U bướu tinh hoàn lớn
Trao đổi với PV, BS Phạm Tấn Bay - Giám đốc BV Bình Dân (AnGiang) cho biết, bệnh viện này vừa tiến hành phẫu thuật thành công khối u bướutinh hoàn của một người đàn ông lớn nhất từ trước tới nay.
Theo bác sĩ Bay, ngày 15/8, anh Trần V.Th. (31 tuổi, ngụ thịtrấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, An Giang) tới khám và được các bác sĩ chuyên khoachẩn đoán: 2 viên tinh hoàn nằm trong vùng bụng, phát triển bất thường thành 2cục u bướu lớn, gây chèn ép khó chịu, đau đớn.
Các bác sỹ chuyên khoa cho rằng, cần phải phẫu thuật ngay đểgiúp anh Th. loại bỏ khối u này.
![]() |
BS Phạm Tấn Bay chia sẻ về ca phẫu thuật u tinh hoàn lần đầu ghi nhận tại BV Bình Dân An Giang. |
Sau khi hội chẩn, Ban giám đốc đã quyết định nhờ BV Bình DânTP.HCM hỗ trợ. Ngày 16/8, ca phẫu thuật đã được BS.Phạm Tấn Bay cùng BS.Vũ VănTy (chuyên khoa 2 tiết niệu BV Bình Dân TP.HCM) thực hiện.
Sau hơn 1 giờ, ca phẫu thuật đã hoàn tất ngoài sự mong đợicủa kíp mổ.
"Đây là ca phẫu thuật khó, lần đầu tiên bắt gặp, do đó,tôi không giám quyết định ngay mà phải nhờ sự hỗ trợ của các bác sỹ tuyến trên”- BS Bay đánh giá.
Điều khiến kíp mổ bất ngờ nhất là khối u ở phần tinh hoàn củaanh Th. nặng tới 250 gam. Một ca phẫu thuật lần đầu ghi nhận tại BV Bình Dân AnGiang.
BS Bay cho biết, trường hợp tinh hoàn 'đi lạc' trong phầnbụng và phát triển thành bướu có kích thước lớn như anh Th. rất hiếm gặp, quátrình phẫu thuật tương đối phức tạp và các bác sỹ đã bóc tách được 2 cục u bướu.
Giấu bệnh vì e ngại
Mấy ngày sau khi phẫu thuật thành công, anh Th. đã không cònbị những cơn đau hành hạ nữa. Nằm trên giường bệnh, anh cho biết, rất may là cácbác sỹ phẫu thuật kịp thời.
"Bây giờ, điều khiến tôi lo lắng nhất là không biết saunày bệnh có tiếp tục phát triển nữa hay không" - anh Th. bày tỏ.
![]() |
Anh Th. sau ca phẫu thuật đã không còn đau như trước. |
Bà Nguyễn Thị Nga (57 tuổi, mẹ anh Th.) cho biết, ngay từ khicòn nhỏ, bà đã phát hiện anh Th. có một bên tinh hoàn. Cứ nghĩ con trai bị bẩmsinh, nhà lại nghèo nên bà không thể đưa con đi thăm khám.
Sau này, thấy vợ chồng Th. có con trai nên bà cũng không nghĩlà con mình có vấn đề bộ phận tinh hoàn.
"Vùng tinh hoàn của Th. lớn lên tôi không hề hay biết.Trước đây, Th. chỉ thỉnh thoảng than đau ở vùng bụng dưới, tôi khuyên con muathuốc uống. Không ngờ Th. lại bị u bướu như vậy” - mẹ bệnh nhân tâm sự.
Anh Th. chia sẻ, trước khi lấy vợ, khu vực tinh hoàn của anhchỉ lớn hơn bình thường một chút. Thế nhưng, sau khi lấy vợ, khu vực này bắt đầuđau nhiều và lớn hơn một cách bất thường.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Nga kể lại từ lúc mới sinh con. |
Trong đêm động phòng, anh Th. phải lấy hết sức can đảm uốngthuốc giảm đau và rượu để hoàn thành “nghĩa vụ”. Sau đó, anh thường tìm cáchtránh né chuyện vợ chồng vì sợ đau.
“Do thấy tinh hoàn mình thiếu một bên, còn bên kia lại cứmỗi ngày một lớn khiến tôi rất mặc cảm. Nhiều đêm hai vợ chồng nằm bên nhau,phải lấy lý do đi làm mệt để thoái thác chuyện chăn gối. Có những hôm tôi phảitrốn vợ ngủ một mình” - anh Th. tâm sự.
Thấy chồng thường xuyên né tránh mình, chị Nguyễn T.H. (27tuổi, vợ anh Th.) nhiều lần đã tỏ ý nghi ngờ chồng có người phụ nữ khác nên chánvợ. Nhiều lần chị H. âm thầm theo dõi nhưng không hề phát hiện anh Th. có quanhệ với bất cứ ai.
“Hai vợ chồng lấy nhau đã nhiều năm, có một đứa con trainhưng chuyện chăn gối giữa chúng tôi cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Lo mình làmgì khiến chồng không vừa ý, nhiều lúc tôi cũng chủ động hỏi nguyên nhân nhưnganh ấy không hề nói" - chị H. giãi bày.
Thoái thác mãi cũng không được, cuối cùng anh Th. mang chuyệnkhó nói của mình tâm sự với vợ.
Ban đầu, anh Th. ngỡ vợ sẽ phản ứng, nhưng ngược lại, chị lạihết sức đồng cảm và khuyên nhủ chồng sớm đến bệnh viện thăm khám.
“Nhiều nam giới thường ngại mỗi khi phải khám ở bộ phậnsinh dục. Cũng vì vậy, dù xuất hiện những dấu hiệu bất thường nhưng họ thườnggiấu kín hay tìm cách tự điều trị. Điều này đặc biệt nguy hiểm. Bởi, khi bệnhliên quan tới tinh hoàn sẽ không chỉ ảnh hưởng tới chuyện sức khỏe mà còn khiếnhọ có nguy cơ bị vô sinh nến không điều trị kịp thời, đúng cách” - BS PhạmTấn Bay chia sẻ.
Bệnh nhân vẫn có khả năng sinh con BS Phạm Tấn Bay thông tin thêm, với các trường hợp bệnh nhân có một tinh hoàn thì vẫn có khả năng sinh con như người bình thường. Đối với trường hợp anh Trần Văn Th. đã được phẫu thuật thành công, cũng không bị ảnh hưởng gì tới chuyện sinh lý hay khả năng sinh con. |
Minh Tuấn - Q.Huy
" alt=""/>Sợ gần vợ vì... khối u tinh hoàn cực lớnNguy cơ đối diện với những dịch bệnh nguy hiểm
Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết từ đầu năm 2015 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 1.500 trẻ mắc tay chân miệng, một trường hợp tử vong. Cá biệt tại Hà Nội đã ghi nhận 5 ổ dịch.
Tích lũy từ đầu năm đến ngày 26/6/2015 cả nước ghi nhận 14.474 trường hợp mắc SXH tại 43 tỉnh, thành phố và có 12 trường hợp tử vong. Đối với bệnh TCM, tích lũy từ đầu năm 2015 đến nay có tất cả 21.165 ca mắc tại 62 tỉnh, thành phố trong đó có 4 ca tử vong.
Về dịch MERS-CoV đang bùng phát tại Châu Á, tính đến ngày 29/6, tổng số nhiễm MERS-CoV là: 1357 ca, có 485 ca tử vong tại 27 nước trong đó có một số nước có biên giới rất gần với nước ta như Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan. Ca bệnh tại chỗ (9 nước): Ả Rập Xê Út, Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Qatar, Oman, Jordan, Kuwait, Yemen, Lebanon, Iran.
Ttình hình dịch MERS-CoV đang lan rộng trên toàn thế giới và có dấu hiệu đến Việt Nam lại là vấn đề đòi hỏi các Bộ, Ban - Ngành cần những giải pháp thực tế giúp người dân tiếp cận thông tin dịch bệnh hiệu quả nhất.
![]() |
Hành động thiết thực từ cơ quan chức năng
Nắm được vấn đề cốt lõi là cần có một biện pháp thông tin thường xuyên và hiệu quả để người dân có thể tiếp cận những thông tin cảnh báo về dịch bệnh, nhãn hàng VIM và Bộ Y Tế đã thực hiện chương trình “Cảnh báo dịch bệnh” - triển khai vào tháng 7/2015. Chương trình nhằm giúp mọi người cập nhật tin tức và tình hình dịch bệnh tức thì thông qua hệ thống tin nhắn miễn phí.
Người dân có thể tìm hiểu thông tin và đăng ký tham gia nhận tin nhắn miễn phí từ Bộ Y tế về tình hình dịch bệnh trên website www.vimvietnam.vnhoặc tham gia trực tiếp thông qua chương trình truyền thông tại địa phương do Bộ Y tế phối hợp cùng nhãn hàng VIM thực hiện tại 40 tỉnh thành trên cả nước.
Chương trình “Cảnh báo dịch bệnh” nằm trong chuỗi chương trình truyền thông phòng chống dịch bệnh được tổ chức hàng năm do Quỹ Unilever - nhãn hàng VIM phối hợp cùng Bộ Y Tế thực hiện. Mục đích giúp người dân được trang bị kiến thức đầy đủ về dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chương trình gồm nhiều hoạt động cụ thể và thực tiễn. Nhãn hàng VIM và Bộ Y Tế đã phối hợp cùng nhiều tổ chức khác như Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức UNICEF, thực hiện giáo dục chuyên đề tại các lớp học nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề vệ sinh cho các em học sinh.
Tính đến nay, Công ty Unilever Việt Nam và Nhãn hàng VIM cũng đã tài trợ xây dựng 400 nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế, nhà vệ sinh tại các trường tiểu học có quy mô sử dụng cho 1.000 em học sinh để góp phần nâng cao điều kiện vệ sinh trường học, tạo nên môi trường học tập an toàn, sạch khuẩn.
Đồng thời, sáng kiến “Học viện vệ sinh Vim” đầu tiên trên thế giới được khởi động tại tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre cam kết khuyến khích 1.000 hộ gia đình xây dựng và sử dụng nhà vệ sinh hợp chuẩn và 8.000 người được tiếp cận giáo dục về vệ sinh.
Ông Trần Vũ Hoài, Phó chủ tịch Quỹ Unilever Việt Nam chia sẻ: “Với kim chỉ nam là Kế hoạch phát triển bền vững của Unilever, chúng tôi cam kết cải thiện cuộc sống của 20 triệu người Việt Nam bằng cách cải thiện điều kiện vệ sinh và sức khỏe cho mọi người thông qua các chương trình hợp tác chiến lược với các Bộ ban ngành và chương trình gắn kết cộng đồng của các nhãn hàng.
Trong đó, nhãn hàng VIM là nhãn hàng tiên phong trong các hoạt động cải thiện điều kiện vệ sinh và nâng cao nhận thức cho người dân Việt Nam về vệ sinh, sức khỏe. Những hoạt động hướng tới trường học và cộng đồng trong nhiều năm qua với sự hỗ trợ chặt chẽ của Bộ Y Tế, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Unicef và các tổ chức phi chính phủ khác, một lần nữa khẳng định cam kết lâu dài và chiến lược của công ty Unilever Việt Nam và nhãn hàng Vim trong việc cải thiện điều kiện vệ sinh tại Việt Nam.”
Xuân Thạch
" alt=""/>Triển khai chương trình “Cảnh báo dịch bệnh” trên toàn quốcTrên cơ sở đó, COVID-19 Check sẽ trợ giúp các cơ quan phòng dịch dự đoán và khoanh vùng những cá nhân cần được cách ly để theo dõi, chữa trị và tránh lây lan virus rộng ra cộng đồng. Người dùng có thể trải nghiệm sản phẩm ở địa chỉ: covid19.got-it.ai
Theo Got It, di sản phẩm đang trong giai đoạn thử nghiệm, người tham gia dùng thử được dự báo là F mấy cũng cần không lo lắng, do bên trong hệ thống đã có sẵn một dataset về các F khác nhau và khi một account mới được tạo sẽ được kết nối ngẫu nhiên với dataset đó, tuỳ account mới được nối vào đâu mà có kết quả là một Fn nào đó.
COVID-19 Check hoạt động bằng cách xây dựng một mạng lưới (network) các mối tiếp xúc giữa các cá nhân trong vòng 14 ngày (thời gian ủ bệnh phổ biến) thông qua crowdsourcing dữ liệu từ chính các cá nhân. Khi mạng lưới tiếp xúc này được định hình và liên tục được cập nhật hàng ngày, nếu người dùng nào ở trạng thái bị rủi ro do đã tiếp xúc với một người mới được xác nhận là nhiễm bệnh sẽ được cảnh bảo ngay. Các người dùng khác có liên quan cũng được tự động chuyển trạng thái theo hệ thống phân loại F0 tới F5 và được thông báo ngay lập tức để có thể chuẩn bị trước cho những tình huống khác nhau.
Để sử dụng COVID-19 Check, người dùng chỉ cần có một số điện thoại di động phục vụ cho việc xác thực và tránh spam hệ thống. Hàng ngày người dùng sẽ đăng nhập COVID-19 Check để cập nhật các mối quan hệ của mình và kiểm tra luôn trạng thái mình đang được phân loại thế nào từ F0 tới F5 hoặc không bị ảnh hưởng.
Chia sẻ về lý do ra mắt dịch vụ COVID-19 Check, ông Trần Việt Hùng, nhà sáng lập Got It cho biết: "Sau ca nhiễm số 17, kế hoạch quay trở lại làm việc của chúng tôi sau 5 tuần đã bị đổ bể và xác định sẽ phải tiếp tục "sống chung với lũ", tiếp tục làm việc ở nhà trong một thời gian dài nữa. Tôi có nói với các nhân viên của Got It là nếu muốn quay lại văn phòng làm việc thì phải nghĩ ra cách gì đó để tham gia chống dịch, dù là việc nhỏ hay lớn, chứ ngồi chờ thì biết tới bao giờ", ông Hùng nói.
Từ đó, các kỹ sư của Got It đề xuất xây dựng một mạng lưới (network) các mối tiếp xúc giữa các cá nhân trong 14 ngày qua dùng đồ thị (graph) thông qua việc huy động cộng đồng cập nhật dữ liệu. Khi đã có network và được cập nhật thường xuyên thì bất cứ khi nào có một ca nhiễm bệnh được xác nhận, việc xác định những người có thể có rủi ro nhiễm bệnh theo phân loại từ F0 tới F5 của Bộ Y tế sẽ được tính toán và tìm ra tức thời. Đó là những tiền đề đầu tiên để COVID-19 Check ra đời và sau đó có 4 thành viên đăng ký tình nguyện xây dựng ứng dụng.
" alt=""/>Startup Việt hiếm hoi thành công ở Silicon Valley ra mắt ứng dụng kiểm tra lây nhiễm Covid