Một nghiên cứu mới đây cho thấy sinh viên thường đánh giá các giảng viên của mình dựa vào những gì họ đăng tải trên Facebook.
Ví dụ, một vị giảng viên có sơ yếu lý lịch gần gũi, thân thiện sẽ được nhiều sinh viên có cảm tình hơn nhưng lại bị đánh giá là kém chuyên môn hơn các giảng viên khác – nghiên cứu này khẳng định.
Giảng viên tâm lý học Merry Sleigh tới từ ĐH Winthrop cùng các sinh viên của mình là Jason Laboe cũng tới từ Winthrop và Aimee Smith tới từ ĐH Kent State cho rằng nhiều giảng viên đang sử dụng mạng xã hội để tiếp cận sinh viên hoặc để liên lạc với những mối quan hệ khác của họ.
Để hiểu về việc truyền thông xã hội đã ảnh hưởng như thế nào tới sự nghiệp giảng dạy của một giảng viên, các nhà nghiên cứu đã tạo ra 6 trang Facebook giả của cùng một nam giảng viên 39 tuổi được các nhà nghiên cứu tưởng tượng ra – tờ LiveScienceđưa tin.
Mỗi trang đều xây dựng một hình ảnh giảng viên riêng: bảo thủ chính trị, tự do chính trị, có tôn giáo, đề cao gia đình, thân thiện hoặc chuyên nghiệp.
110 sinh viên đã được cho xem ngẫu nhiên những trang Facebook này để đánh giá về giảng viên đó ở các khía cạnh: kỹ năng, mức độ thân thiện, sự yêu mến, sự chuẩn mực, mức độ yêu thích khi tham gia giờ học của giảng viên và mức độ tôn trọng họ dành cho giảng viên đó.
Kết quả là, những giảng viên được xây dựng hình ảnh mang tính chuyên nghiệp được đánh giá là giỏi chuyên môn nhất, trong khi các giảng viên bảo thủ và thân thiện được xem là kém chuyên môn nhất. Những giảng viên thân thiện cũng được đánh giá là dễ tính nhất, trong khi các giảng viên có xu hướng bảo thủ chính trị được nhận xét là có khả năng dạy tốt nhất những khóa học khó. Sinh viên cũng không thích những giảng viên hay áp đặt quan điểm của mình với họ. Họ cũng ít tôn trọng những giảng viên thân thiện và cảm thấy những giảng viên đề cao vai trò của gia đình là những người đáng được tôn trọng nhất.
Nguyễn Thảo(Theo The Times of India)
" alt=""/>Giảng viên thận trọng với Facebook![]() |
Chương trình do Công ty TNHH Panasonic Việt Nam phối hợp cùng với Văn phòngUNESCO Hà Nội tổ chức nhằm hỗ trợ hai địa phương trong việc nâng cao nhận thứccủa người dân đối với việc bảo tồn khu di sản quý giá với Giá trị nổi bật toàncầu đã được UNESCO công nhận trong danh sách Di sản Thế giới từ năm 1999.
![]() |
Có khoảng 150 HS và giáo viên từ các trường trên địa bàn thành phố Hội An, huyệnDuy Xuyên và thủ đô Hà Nội, cùng với các đại diện của tỉnh Quảng Nam,cơ quanquản lý di sản, phòng giáo dục thuộc thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên sẽ thamdự chương trình.
Theo đó, các em HS có cơ hội học tập và tìm hiểu tại nhà Nhà trưng bày Mỹ Sơn vàThánh địa Mỹ Sơn, khám phá phong cách kiến trúc độc đáo đa dạng của những ngôiđền tháp được xây dựng trong khoảng từ thế ký thứ 7 đến thế kỷ 13; những nét vănhóa của Vương quốc Chăm Pa cổ, cũng như những nỗ lực gìn giữ, bảo tồn liên tụcqua nhiều thế kỷ.
![]() |
Các em HS đã tham gia một lớp học tương tác về Di sản thế giới UNESCO và đượchướng dẫn tham gia Cuộc thi Nhật ký Xanh - một phần của chương trình PanasonicGiáo dục môi trường toàn cầu, được tổ chức trên toàn thế giới nhằm khuyến khíchcác em kể lại những trải nghiệm của bản thân thông qua nhật ký và tranh, từ đórèn luyện khả năng sáng tạo và khơi gợi trí tưởng tượng phong phú.
Ông Naoki Sugiura, Giám đốc Kế hoạch & Phát triển, công ty TNHH Panasonic ViệtNam cho biết: “Thực hiện cam kết của tập đoàn Panasonic về bảo vệ môi trường vàđóng góp cho sự phát triển của thế hệ trẻ, Panasonic Việt Nam luôn nỗ lực hếtmình trong việc hỗ trợ các địa phương bảo tồn những giá trị lịch sử và văn hóanhằm làm phong phú hơn cuộc sống của mọi người. Nhiều hoạt động xã hội doPanasonic Việt Nam tổ chức đã đạt được những kết quả khả quan và ngày càng mởrộng. Thông qua quan hệ hợp tác với UNESCO, chúng tôi sẽ tiếp tục đóng góp hơnnữa cho cộng đồng trên khắp đất nước Việt Nam”.
Chương trình giáo dục môi trường do Panasonic tổ chức năm 2013 là một trong cáchoạt động đăng cai kỷ niệm 40 năm quan hệ hữu nghị Việt Nam Nhật Bản. Chươngtrình đã được thực hiện tại Việt Nam lần đầu tiên vào năm 2012.
Trong quan hệ hợp tác với UNESCO, song song với chương trình Giáo dục môitrường, Panasonic đồng thời thực hiện chương trình đào tạo truyền thông đặc biệtdành cho cán bộ ban quản lý Khu di sản thế giới Hội An và Mỹ Sơn. Chương trìnhsử dụng các thiết bị của Panasonic để đào tào cho các học viên tình nguyện vềlĩnh vực nhiếp ảnh và kỹ năng dựng phim nhằm quảng bá các hoạt động của chươngtrình Tình nguyện viên Di sản Thế giới. Chương trình thu thập tư liệu nhằm bảotồn Di sản thế giới và chứng minh tầm quan trọng của việc gìn giữ những tư liệutrực quan cho thế hệ tương lai.
Doãn Phong