Trước đó, tháng 12/2023, sau khi lập gia đình 3 tháng, chị V. (27 tuổi, sống tại Bình Dương) mang thai con đầu lòng. Lúc thai được 20 tuần, chị V. đi kiểm tra thai theo hẹn, siêu âm hình thái phát hiện em bé có bất thường ở tim, được bác sĩ giới thiệu lên Bệnh viện Từ Dũ khám.
Tại Bệnh viện Từ Dũ, chị V. được siêu âm tiền sản, chẩn đoán em bé bị dị tật tim bẩm sinh nặng. Thai phụ được Bệnh viện Từ Dũ phối hợp với các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 cùng theo dõi và đánh giá sự tiến triển các bất thường ở tim để có can thiệp kịp thời.
Sau 2 tháng theo dõi, ngày 30/5, các bác sĩ của cả 2 bệnh viện đã hội chẩn và quyết định tiến hành can thiệp bào thai bán cấp để cứu sống em bé. Nếu không can thiệp bào thai, em bé có nguy cơ tử vong trong bụng mẹ hoặc tiến triển thành tim một thất, không có khả năng phẫu thuật sửa chữa sau sinh.
Ekip can thiệp rất căng thẳng vì tư thế em bé nằm trong bụng mẹ không thuận lợi cho phẫu thuật can thiệp vào buồng tim. Cuộc mổ kéo dài hơn 40 phút. Sau can thiệp, siêu âm kiểm tra tim thai thấy dòng chảy qua van động mạch phổi tốt, không tràn dịch màng ngoài tim.
Sau phẫu thuật can thiệp nong van động mạch phổi thành công, các lần khám thai và theo dõi tiếp theo cho thấy em bé tăng trưởng tốt. Khi thai được 35 tuần 2 ngày, chị V. có dấu hiệu sinh sớm, các bác sĩ đã quyết định mổ lấy thai để đưa em bé ra ngoài chăm sóc cho an toàn.
Hai ekip của Bệnh viện Từ Dũ và Nhi đồng 1 đã thực hiện ca mổ. Em bé khóc to, tự thở khí trời, được siêu âm tim tại chỗ ngay sau khi chào đời. Kết quả siêu âm cho thấy, các chức năng buồng tim của bé hoạt động tốt. Em bé đang được tiếp tục theo dõi tại Bệnh viện Nhi đồng 1.
Từ sau ca thông tim can thiệp bào thai đầu tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á cho thai nhi 32 tuần bị dị tật tim bẩm sinh nặng thực hiện vào ngày 4/1, đến nay Bệnh viện Từ Dũ đã thông tim can thiệp bào thai cho 4 trường hợp, 3 em bé đã chào đời khoẻ mạnh.
Trong 21 năm qua, Đ. kiên cường chống chọi với bệnh máu khó đông
“Em cũng không biết mình bị liệt chân phải từ lúc nào nữa. Em chỉ biết là em vẫn đi được một chân mặc dù rất đau. Có hôm cơn đau khiến em ngồi cũng không yên mà nằm cũng chẳng được. Cứ vậy đến năm em 16 tuổi thì cái chân còn lại cũng không thể giữ nổi”, Đ. rưng rưng nói.
Ông V.T.T. (cha của Đ.) cho biết, khi được 3 tháng tuổi, Đ. phát bệnh khi trên cánh tay có vết bầm tím dù không va đập gì. Anh trai của Đ. mất từ lúc 4 tuổi do bệnh máu khó đông và có biểu hiện tương tự như vậy.
Do đó, gia đình vội vã đưa Đ. đi khám và phát hiện cậu cũng bị máu khó đông. Trước đây, kinh tế gia đình đủ ăn, đủ mặc nhưng từ khi Đ. mắc bệnh, khó khăn chồng chất khó khăn.
“Không muốn mất con thêm lần nữa nên khi phát hiện vết bầm, tôi vội vàng đưa con đi thăm khám và bác sĩ chẩn đoán Đ. mắc bệnh di truyền Hemophilia - máu khó đông. Tôi nghĩ nếu trước đây y học tiến bộ như giờ thì có lẽ anh trai của Đ. không ra đi sớm như vậy”, ông T. nghẹn ngào nói.
Trước năm Đ. được 6 tuổi, bệnh máu khó đông không được bảo hiểm y tế chi trả nên cuộc sống gia đình ông T. rơi vào khó khăn. Sau đó vài năm, mẹ của Đ. phát hiện có khối u trong não cần được phẫu thuật.
“Tôi làm nông, mẹ Đ. là giáo viên dạy tiểu học nên cuộc sống chỉ đủ ăn. Bây giờ, cả hai mẹ con đều mắc bệnh nên tôi phải chạy vạy khắp nơi vay mượn”, ông T. giọng chùng xuống.
Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu
Bác sĩ Võ Tấn Đạt, Trưởng Đơn vị Huyết học, Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện quận Thủ Đức, nơi Đ. gắn bó điều trị, cho biết, Hemophilia là bệnh máu khó đông hay còn gọi là bệnh ưa chảy máu do sự thiếu hụt yếu tố đông máu (yếu tố VIII: Hemophilia A, yếu tố IX: Hemophilia B), bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X, nữ giới mang gen bệnh và nam giới là người biểu hiện bệnh.
“Bình thường, khi bị chảy máu, cơ thể có một cơ chế tự nhiên để cầm máu. Người bị bệnh Hemophilia thiếu yếu tố đông máu nên có thể chảy máu ngay cả khi không chấn thương”, bác sĩ Đạt nói.
Theo bác sĩ Đạt, trên cơ thể bệnh nhân thường thấy tụ máu trong khớp, đám tụ máu trong cơ, chảy máu không cầm ở vết thương… Chảy máu tái diễn tại các khớp hay cơ có thể gây ra biến chứng như teo cơ, cứng khớp, biến dạng khớp dẫn đến tàn tật vĩnh viễn hoặc chảy máu những vị trí nguy hiểm như não, nội tạng...
Ngoài ra, khi xảy ra tai nạn, nếu không được truyền yếu tố đông máu kịp thời bệnh nhân có thể tử vong. Hiện nay bệnh vẫn chưa có thuốc trị, người bệnh phải sống chung với căn bệnh này cả đời.
Mặc dù chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng bệnh vẫn có thể kiểm soát. Cụ thể, người bệnh nặng thường xuyên được bổ sung các yếu tố đông máu từ bên ngoài để phòng các cơn chảy máu. Yếu tố đông máu bị thiếu hụt được truyền vào cơ thể qua đường tĩnh mạch.
Người bệnh nhẹ không nhất thiết phải truyền các yếu tố đông máu trừ khi có chỉ định của bác sĩ hoặc khi buộc phải phẫu thuật bởi một bệnh lý khác.
Hemophilia là rối loạn kéo dài suốt cuộc đời và phải phụ thuộc vào yếu tố đông máu thay thế. Với phương pháp điều trị hiện đại, bệnh nhân có khả năng hy vọng vào một cuộc sống tương đối bình thường như người khỏe mạnh.
Tuy nhiên, bác sĩ Đạt cũng lưu ý, phụ nữ là người mang gen bệnh nên con trai của họ có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Bởi vậy, phụ nữ trong gia đình (họ ngoại) có người mắc bệnh Hemophilia cần nhận thức đầy đủ về bệnh và nên đi khám để được tư vấn, tầm soát các bệnh di truyền trước hôn nhân và trước khi sinh con.
Bên cạnh đó, nếu trẻ bắt đầu tập đứng hay tập đi có những va đập nhẹ dẫn tới biểu hiện xuất huyết dưới da hoặc chảy máu môi, lưỡi, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Mộc Khuê
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Thắng cho biết, khi có các dấu hiệu “Méo miệng, ngọng nói hãy gọi ngay cấp cứu luôn đừng chờ” bởi đó là những dấu hiệu đầu tiên của đột quỵ.
" alt=""/>Chàng trai 21 tuổi chống chọi với căn bệnh khiến máu chảy không ngừngCác loại bột
Bột mì, bột gạo, bột năng, bột yến mạch… là những loại cần thiết có trong gian bếp vì chúng có thể chế biến món ăn trong trường hợp cấp bách không thể đi mua thực phẩm bên ngoài.
![]() |
Với bột gạo, có thể dùng để nấu bánh canh cho bữa sáng; bột mì làm được rất nhiều loại bánh, giúp chiên cá da trơn không bị dính chảo; bột năng dùng để rửa sạch nhớt cá, nêm nếm những món ăn cần có độ sánh… Và còn rất nhiều tác dụng khác từ 3 loại bột nói trên, chúng sẽ rất hữu ích nếu như có trong gian bếp nhà bạn.
Tôm khô
Tôm khô là loại thực phẩm dễ bảo quản để ăn trong thời gian dài. Nước tôm khô rất ngọt, vị dễ ăn, phù hợp với nhiều người nên được dùng để nấu canh các loại rau, củ, quả.
Tôm khô cũng có thể dùng làm món mặn như rim, xào, chiên chung với trứng… Rất tiện để chế biến những món ăn đơn giản hàng ngày cho gia đình.
Sữa chua
Sữa chua là món ăn tốt cho hệ tiêu hóa, bác sĩ khuyên nên ăn mỗi ngày nhằm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Sữa chua cũng là thực phẩm cần có trong nhà bếp bởi nó thường xuyên được dùng đến. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến kèm theo những loại trái cây, ngũ cốc hoặc dùng cho việc làm đẹp da của phái nữ.
Gia vị
![]() |
Gia vị là thứ không thể thiếu trong nhà bếp, ngoài việc nó làm tăng sự hấp dẫn cho món ăn, gia vị còn có rất nhiều tác dụng cho hệ tiêu hóa.
Các loại gia vị như nghệ, tỏi, sả, gừng, ớt, tiêu, hanh khô… còn là những bài thuốc trị cảm cúm, viêm nhiễm hiệu quả nên không thể thiếu trong gian bếp nhà bạn.
Dầu gấc
Tác dụng của dầu gấc rất tốt cho da, mắt, tim mạch, đường ruột… Vì vậy mà nó có tên trong danh sách những món cần có trong nhà bếp.
![]() |
Dầu gấc là thứ gia vị giúp bạn chế biến rất nhiều món ăn, đặc biệt là những món cần tạo màu mà không lo màu từ hóa chất sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thành viên trong gia đình. Chỉ cần làm sẵn một hũ dầu gấc, để trong ngăn mát của tủ lạnh dùng dần trong khoảng 3-6 tháng.
Thực phẩm tinh bột khô
Với những gia đình thường xuyên ăn sáng ở nhà thì các loại miến, nui, mì, bún khô… không thể thiếu. Tuy nhiên, không nên lạm dụng hẳn một loại nào bởi nó không tốt cho sức khỏe. Vì vậy bạn nên thay đổi khẩu vị với nhiều loại khác nhau.
(Theo Một thế giới)
" alt=""/>Thực phẩm không thể thiếu trong nhà bếp