Lâu nay, đối với các bộ phim 3D, các rạp chiếu phim nhìn chung sẽ sử dụng ánh sáng phân cực hoặc chiếu một cặp hình ảnh để tạo ra cảm giác về chiều sâu. Song, để thực sự có được hiệu ứng 3D, người xem phải đeo kính 3D. Chính đặc tính này đã chứng minh là quá bất tiện, cản trở việc hình thành một thị trường lớn mạnh cho các TV 3D.
Các nhà nghiên cứu MIT phát triển hệ thống Home3D với mục tiêu thay đổi và khắc phục sự bất tiện nói trên. Theo họ, Home3D hoạt động bằng cách hiển thị 3 hoặc nhiều hình ảnh hơn, tái tạo việc cảnh tượng trông như thế nào từ nhiều vị trí khác nhau, cho phép bộ não ước lượng chiều sâu của hình ảnh. Do đó, hệ thống cho phép người dùng xem TV 3D từ bất kỳ góc nào mà không cần tới kính 3D.
![]() |
Hệ thống Home3D cho chất lượng hình ảnh tốt hơn so với các phương pháp hiển thị đa sắc khác. Ảnh: MIT |
Tiến sĩ Petr Kellnhofer, một thành viên nhóm nghiên cứu cho biết thêm, các hình ảnh hiển thị qua Home3D đang cải thiện rất nhanh về độ phân giải. Điều đó ám chỉ Home3D có tiềm năng ứng dụng rất lớn cho các hệ thống "rạp hát tại gia".
Hệ thống Home3D có thể vận hành theo thời gian thực tế trên một thiết bị xử lý đồ họa, đồng nghĩa với việc nó có thể chạy trên các hệ thống như máy chơi game Xbox hay Playstation.
![]() |
Với hệ thống Home3D, người dùng sẽ xem được phim 3D mà không cần phải đeo kính chuyên dụng. Ảnh: MIT |
Nhóm nghiên cứu tuyên bố, trong tương lai, họ sẽ phát triển hệ thống chạy được trên cả một vi xử lý tích hợp và trong TV hoặc một thiết bị phát đa phương tiện như Google Chromecast. Ngoài ra, người dùng cũng có thể tùy chỉnh trải nghiệm cá nhân, tăng hoặc giảm hiệu ứng 3D của một bộ phim.
Tuấn Anh(Theo Daily Mail)
" alt=""/>Ra mắt TV 3D xem không cần kính chuyên dụngTrong danh sách trúng tuyển thẳng diện đoạt giải Khoa học Kỹ thuật Quốc gia năm 2017, số thí sinh được tuyển thẳng vào nhóm ngành Hóa - Sinh - Thực phẩm - Môi trường (KT31) là đông nhất, với 19 thí sinh. Số thí sinh được tuyển thẳng vào các nhóm ngành liên quan đến lĩnh vực ICT như Cơ điện tử (KT11), Điện tử Viễn thông (KT21), CNTT (KT22) và chương trình tiến Kỹ thuật Y sinh (TT25) lần lượt là 3, 3, 1 và 1.
Thí sinh khuyết tật đặc biệt nặng trúng tuyển thẳng vào ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2017 là em Đinh Phương Nam, học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) bị bại liệt ½ thân dưới, teo cơ chi dưới, phẫu thuật cột sống. Thí sinh này được tuyển thẳng vào chương trình tiên tiến Công nghệ thông tin Việt Nhật/ICT (TT22).
Trước đó, ngày 12/7, ĐH Bách khoa Hà Nội đã thông báo danh sách 172 thí sinh trúng tuyển thẳng vào hệ đại học chính quy 2017 của trường gồm những thí sinh đội tuyển quốc gia dự thi Olympic và thí sinh diện đoạt giải kì thi học sinh giỏi quốc gia THPT. Theo danh sách này, có tới 129/172 thí sinh được tuyển thẳng vào các nhóm ngành thuộc lĩnh vực ICT, bao gồm 91 thí sinh được tuyển thẳng vào nhóm ngành CNTT; nhóm ngành Điện - Điều khiển và Tự động hóa có 21 thí sinh; nhóm ngành Điện tử - Viễn thông có 4 thí sinh.
Theo quy chế, các thí sinh trúng tuyển thẳng vào ĐH Bách khoa Hà Nội cần nộp hồ sơ xác nhận nhập học từ ngày 17/7 đến 17h ngày 19/7/2017 tại Phòng Đào tạo Đại học của trường tại C1-202A, số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
" alt=""/>Thêm 55 thí sinh trúng tuyển thẳng vào Đại học Bách khoa Hà Nội