).
Bệnh viện chuyên khoa Răng Hàm Mặt Sài Gòn là bệnh viện răng hàm mặt tư nhân được Bộ Y tế cấp phép hoạt động. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ tay nghề chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm. Ngoài ra, bệnh viện còn hợp tác với Giáo sư Paulo Malo - người khai sinh phương pháp cắm ghép Implant toàn hàm All-on-4. Bệnh viện cũng sở hữu những công nghệ điều trị tiên tiến, phòng mổ áp lực dương đáp ứng các yêu cầu cắm ghép Implant.
Thông tin: Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn
Địa chỉ: 1256 Võ Văn Kiệt, phường 10, quận 5, TPHCM
Hotline: 1800 6836 - 1800 6578
Website: www.benhvienranghammatsg.vn/
Tham khảo: Trồng răng Implant
" alt=""/>Datum&MIS cùng Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn nâng cao kỹ thuật cấy ghép ImplantBệnh nhân V. được chữa trị kịp thời căn bệnh máu tụ nguyên phát ngoài màng cứng tủy sống cổ (Ảnh: Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình).
Bệnh nhân được chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI và phát hiện khối máu tụ lớn ngoài màng cứng mặt sau ngoài bên phải tủy cổ ngang mức C3-C5 gây chèn ép tủy cổ nặng nề. Bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân bị máu tụ tiên phát ngoài màng cứng tủy sống cổ và được chỉ định mổ cấp cứu.
Các bác sĩ đã sử dụng phương pháp kính vi phẫu thực hiện cuộc phẫu thuật với một vết mổ nhỏ, lấy máu tụ, cầm máu, giải áp chèn ép tủy sống, nguồn chảy máu từ đám rối tĩnh mạch sau của tủy sống bị vỡ…
Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân V. đã dần phục hồi về vận động, cơ lực chân và tay đạt mức 4/5 với tiến triển tốt. Giai đoạn sau mổ, bệnh nhân được kết hợp tập phục hồi chức năng cho đến khi hồi phục hoàn toàn.
Bác sĩ Trương Như Hiển, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, cho biết máu tụ ngoài màng cứng tủy sống là bệnh ít gặp, lâm sàng thường hay bị bỏ sót.
Nguyên nhân thường gặp do dị dạng hệ mạch ngoài màng tủy hoặc do chấn thương. Cần phát hiện sớm và xử trí kịp thời để tránh các biến chứng nặng nề do máu tụ gây chèn ép tủy sống.
Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, có bệnh lý nền như cao huyết áp, thoái hóa cột sống nặng... Tuy nhiên, bệnh phát hiện ở người trẻ, đặc biệt bệnh nhân mới 15 tuổi thì rất hiếm gặp.
Đây là căn bệnh nguy hiểm bởi nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng vĩnh viễn như liệt tay chân, khó khăn trong việc nói, lú lẫn trí nhớ, thậm chí tử vong nếu khối máu tụ quá lớn.
" alt=""/>Thiếu niên 15 tuổi liệt tứ chi sau nhiều giờ dùng điện thoại trong đêm