Nhiều pháp sư thiếu hụt hẳn tính cơ động nhưng không nhất thiết phải có được câu trả lời rõ ràng có nên làm gì đó hoặc tại sao mãi Riot không quan tâm tới…Bởi mục tiêu chính của Riot là đang cố gắng tạo ra những điểm mạnh riêng của từng vị tướng.
Mặt khác, nhiều vị tướng trong lớp nhân vật này không còn đáp ứng được các nhu cầu chơi cơ bản như sự tương tác, chiều sâu, tính độc đáo,…Điều này cũng là cơ hội để chúng được Riot đem ra mổ xẻ và chính sửa để khiến cho nhiều vị tướng trở nên thú vị hơn.
Tương tự như đợt cập nhật Xạ Thủ vừa qua, Riot đang nhắm tới 6 mục tiêu chính để tiến hành các chỉnh sửa. Các vị tướng theo dự kiến (có thể thay đổi) sẽ là: Malzahar, Vel’Koz, Brand, Vladimir, Cassiopeia và Zyra.
3 mục tiêu chính được hướng tới khi tiến hành những chỉnh sửa:
Riot đã học hỏi được rất nhiều thứ từ những dự án trước và hiểu được sự khác nhau giữa độc đáo và xa lạ. Ưu tiên của Riot sẽ vẫn là tìm cách để phát triển và tăng cường nhiều mặt của mỗi vị tướng cùng với việc hoàn thành các mục tiêu nói trên.
Mọi thứ vẫn còn khá xa, nên đừng mong đợi sẽ xuất hiện sớm. Rất có thể, giữa năm nay những thông tin chi tiết hơn về dự án sẽ tiếp tục được công bố tới người chơi LMHT.
Xin đừng hủy hoại khả năng đi rừng của Malzahar với những con Bọ Hư Không.
Riot đảm bảo Bọ Hư Không sẽ y hệt như hiện tại, nhưng với ý đồ trên thì họ sẽ xem xét thật kỹ trên Malzahar.
Tại sao lại lựa chọn Vel’Koz để làm lại mà không phải là Swain?
Swain chắc chắn là sự ưu tiên hàng đầu và là vị tướng “muốn được làm” trong danh sách. Nhưng Swain lại là dạng tướng phải làm lại toàn bộ (lối chơi, cốt truyện, hình ảnh) tương tự như Sion hay Poppy để lại có được một phiên bản nâng cấp đáng giá.
Một lí do lớn nữa mà Riot lựa chọn con số 6 vị tướng là bởi họ tự tin có thể làm tốt công việc của mình trong đợt cập nhật này.
Tại sao lại tiến hành chỉnh sửa Vel’Koz? Có phải vị tướng này không tốt ở hiện tại?
Vel’Koz là một vị tướng tuyệt vời, nhưng nó lại thiếu hụt hẳn Tính Riêng biệt. Nó có một vài gợi ý và có tính độc đáo (kỹ năng Q nhắm bắn mục tiêu, sát thương chuẩn từ Phân Rã Hữu Cơ (Nội tại)…) nhưng lại chẳng có gì để đem đến cho Vel’Koz sự khác biệt rõ ràng sư với các vị tướng còn lại.
Thế còn Fiddlesticks thì sao? Tại sao vẫn chưa có lịch trình cụ thể cho việc làm lại vị tướng này?
Fiddle cũng là một vị tướng đã từng được Riot cân nhắc, nhưng cảm thấy không phù hợp cho việc làm lại bởi đã có đủ những yếu tố mà họ nghĩ tới:
Fiddle chắc chắn trông bụi bặm và cũ kĩ, nhưng hắn ta chỉ cần được nâng cấp về hình ảnh/ đánh bóng là mọi thứ sẽ ổn.
Đừng phá hỏng đi sức mạnh đi đường dưới của các vị tướng như Zyra, Brand hay Vel’Koz.
Đây là một ý hay. Chúng tôi không có ý định hủy hoại lối chơi Hỗ trợ vì bởi lẽ đây được coi là một bản sắc khó tách rời với Zyra, Brand và Vel’Koz.
Mong rằng Zyra sẽ có Nội tại mới và nhiều cách tương tác hơn với các mầm cây.
Riot vẫn chưa thực sự làm việc trên Zyra ngoài việc tạo ra các ý tưởng hay ho, nhưng chắc chắn việc tương tác với mầm cây nhiều hơn, kiểu như cô nàng này mang tới cả rừng cây xung quanh là điều được lưu tâm hàng đầu.
Zyra có thể sẽ được làm lại theo hướng pháp sư khắc chế mở giao tranh (counterengage mage).
Nếu việc làm lại đơn giản như vậy, thì đừng làm theo cái cách đã từng tiến hành trên Skarner.
Riot hiểu điều này vã đã rút được nhiều kinh nghiệm sau nhiều dự án đã hoàn thành.
Tại sao lại không có Ryze trong danh sách làm lại?
Riot sẽ cố gắng giải quyết Ryze xong trước đợt giữa năm, vì có rất nhiều vấn đề cần phải làm ngay với vị tướng này. Hiện vẫn chưa rõ Riot chỉ có ý định cân bằng sức mạnh hay làm lại Ryze.
Riot đã có kế hoạch gì với Syndra chưa?
Syndra vẫn làm khá tốt công việc của mình thông qua tỉ lệ chọn khá cao, nhưng chắc chắn cô nàng này còn có nhiều thứ phải làm. Có thể lối chơi của Syndra sẽ được chỉnh sửa để nó trở nên dễ dàng, dễ tiếp cận hơn với nhiều người chơi LMHT.
Xerath cũng đang ở trong thế yếu. Liệu vị tướng này có được đưa vào bản danh sách?
Riot đang hứng thú được biết lí do tại sao nhiều người cho rằng Xerath đang không mạnh mẽ và thậm chí còn yếu đuối. Có phải là do tình trạng metagame hiện tại? Hay tại bởi từ lâu rồi Riot vẫn chưa có ý định chỉnh sửa hay cân bằng gì liên quan tới Xerath?
Theo Riot, Xerath đã có đủ 3 yếu tố cơ bản mà họ liên tục đề cập đến ở trên. Hẳn nhiều người phàn nàn rằng Xerath có lối chơi quá giống với Lux. Thế nhưng, Xerath lại là pháp sư có khả năng gây sát thương theo thời gian, còn Lux lại tỏ ra mạnh mẽ khi dồn sát thương lên các mục tiêu mỏng manh với việc sử dụng combo chính xác và nhanh chóng.
Thế còn về kỹ năng E của Irelia thì sao?
Đây không phải là một kỹ năng tuyệt, bởi lẽ nó thường đem đến những kết quả không công bằng khi bạn bấm nút và mong chờ điều gì đó (không thể tác động) tới một người chơi khác…Nó giống như một câu thần chú có mục tiêu và chủ đích dành cho những đối thủ của Irelia, những kẻ kém may mắn không rõ tại sao mình lại bị trừng phạt.
Liệu Singed sẽ được làm lại trong tương lai chứ?
Riot vẫn chưa có những kế hoạch rõ ràng để thực hiện các thay đổi đáng kể trên Singed (nhưng chắc chắn sẽ cân bằng lại sức mạnh, nhưng vẫn chưa ai lên kế hoạch cả). Hắn ta có lối chơi riêng biệt, có thể tạo ra những khoảnh khắc đáng nhớ và chắc chắn không thể nào “trên cơ” trong tát cả các pha trao đổi chiêu thức…
Có thể trong thời gian sắp tới, combo truyền thống Hất – Keo Siêu Dính hoặc ngược lại sẽ được thay thế bằng cái gì đó khác biệt hơn đôi chút.
Bùa lợi Rồng liệu có nhận được những thay đổi?
Riot đã xem xét vấn đề này trong vài tuần vừa qua, bao gồm cả việc thay đổi bùa lợi Rồng thứ tư để nó đem lại nhiều lợi thế hơn cho các đội có được. Nhưng đó mới chỉ là dự kiến vì chưa có gì là rõ ràng trong lúc này.
Gnar_G
" alt=""/>[LMHT] Hé lộ những thay đổi lớn sắp tới trên lớp tướng Pháp sưBước 2: Vào tab Hiển thịrồi chọn Màn hình bảo vệ mắt.
" alt=""/>Hướng dẫn dùng OPPO ColorOS bật màn hình bảo vệ mắtNăm 2016 đánh dấu sự phát triển liên tục của lĩnh vực mobile tại Châu Á Thái Bình Dương, với sự thâm nhập của điện thoại thông minh vượt qua các thiết bị máy tính để bàn truyền thống tại hầu hết các quốc gia trong khu vực. Phần lớn sự phát triển này là nhờ vào những cải tiến trong cơ sở hạ tầng công nghệ, tốc độ của công nghệ 4G tại các nước đang phát triển, bên cạnh đó là sự bùng nổ của các thiết bị điện thoại di động giá rẻ đã làm tăng khả năng chi trả của khách hàng.
Việt Nam đang dẫn đầu trong cuộc cách mạng điện thoại di động hiện nay với mức độ thâm nhập thị trường là 137% số điện thoại trong số 127 triệu kết nối điện thoại trên cả nước (Nguồn: Dữ liệu thống kê vào tháng 7/2016 của vnta.gov.vn). Và đó là kết quả của việc phát triển độc đáo của Việt Nam trong kỉ nguyên kỹ thuật số.
![]() |
Tiếp tục đón đầu các xu hướng mới trong lĩnh vực điện thoại di động, Hiệp hội Mobile Marketing (MMA) thông báo thành phần diễn giả đầy đủ sẽ có mặt trong MMA Forum Việt Nam lần thứ 5 được tổ chức vào ngày 21/10/2016 tại Khách sạn InterContinental Asiana Saigon, TP Hồ Chí Minh. Với sự tham gia của các diễn giả chính như: Phạm Nhã Uyên - Giám đốc Khu vực của Coca Cola tại Đông Nam Á, Nguyễn Đình Toàn - Giám đốc Tiếp thị của Masan Beverage Masan, Edward Thesiger - Tổng giám đốc Group M, Aoki Toshinori - Giám đốc Điều hành cấp quốc gia Dentsu Aegis Network, Joe Nguyễn - Phó Chủ tịch Khu vực Châu Á Thái Bình Dương comScore, Giám đốc điều hành Việt Nam/ Campuchia/ Lào Google Việt Nam
Một số những điểm nổi bật trong chương trình bao gồm phần nói chuyện với Nitin Gajria, Đại diện Google tại Việt Nam, Lào, Campuchia qua chủ đề “Sức mạnh của Programmatic trong Video di động”. Những lãnh đạo từ các công ty trong nước khác như Adtima (VNG), webtretho, Vietjet Air, Viettel, vvv sẽ chia sẻ kinh nghiệm của họ trong các mặt khác nhau của lĩnh vực Mobile Marketing trong nước.
"Với một lượng khổng lồ người dùng Internet thường xuyên truy cập vào các website bằng thiết bị điện thoại di động, Việt Nam đang đại điện cho thị trường tiềm năng lớn nhất Đông Nam Á cho các Marketer. MMA Forum với mục đích cung cấp những cơ hội hấp dẫn cho các Marketer có cùng chí hướng gặp gỡ nhau với mục tiêu hiểu rõ hơn về hành vi Digital của "always on" của người tiêu dùng và bức tranh toàn cảnh của việc bùng nổ cuộc cách mạng điện thoại di động trong nước", ông Rohit Dadwal, Giám đốc Điều hành của Hiệp hội Mobile Marketing Châu Á Thái Bình Dương cho biết.
Tuy nhiên, một số chuyên gia trong nhiều lĩnh vực cho rằng các Marketer cần tiếp tục thấu hiểu hơn về thị trường điện thoại di động trước, sau đó mới có thể tận dụng được cơ hội mà sự tăng trưởng này mang lại. Ông Aoki Toshinori, Tổng giám đốc Công ty Dentsu Aegis Network Việt Nam trích dẫn báo cáo về Kinh phí cho Quảng cáo năm 2016 từ công ty Dentsu Aegis Network Global cho rằng: Những thương hiệu Quốc tế tiêu tốn 27% chi phí quảng cáo của họ cho Digital trong đó có Mobile. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn nghiêng về quảng cáo trên TV trong khi mức chi tiêu cho quảng cáo Digital chỉ chiếm gần 7,7% . Ông Aoki nhấn mạnh rằng trong thực tế thói quen sử dụng các kênh truyền thông của người tiêu dùng đang chuyển sang các kênh trực tuyến, các Marketer cần áp dụng phương pháp "Consumer First" và đánh giá lại các khoản đầu tư cho Marketing của họ.
" alt=""/>Diễn đàn MMA Việt Nam lần thứ 5: Những diễn giả mới và công bố chính thức