Lễ khai trương Cổng thông tin doanh nghiệp Hà Nội vừa được Sở TT&TT Hà Nội tổ chức hôm nay, ngày 25/12/2017, tại tòa nhà Trung tâm Giao dịch CNTT-TT, số 185 Giảng Võ (Hà Nội), trong chương trình hội nghị triển khai kế hoạch năm 2018 của Sở TT&TT. Sự kiện có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng và Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Ngô Văn Quý.
Sở TT&TT Hà Nội cho biết, nhằm đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong xu thế hội nhập và phát triển mới, đặc biệt là ứng dụng thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vào tháng 8/2017, Sở đã giao Trung tâm Giao dịch CNTT-TT xây dựng Cổng thông tin doanh nghiệp Hà Nội trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của Trung tâm và nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp.
Sau hơn 4 tháng triển khai, Cổng thông tin doanh nghiệp Hà Nội đã hoàn thiện với 2 tên miền hoạt động đồng thời gồm http://hanoibusiness.vn và http://hanoibusiness.com.vn.
Chính thức đi vào hoạt động, Cổng thông tin doanh nghiệp Hà Nội sẽ mở ra một không gian số, qua đó Trung tâm Giao dịch CNTT&TT thuộc Sở TT&TT Hà Nội sẽ triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, cung cấp thông tin, dịch vụ, kết nối doanh nghiệp với thị trường và các đối tác: thông tin hữu ích về môi trường pháp luật, tài chính - ngân hàng, thị trường nhân lực, sự kiện thương mại, thông tin về công nghệ và tri thức doanh nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp và nhỏ, trong đó đặc biệt chú trọng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT và Truyền thông trên địa bàn thành phố Hà Nội quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ.
Đồng thời, Cổng thông tin doanh nghiệp Hà Nội cũng sẽ là một kênh giao tiếp của cơ quan quản lý nhà nước với các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp.
" alt=""/>Hà Nội khai trương Cổng thông tin hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong cách mạng 4.0Theo công bố của Brand Finance, MobiFone tiếp tục nằm trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2017. Nếu tính trong Top các doanh nghiệp ICT thì giá trị thương hiệu của MobiFone đứng thứ 3, nhưng xét về giá trị thương hiệu của các nhà mạng cung cấp dịch vụ di động thì MobiFone đứng thứ 2.
Theo công bố của Brand Finance, tổng giá trị thương hiệu của Top 50 Việt Nam là 11,279 tỷ USD, tăng 32% so với năm ngoái. Trong đó, ngành viễn thông chiếm tỉ trọng cao nhất với 35% tổng giá trị; tiếp đến là ngành thực phẩm và ngân hàng lần lượt chiếm 15% và 11% tổng giá trị. Brand Finance nhấn mạnh rằng Top 10 thương hiệu đã tạo nên tới 68% giá trị thương hiệu của Top 50 thương hiệu hàng đầu Việt Nam tương đương với 7,728 tỷ USD.
Ông Samir Dixit, Giám đốc Điều hành của Brand Finance Châu Á Thái Bình Dương cho biết, Ấn bản xếp hạng thương hiệu của Brand Finance là bảng xếp hạng công khai duy nhất trên thế giới về các giá trị thương hiệu tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO. Giá trị Thương hiệu của mỗi thương hiệu là bản tóm tắt sức mạnh tài chính của thương hiệu đó. Mỗi thương hiệu cũng được xếp hạng, cho thấy sức mạnh, rủi ro và tiềm năng trong tương lai của thương hiệu đó so với đối thủ cạnh tranh. Báo cáo này đưa ra ý kiến định giá thời điểm về các thương hiệu Việt Nam có giá trị nhất tại ngày 1/1/ 2017. Quy mô của những giá trị thương hiệu này cho thấy mức độ quan trọng của tài sản thương hiệu này đối với chủ sở hữu tương ứng. Do đó, chúng tôi tin tưởng rằng phân tích định giá thương hiệu có thể cung cấp cho các nhà marketing và tài chính thông tin sâu về các nỗ lực quản lý thương hiệu của họ và ảnh hưởng của một thương hiệu mạnh lên các hoạt động tiếp thị và phân tích thương hiệu nên được coi là một phần quan trọng trong quá trình ra quyết định.
" alt=""/>MobiFone nằm trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2017Theo Đề án, trong giai đoạn 2017 - 2020, 9 lĩnh vực chính sẽ được tập trung triển khai là: Chính quyền số; Nông nghiệp thông minh; Giáo dục thông minh; Y tế thông minh; Du lịch thông minh; Giao thông thông minh; Thành phố an toàn; Quy hoạch đô thị thông minh; và lĩnh vực môi trường.
Cùng với đó, Đề án cũng đề xuất các chiến lược xây dựng đô thị thông minh về tăng cường sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý nhà nước; tăng cường sự kết nối giữa các lĩnh vực; nâng cao chất lượng sống và làm việc; quản trị đô thị thông minh hơn; chuẩn hóa, xây dựng các cơ sở dữ liệu quan trọng và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tích hợp trong các lĩnh vực; tối ưu hóa sự phối hợp, vận hành các bộ máy, hệ thống để phát triển kinh tế - xã hội giữa các sở, ban ngành...
VNPT cũng cho biết, trong Đề án “Xây dựng TP.Đà Lạt trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến 2025”, nhóm giải pháp ưu tiên chính quyền số sẽ được thực hiện từ năm 2017 cho đến quý II/2018, thí điểm tại UBND tỉnh Lâm Đồng và TP.Đà Lạt.
" alt=""/>Đề án xây dựng Đà Lạt trở thành TP thông minh ưu tiên phát triển chính quyền số