
Diễm Hương - diễn viên bị ghét nhất trong "Hôn nhân trong ngõ hẹp" gây bất ngờ với hình ảnh hoàn toàn mới, cô đã vào vai nàng Kiều đầy thân phận trong "Chuyện nàng Kiều".Ngày 26/10, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam họp báo giới thiệu vở diễn "Chuyện nàng Kiều" (chuyển thể kịch bản sân khấu Nguyễn Hiếu, biên tập NSND Anh Tú – Lê Trinh, đạo diễn NSND Anh Tú).
Dựa trên kiệt tác "Truyện Kiều" của Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa Thế giới Nguyễn Du (1765 - 1820), "Chuyện nàng Kiều" dù mới chỉ diễn trích đoạn ngắn trong buổi họp báo nhưng có thể thấy được đạo diễn đã đưa nhiều hình thức mới tăng phần hấp dẫn hơn cho vở diễn như: kết hợp những hình thức hát, múa và những động tác hình thể, đọc rap.
 |
Cảnh trong vở Chuyện nàng Kiều |
"Truyện Kiều" có quá nhiều câu chuyện để khai thác, vậy với "Chuyện nàng Kiều", anh nhấn mạnh vào yếu tố nào và thông điệp của vở diễn là gì?Đạo diễn NSND Anh Tú cho biết nếu đọc kỹ "Truyện Kiều" có thể cảm được những thông điệp mà cụ Nguyễn Du đã truyền tải có tính dự báo cho tới tận ngày hôm nay.
"Thời đại nào cũng thế thôi, khi quyền lực bẩn, đồng tiền bẩn lên ngôi thì nhiều thứ sẽ đảo lộn. Nguyễn Du không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của nàng Kiều mà mọi vật xung quanh ông đều thấy nó có linh hồn, từ cây cỏ cho tới chiếc cầu đá... Chính vì vậy, tôi khai thác tính thiện lương trong mỗi con người, ngay cả trong nhân vật xấu như Tú Bà. Tú Bà cũng có thiện lương nhưng cái đó nó bị đè lại bởi cái ác, cái xấu. Khi mà cuộc đấu tranh tư tưởng giữa xấu và ác không thành công, cái ác ngoi lên thì đành phải chấp nhận", đạo diễn, NDND Anh Tú chia sẻ.
Về việc tại sao lại chọn nghệ sĩ Diễm Hương vào vai nàng Kiều - nghệ sĩ quen mặt với khán giả truyền hình với những vai chao chát, đanh đá và những tiểu phẩm hài. Đạo diễn Anh Tú cho hay ở Nhà hát, dạo gần đây, anh thường giao cho Hương những vai bi, có thân phận đau buồn và Hương đóng rất tốt. "Hy vọng khán giả khi xem sẽ thấy được diễn xuất đa chiều của Diễm Hương, còn quá trình tập, tôi hoàn toàn tin tưởng Hương diễn tốt. Duy chỉ có điều, sức khoẻ của Hương không được tốt, dáng hình mảnh khảnh mà Kiều trong "Chuyện nàng Kiều" của tôi phải múa hát suốt ngày nên cô ấy mệt. Kể ra có thuốc gì giúp cô ấy khoẻ hơn thì tốt", Đạo diễn Anh Tú chia sẻ.
Về phần diễn viên Diễm Hương, cô cho biết, khi được giao vào vai Kiều cũng khá bất ngờ và hỏi đi hỏi lại đạo diễn là: "Em đóng được Kiều à? mặt em vào Kiều có sao sao không anh?". Được sự động viên của đạo diễn, Diễm Hương miệt mài tập luyện. Cô hy vọng không làm khán giả thất vọng. "Từ trước tới nay, chỉ đọc cô Kiều qua miêu tả của cụ Nguyễn Du. Ai muốn tưởng tượng cô Kiều như thế nào cũng được nhưng cái đầu tiên là phải đẹp. Ban đầu tôi cũng hơi run khi được giao vai nặng ký như vậy nhưng tôi đã cố gắng hết mình".
"Chuyện nàng Kiều" với sự tham gia diễn xuất của Diễm Hương (Thúy Kiều), NS Quỳnh Hoa (Thúy Vân), NS Tô Dũng (Kim Trọng), NSƯT Thúy Phương (Tú Bà), NS Minh Hiếu (Sở Khanh), NS Thế Nguyên (Thúc Sinh), NS Tạ Minh (Từ Hải), NSƯT Xuân Bắc (Hồ Tôn Hiến). Vở diễn còn có sự tham gia của NSƯT Lê Sơn (họa sĩ), nhạc sĩ Giáng Son (viết nhạc), NSƯT Cao Ngọc Ánh (biên đạo múa), NS Như Lai - Nhà hát Tuổi trẻ (biên đạo hình thể), nghệ sĩ Thu Thêu (lẩy Kiều).
Dự kiến tháng 11 tới đây, "Chuyện nàng Kiều" sẽ chính thức ra mắt khán giả.
T.Lê
" alt=""/>Chuyện nàng Kiều: Diễm Hương đóng Kiều
Trót đam mê nghề dancer quán bar, Thùy Vân đã phải đối diện với không ít oan ức, tủi hổ.Nguyễn Thùy Vân – 1 nữ dancer nổi tiếng tại Hà Nội cho biết, cô đến với nghề như 1 cái duyên. Chỉ 1 lần đi diễn dance cô đã nhận ra đây là đam mê thực sự của mình.
Thế nhưng, để theo đuổi đam mê này, ít ai biết Thùy Vân và những nữ dancer đã phải trải qua những điều gì.
Bỏ làm người mẫu, bỏ làm diễn viên để thành dancer quán bar
Là 1 nghề hoạt động trong môi trường phức tạp, giờ giấc làm việc nhạy cảm, lại thêm việc trang phục biểu diễn khá sexy, dancer mặc nhiên bị công chúng kỳ thị, định kiến.
Thậm chí, có rất nhiều người không coi dancer là 1 nghề, hoặc đánh đồng dancer với những cô gái “bán phấn, buôn hương”.
 |
Nữ dancer Thùy Vân. |
Thế nhưng, vì trót đam mê nghề, Thùy Vân sẵn sàng bỏ làm người mẫu, bỏ cả ước mơ trở thành nữ diễn viên để trở thành dancer quán bar.
“Tôi từng có 7 năm học múa và 2 năm làm người mẫu. Nhưng ước mơ của tôi từ nhỏ là trở thành 1 nữ diễn viên. Tự mình làm tiểu phẩm, tôi thi đậu vào khoa diễn viên của trường Sân khấu Điện ảnh.
Thế nhưng, sau 1 lần đi diễn dance, tôi thấy nghề này khá vui. Dần dần, tôi đam mê nghề lúc nào không biết. Tôi có thể bỏ đi múa, bỏ đi show catwalk nhưng nhất định không từ chối đi diễn dance.
Biết rằng nghề này nhạy cảm, tôi không nói với bố mẹ mà lẳng lặng đi diễn. Trước đó, tôi cũng thường xuyên đi biểu diễn văn nghệ cho trường nên việc đi sớm về khuya của tôi không khiến bố mẹ bận tâm lắm.
 |
Thùy Vân bỏ nghề người mẫu, bỏ cả ước mơ làm diễn viên vì muốn theo nghề dancer. |
Ban đầu, tôi vẫn vừa đi diễn, vừa đi học. Nhưng lịch làm việc dày đặc, mỗi ngày tôi chỉ được ngủ có 3 tiếng đồng hồ rồi lại phải tất bật đến trường. Thiếu ngủ triền miên khiến tôi vô cùng mệt mỏi, căng thẳng.
Nhiều lần, trên đường đi học về, tôi ngủ gật ngay khi đang điều khiển xe. Không ít lần tôi tự mất lái và ngã lăn ra đường. Không thể cố gắng hơn được, tôi xin bảo lưu kết quả học tập để toàn tâm toàn ý làm nghề”.
“Tao coi thường cái nghề mà mày đang làm!”
Cả gia đình Thùy Vân đều theo nghệ thuật: Bố cô và chị gái lớn là diễn viên. Chị gái thứ 2 của Thùy Vân là 1 siêu mẫu nổi tiếng. Cô ruột của Thùy Vân là nhạc sĩ tên tuổi của Việt Nam.
Thế nên, việc 1 “hạt giống nghệ thuật” của gia đình lại từ chối sàn catwalk, từ chối màn ảnh nhỏ, từ chối âm nhạc để trở thành dancer quán bar là một điều không thể chấp nhận được.
Để theo đuổi đam mê, Thùy Vân đã phải chịu không biết bao nhiêu đau khổ, dằn vặt. Mà áp lực lớn nhất, lại từ chính định kiến của những người thân trong gia đình cô:
“Lâu dần, việc tôi cứ thường xuyên đi đêm về hôm, lại mang theo cả đồ diễn về nhà thì mọi người bắt đầu nghi ngờ. Tôi đành nói dối bố mẹ là tôi đi nhảy cho các ca sĩ, cho sân khấu ca nhạc chứ không phải đi diễn bar.
Thế rồi 1 lần, chị gái tôi – là 1 siêu mẫu nổi tiếng – tình cờ đến bar nơi tôi làm việc. Chị thấy tôi trên sân khấu và hết sức tức giận.
Tôi có giải thích với chị, nhưng chị không nghe và giận tôi suốt mấy tháng liền. Tôi nhớ mãi, khi ấy, chị đã nói thẳng với tôi rằng: “Tao coi thường cái nghề mà mày đang làm!”.
Từng lời chị nói như những mũi kim đâm vào lòng tôi. Nỗi oan ức, sự tủi thân vì ngay cả những người thân yêu nhất cũng hiểu lầm mình khiến trái tim tôi như bị bóp nghẹt.
Tôi buồn lắm, nhưng không trách chị. Vì tôi biết chị chỉ đang hiểu lầm tôi mà thôi.
Sau đó, bố mẹ cũng biết chuyện và ép tôi bỏ nghề. Bố mẹ tìm cách đưa tôi vào Sài Gòn sống cùng chị gái. Tôi im lặng chấp nhận sự sắp đặt đó trong suốt 1 năm vì muốn mọi người hài lòng.
Nhưng trong 1 năm trời đằng đẵng, tôi sống 1 cách khổ sở. Bởi ở Sài Gòn, tôi không có bạn bè, không được làm công việc mình yêu thích.
Ngày ngày, tôi theo chị đi chụp hình, đi diễn catwalk nhưng không hề cảm thấy vui, trong lòng luôn trống rỗng và mệt mỏi.
Cuối cùng, tôi quyết định trở về Hà Nội, tìm lại con người thật của mình, tìm lại đam mê của mình. Lúc này, gia đình biết rằng không thể cản được 1 đứa ương bướng như tôi nên cũng đành mặc kệ.
"Có thời điểm, không khí trong nhà căng như dây đàn".
Tôi còn nhớ, có thời điểm, không khí trong nhà căng như dây đàn. Cứ mỗi lần tôi đi diễn về, bố mẹ lại khuyên nhủ, răn đe… Nhưng tính tôi vốn bướng, tôi lại quá mê nghề, nên vẫn lặng lẽ làm theo ý mình.
Suốt 7 năm theo nghề, mỗi ngày tôi đều nỗ lực hết mình. Không chỉ nỗ lực khẳng định mình trong công việc, tôi còn luôn cố gắng trong việc giữ mình.
Tôi không cho phép mình sa ngã, bởi nếu sa ngã, tôi đã tự bán rẻ mình, đã tự làm xấu đi ngành nghề mà tôi đam mê.
Sau 1 thời gian dài “đấu tranh”, tôi đã thuyết phục được mọi người rằng dancer cũng là 1 nghề chân chính. Điều quan trọng nhất là mọi người đã hiểu tôi yêu nghề và làm nghề 1 cách nghiêm túc.
Với tôi, không có nghề nào xấu cả, chỉ có những con người làm hoen ố hình ảnh của mình và nghề nghiệp. Tôi mong mọi người sẽ có cái nhìn công bằng hơn cho những nữ dancer chân chính".
Theo Trí Thức Trẻ
" alt=""/>Nỗi đau của dancer chuyên nhảy quán bar
Không cho chồng không gian riêngTheo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, tôn trọng chồng không phải việc lúc nào cũng dễ dàng. Nhưng nếu chúng ta cố gắng tôn trọng chồng/vợ thì chúng ta sẽ trải qua một cuộc hôn nhân hạnh phúc, gắn bó mà ít ai có được.
Đàn ông thích có một không gian riêng và phụ nữ cũng vậy. Khoảng không gian này là nơi anh có thể đến ở một mình và chỉ suy nghĩ. Đặc biệt nếu anh ấy là một người cha, sẽ có lúc anh ấy cần phải trốn đi. Hãy để anh ấy có không gian đó và trang bị nó như anh ấy muốn.
Ngay cả trên thế giới ảo mạng xã hội, việc vợ kết bạn để dễ bề kiểm soát, quản lý xem chồng đang quen biết ai, chơi thân với ai... từ đó suy nghĩ đủ điều, ghen tuông rồi đay nghiến chồng là điều cũng cần tránh. Nếu bạn là người thích chê bai người khác, bình luận dạo hay hóng chuyện thiên hạ cũng dễ làm mình xấu đi trong mắt chồng.
Phụ nữ muốn được chồng tôn trọng trước hết cần tôn trọng chồng. Việc nói xấu người chồng của mình trước người khác là điều cần cân nhắc. Việc thể hiện mình là một người vợ có học thức, biết nhẫn nhịn, vị tha sẽ khiến người chồng tôn trọng bạn hơn.
Người chồng sẽ dần thiếu tôn trọng bạn khi bạn không ngừng so sánh chồng mình với chồng người khác từ tiền lương, sự tâm lý, lãng mạn… Bởi trong tình yêu chẳng ai không muốn mình được đối phương coi là một, là riêng. Khi so sánh với người khác đồng nghĩa chạm vào cái tôi, cái sĩ diện của chồng khiến chồng cảm thấy không thoải mái, khó chịu. Và điều này dần dần sẽ làm chồng khó chịu với những gì bạn nói, vợ chồng lạnh nhạt với nhau hơn.
Luôn cằn nhằn
Cuộc sống bận rộn và anh ấy quên sửa bồn rửa mặt hay làm cho bạn điều gì đó… đừng cằn nhằn thường xuyên. Đàn ông thường không thích nói nhiều. Bạn hãy cân nhắc dành thời gian để tìm ra cách tự hoàn thành công việc, để anh ấy có thể tập trung vào những việc khác. Nếu bạn có thể ép một số nhiệm vụ của anh ấy vào lịch trình của mình, bạn sẽ chỉ gặt hái được những lợi ích trong hôn nhân hạnh phúc từ sự hy sinh tình yêu của mình.
Trước mặt người khác cãi nhau với chồng
Chuyên gia tâm lý cho rằng, chuyện vợ chồng là chuyện riêng nên không nên cãi nhau trước mặt người ngoài. Cách "vạch áo cho người xem lưng" ấy vô tình đưa mọi người vào một tình huống lúng túng không biết nên bênh bên nào. Trong khi đàn ông tính sĩ diện cao, cãi nhau trước mặt người ngoài chạm vào lòng tự ái khiến cho vấn đề không giải quyết được. Dần dần, chồng cũng không còn tôn trọng bạn.
Nói xấu người khác với chồng mình
Đành rằng phụ nữ thường thích nói nhiều nhưng nói xấu người khác với chồng lại không hay chút nào. Có thể bạn nghĩ nói xấu sau lưng ai đó, chồng bạn cũng đồng tình hùa theo nhưng người đàn ông chân chính không ai hành xử như vậy cả. Việc làm này sẽ khiến hình ảnh người phụ nữ trở nên xấu hơn trong mắt chồng. Muốn chồng tôn trọng, đừng biến bản thân thành người đàn bà nhiều chuyện, xấu tính trong mắt đấng phu quân.
Không biết khen ngợi anh ấy
Hãy tận dụng mọi cơ hội để khen ngợi chồng của bạn. Anh ấy sẽ thích điều đó, và việc tập trung vào tài năng và khả năng của chồng bạn sẽ khiến trái tim bạn tôn trọng anh ấy hơn. Khi được tôn trọng, bạn cũng sẽ biết phải tôn trọng người bạn đời của mình.

Mỗi ngày qua, đừng để hôn nhân cứ nhạt dần
Sáng con bạn qua đón tôi đi họp lớp, thấy chồng tôi úp vội cho vợ bát mỳ, nó cứ xuýt xoa: “Mày sướng nhỉ!”. Bạn tôi chẳng bao giờ “được” chồng úp mỳ cho như thế.
" alt=""/>Phụ nữ muốn chồng tôn trọng mình cần loại bỏ sai lầm đang làm phổ biến