Chương trình giảng dạy được thiết kế để bồi dưỡng toàn diện các kỹ năng ngôn ngữ và việc giảng dạy tiếng Anh được tích hợp trong suốt lộ trình giáo dục.
Việc tiếp xúc sớm này tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển ngôn ngữ và đảm bảo rằng một phần đáng kể dân số Áo thông thạo tiếng Anh vào thời điểm học sinh hoàn thành chương trình giáo dục chính quy.
Bên cạnh đó, tiềm lực của Áo trong thương mại và du lịch quốc tế là một động lực khác đằng sau trình độ tiếng Anh của nước này.
Đất nước này ẩn mình giữa lòng châu Âu thu hút vô số khách du lịch hàng năm. Dù diện tích khiêm tốn, Áo nằm trong số 15 quốc gia có lượng du khách quốc tế đến thăm nhiều nhất trong những năm gần đây. Năm 2019 (giai đoạn trước đại dịch COVID-19), Áo thu hút 46,2 triệu khách du lịch (trong đó có 31,9 triệu khách quốc tế), theo số liệu của Bộ Lao động và Kinh tế Áo.
Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ chung trong ngành du lịch và người Áo làm việc trong lĩnh vực này nhận thấy việc thành thạo là cần thiết để giao tiếp với du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Hơn nữa, trong lĩnh vực kinh doanh, tiếng Anh thường là ngôn ngữ được lựa chọn trong các giao dịch và hợp tác quốc tế. Nhu cầu về trình độ tiếng Anh trong các lĩnh vực này đã dẫn đến yêu cầu lực lượng lao động Áo phải sử dụng trơn tru tiếng Anh.
Ngoài ra, Áo có nền văn hóa và ngôn ngữ phong phú, lâu đời. Nhiều đứa trẻ lớn nên trong gia đình mà bố và mẹ xuất thân từ những vùng ngôn ngữ khác nhau. Chính điều này nuôi dưỡng “mầm mống” của sự hòa quyện đa ngôn ngữ.
Trên thực tế, tiếng Đức là ngôn ngữ chính thức của Áo trong khi tiếng Croatia, tiếng Slovenia và tiếng Hungary được công nhận là ngôn ngữ chính thức của các nhóm dân cư tự trị ở một số vùng.
Sự cởi mở về văn hóa đối với các ngôn ngữ khác nhau này còn mở rộng sang cả tiếng Anh. Người dân thấy việc sử dụng ngôn ngữ này cùng với tiếng mẹ đẻ của mình là điều tự nhiên.
Miễn phí học phí - học tập suốt đời
Theo Báo cáo Nhân tài Thế giới của Viện Phát triển Quản lý (IMD) năm 2021, hệ thống giáo dục của Áo đứng thứ 6 trong số 63 quốc gia trên toàn thế giới về khả năng cạnh tranh nhân tài. Mục tiêu học tập suốt đời được tích hợp cao trong hệ thống giáo dục và xã hội Áo.
Báo cáo này xếp Áo đứng thứ 2 trong việc đào tạo người lao động và thứ 3 trong việc thực hiện chương trình học nghề. Áo cũng đạt thứ hạng cao hơn về chất lượng giáo dục, ở vị trí thứ 11 đối với bậc tiểu học và vị trí thứ 7 đối với bậc trung học.
Xếp hạng tín nhiệm cao này một phần là do sự đầu tư mạnh mẽ của chính phủ Áo vào hệ thống giáo dục và phát triển chuyên môn. Tại Áo, học sinh ở độ tuổi 16 có thể chọn chương trình dạy nghề hoặc học thuật dựa trên lĩnh vực các em quan tâm và thế mạnh học tập.
Chương trình dạy nghề kéo dài 6 năm với trọng tâm là các kỹ năng sống thực tế và chuẩn bị cho việc học nghề. Hệ thống đào tạo nghề này đã chứng tỏ thành công trong việc tạo ra lực lượng lao động có tay nghề cao và các lựa chọn việc làm khả thi cho những người không học đại học.
Áo có khoảng 70 trường đại học công lập và 12 trường đại học tư thục. Hệ thống trường học công lập miễn phí, với 9 năm giáo dục bắt buộc.
Các trường đại học công lập ở Áo miễn phí không chỉ cho người dân mà còn cho tất cả công dân Liên minh Châu Âu (EU) và Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA). Sinh viên quốc tế chỉ phải trả khoảng 1.500 EUR (khoảng 40 triệu đồng) mỗi năm học.
Tử Huy
Trong số này, có em Nguyễn Minh Thể (sinh năm 2005, quê Bạc Liêu, thủ khoa Học viện Hàng không Việt Nam) sinh ra trong gia đình gặp nhiều khó khăn, chật vật. Thể mồ côi cha từ năm lớp 6, mọi gánh nặng cơm áo, gạo tiền đổ dồn lên đôi vai người mẹ mang nhiều bệnh tật. Mẹ Thể phải tần tảo sớm hôm, từ 4h đi bán vé số gom nhặt từng đồng tiền lẻ để lo liệu việc ăn học của hai con trai.
Thấu hiểu nỗi cơ cực của mẹ, từ nhỏ, Thể đã nỗ lực tự lập để đỡ đần. Từ những năm học cấp THCS, Thể tranh thủ đi bán vé số ngoài giờ học hoặc vào cuối tuần.
Ngay khi bước chân vào giảng đường đại học ở TP.HCM, tân sinh viên này nhanh chóng “gác” danh hiệu thủ khoa và kiếm việc làm thêm để có nguồn thu nhập, phần nào giảm gánh mưu sinh cho mẹ ở quê. Cứ từ khoảng 6h đến 10h30 các buổi sáng (4 buổi mỗi tuần), Thể làm thuê là bán bánh mì với thù lao 100.000 đồng/buổi, giúp đủ chi phí ăn uống, đóng tiền trọ.
Sau những giờ mưu sinh, Thể lại khoác ba lô đến trường, viết tiếp ước mơ chinh phục bầu trời mà cậu đã xác định với ngành học hiện tại.
Trong 55 sinh viên được trao học bổng phía Bắc có tới 25 em là người dân tộc thiểu số, trong đó có 3 em là người dân tộc rất ít người (dân tộc Chứt (Rục)) là Trần Nữ Trà My, Trần Nữ Hương Mây và Cao Thị Lan Hoa - đều là sinh viên thủ khoa, hoặc top điểm cao của Trường ĐH Quảng Bình.
Phát biểu tại buổi trao học bổng, ông Bùi Văn Cường, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã chúc mừng, biểu dương tinh thần và nghị lực của các sinh viên.
Ông Cường cho hay, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu, xác định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài.
"Chúng tôi rất mong muốn thời gian tới sẽ tiếp tục có các cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề với thanh niên, sinh viên và đề nghị các em với nhiệt huyết của tuổi trẻ và hành trang tri thức sẽ làm tốt vai trò, sứ mệnh dựng xây đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Cùng đó, quan tâm góp ý kiến cho các hoạt động của Quốc hội, các hoạt động chính trị - xã hội của đất nước".
Ông Cường cũng bày tỏ kỳ vọng các sinh viên thủ khoa sẽ tiếp tục phát huy thành tích đạt được, luôn phấn đấu học tập, rèn luyện, là ngọn hải đăng, cánh chim đầu đàn dẫn dắt phong trào học tập, nghiên cứu khoa học trong các trường đại học, học viện.
"Các em đã rất miệt mài phấn đấu để trở thành thủ khoa. Điều đó rất đáng trân trọng, đáng quý. Song đó mới chỉ là bước khởi đầu và trong quá trình học đại học, các em cần tiếp tục nỗ lực, phấn đấu nhiều hơn nữa để tiếp tục khẳng định danh hiệu mình đã đạt được.
Đó là tiền đề rất quan trọng để các em tiếp tục có những bước phát triển sau này. Bước khởi đầu đã quan trọng, nhưng chặng đường tiếp theo còn đầy gian nan và nếu chúng ta không cố gắng, phấn đấu mà tự thấy bằng lòng, thỏa mãn với thành tích đạt được thì chúng ta sẽ bị tụt hậu lại", ông Cường nhắn nhủ.
Ông Cường chia sẻ, bản thân cũng từng có một thời kỳ giảng dạy ở trường đại học, trước đó cũng là sinh viên.
“Nếu chúng ta tích cực học tập, nghiên cứu để trang bị kiến thức, kỹ năng, hành trang cho mình, đó là bước khởi đầu rất tốt đẹp để có những bước trưởng thành sau này. Do đó cần phấn đấu, rèn giũa nhiều hơn nữa, tham gia vào các hoạt động xã hội để có các kỹ năng mềm...”, ông Cường nói.
Ngoài những gương tân thủ khoa vượt khó học giỏi, ban tổ chức cũng trao 13 suất học bổng cho các sinh viên từng nhận học bổng Nâng bước thủ khoa những năm trước và hiện tiếp tục có thành tích học tập tốt.
Mỗi suất học bổng gồm 10 triệu đồng cùng với nhiều hiện vật giá trị.
Việc thành lập các trường này nằm trong kế hoạch chuyển đổi mô hình lên đại học với đa lĩnh vực, ngành đào tạo vào năm 2025.
TS. Kiều Xuân Thực - Hiệu trưởng Nhà trường, cho biết trong lộ trình chuyển đổi, bài toán của nhà trường là tái cấu trúc các khoa sẵn có chứ không phải là tăng quy mô.
“Theo yêu cầu phát triển thực tiễn, việc nâng cấp từ trường đại học lên thành đại học sẽ là cơ hội để nhà trường đổi mới cấu trúc và hệ thống quản trị bên trong, từ đó giúp tinh gọn hơn bộ máy quản lý, tập trung”, lãnh đạo trường cho biết.
Hiện nay cả nước có 7 đại học gồm: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế TP.HCM. Trong đó, ĐH Kinh tế TP.HCM chuyển từ trường đại học thành đại học gần nhất vào tháng 10/2023.
Ngoài Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, trong năm 2025, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân dự kiến cũng sẽ chuyển thành ĐH Kinh tế Quốc dân.
Điều kiện chuyển từ trường đại học lên đại học Theo Nghị định 99, để chuyển từ trường đại học thành đại học, cần phải đáp ứng 3 điều kiện. Thứ nhất, trường đại học đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp. Thứ hai, cần có ít nhất ba trường thuộc trường đại học được thành lập theo quy định; có ít nhất 10 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ; có quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người. Thứ ba, cần có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp đối với trường đại học công lập; có sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận. Hiện tại, nhiều trường đại học đang có kế hoạch thành lập các trường thành viên để phát triển thành đại học đa ngành. |