Hàng loạt vụ tranh chấp mua bán căn hộ giữa chủ đầu tư và người mua nhà thời gian gần đây tại TP HCM đang dấy lên mối lo ngại thị trường BĐS quay lại thời kỳ không an toàn.Trong khi câu chuyện cư dân chung cư The Harmona mắc kẹt vì những khoản nợ của chủ đầu tư cách đây hơn 2 năm mà họ không hề hay biết chưa lắng xuống, thì cư dân chung cư Bảy Hiền Tower bất ngờ bị yêu cầu di chuyển ra khỏi nhà, vì chủ đầu tư có sai phạm trong quá trình xây dựng.
Hay câu chuyện lùm xùm tại chung cư Rubyland (Tân Bình) cũng chưa có lối ra, vì chủ đầu tư là Công ty Tân Hoàng Thắng đang nợ tại ngân hàng với số tiền khoảng 286 ty đồng. Ngân hàng giải quyết bằng cách cho chủ đầu tư nộp 70 tỷ đồng để lấy sổ đỏ ra, nhưng công ty vẫn không có tiền để trả. Bên cạnh đó, dự án này còn vướng nhiều sai phạm khác. Hiện ngân hàng đã bán khoản nợ xấu của chủ đầu tư chung cư này cho VAMC. Và VAMC đã kiện chủ đầu tư ra tòa án Tân Bình, yêu cầu xử lý tài sản đảm bảo là gần 300 căn hộ tại chung cư Rubyland.
Lỗ hổng đến từ ngân hàng
Thực tế, đây không phải là những câu chuyện cá biệt. Thị trường đang có nhiều kiểu tranh chấp khác nhau trong mua bán căn hộ chung cư khiến cho tâm lý người dân mua bất động sản (BĐS) này càng bất an.

|
PetroVietnam Landmark chào bán từ năm 2009 - 2010, nhiều hộ đã đóng tiền gần hết giá trị căn nhà nhưng đến nay dự án vẫn dang dở. Đây là dự án dính nhiều lùm xùm kiện cáo đến nay vẫn chưa giải quyết xong. Ảnh: Lê Quân |
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN & MT TP.HCM cho rằng, vấn đề nóng nhất hiện nay là câu chuyện thế chấp dự án của chủ đầu tư. Theo quy định thì chủ đầu tư phải được cấp quyền sử dụng đất mới tiến hành làm các thủ tục khác trên đất, kể cả thế chấp vay vốn. Tuy nhiên, thực tế thì nhiều dự án chưa đầy đủ thủ tục vẫn mang đi thế chấp, huy động vốn.
Theo nhìn nhận của các chuyên gia, từ năm 2015 đến nay, hệ thống pháp luật đã khá chặt chẽ, các quy định của Nhà nước về mua bán nhà ở hình thành trong tương lai khá đầy đủ. Song các tranh chấp vẫn xảy ra khiến người mua nhà tiến thoái lưỡng nan chính là lỗ hổng từ sự giám sát của ngân hàng.
TS. Bùi Quang Tín, Đại học Ngân hàng TP.HCM cho rằng, nếu đúng luật thì các dự án thế chấp phải được giải chấp mới có quyền bán, và phải có thông báo của Sở Xây dựng. Hoặc nếu dự án chưa giải chấp mà bán thì phải có ý kiến đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước cùng ngân hàng. Đồng thời, ngân hàng nhận thế chấp sẽ mở tài khoản cho khách hàng, để dòng tiền mua chảy về đây.
"Trong các tranh chấp vừa qua, ngân hàng không thể nào vô can. Rõ ràng sau khi cho vay, quá trình giám sát của ngân hàng rất hời hợt. Ngân hàng ở đâu khi chủ đầu tư dự án The Harmona mang tài sản đi thế chấp đến 3 lần", ông Tín nói.
Chuyên gia này cũng cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước cần phải sát hơn nữa trong quá trình ra soát, giám sát, nhất là các dự án thế chấp.
 |
Tìm hiểu kỹ về lịch sử kinh doanh của chủ đầu tư dự án căn hộ là điều quan trọng mà khách mua nhà cần phải biết. Ảnh: N.Khoa |
Theo ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc sở Xây dựng TP HCM, tính từ năm 2013 đến nay, thành phố có 550/1.200 dự án nhà ở với trong đó có 78.308 căn hộ triển khai, mua bán tốt. Các vấn đề lùm xùm tại các dự án 4s, The Harmona, Bảy Hiền, Rubyland… chỉ là những con sâu làm rầu nồi canh.
Tại những dự án có phát sinh tranh chấp thường có điểm chung là chủ đầu tư không chuyên nghiệp, thiếu chiến lược, họ chỉ làm một vài dự án theo xu hướng của thị trường, tùy tiện dẫn đến vi phạm pháp luật, dù tính chất vi phạm khác nhau.
Ngoài ra, một phần cũng do năng lực quản lý nhà nước. Việc chưa chặt chẽ trong quản lý, trình độ quản lý chưa đủ ngang tầm đô thị đặc biệt đã tạo kẽ hở vi phạm pháp luật cho nhà đầu tư.
Hiện các tranh chấp đều được xử lý nghiêm nhưng đảm bảo quyền và lợi ích của người mua nhà. Những vi phạm này cũng là tiếng chuông cảnh báo của thị trường có thời gian dài phát triển nóng, trong khi nhiều chủ đầu tư năng lực hạn chế.
Để không bị lừa khi mua nhà trả góp
Ông Hoàng Khải, Chủ tịch Tập đoàn Khai Silk khuyên, để không bị mắc kẹt với các dự án nhà ở hình thành trong tương lai, người có nhu cầu mua căn hộ có thể thỏa thuận với chủ đầu tư và ngân hàng làm hợp đồng bảo lãnh ngân hàng. Hợp đồng này thể hiện, khi nào chủ đầu tư xây nhà xong thì ngân hàng sẽ trả hết tiền 1 lần cho chủ đầu tư.
Với hợp đồng bảo lãnh này, người mua nhà không cần phải trả tiền theo từng đợt cho chủ đầu tư, mà mang tiền đó gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, người mua nhà sẽ phải trả cho ngân hàng một khoảng phí lãi suất tượng trưng cho cái bảo lãnh ngân hàng đã ký. Điều này giúp người mua nhà không phải mất tiền nếu dự án rơi vào tranh chấp, cũng không phải sốt ruột nếu dự án chậm tiến độ, vì trong khoảng thời gian dự án kéo dài thì số tiền mua nhà vẫn phát sinh lãi từ ngân hàng.
Chuyên gia Bùi Quang Tín thì cho rằng, những tranh chấp cũng có lỗi từ chính khách hàng. Đi mua nhà, người mua phải tìm hiểu xem chủ đầu tư dự án là ai, cần xem kỹ lịch sử kinh doanh của họ, quá trình xây dựng các dự án trước đó ra sao. "Chúng ta không thể cộng các chủ đầu tư vào một rổ được. Trên thị trường hiện nay, có khoảng 70% các chủ đầu tư bài bản, làm ăn đàng hoàng, họ muốn xây dựng thương hiệu, nhưng cũng có rất nhiều chủ đầu tư chụp giựt, làm theo phong trào, bán 1 dự án xong là đóng cửa công ty", ông Tín nói.
Ngoài ra, chuyên gia này còn khuyên người mua nhà phải tìm hiểu chủ quyền đất, tìm hiểu xem dự án đã được phép bán chưa, ngân hàng thương mại nào đứng ra bảo lãnh... Điều quan trọng nữa khách hàng cần nhớ là hợp đồng mua bán rất cần có tham vấn pháp lý của luật sư.
"Với 1 dự án chung cư được bán nhà hình thành trong tương lai thì điều đầu tiên là dự án đó phải có tên trong danh sách công bố của Sở Xây dựng. Ngoài ra, cần đảm bảo các điều kiện: Chủ đầu tư phải thông báo tình trạng pháp lý dự án cho người mua nhà. Người mua nhà phải kiểm tra pháp lý dự án trước khi quyết định mua, để hạn chế rủi ro cho mình. Các tổ chức tín dụng nhận thế chấp phải kiểm tra dự án một cách thường xuyên, để đảm bảo dự án triển khai đúng tiến độ. Cơ quan công chứng cũng phải có trách nhiệm trong việc kiểm tra chặt chẽ tính pháp lý của dự án thể hiện qua hợp đồng mua bán. Sở TN& MT sẽ công khai minh bạch các thông tin về dự án như vị trí, tình trạng pháp lý, các thông tin về thế chấp, giải chấp, được phép bán hay không cũng sẽ được niêm yết". Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN & MT TP HCM |
Theo Zing
" alt=""/>Làm thế nào để không bị lừa khi mua nhà chung cư?
Luật sư tư vấn:
Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự theo quy định của Chính phủ.
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 24/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 161/2018/NĐ-CP chế độ tập sự đối với cán bộ công chức được quy định như sau:
Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng; trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng; trường hợp người tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 3 của ngạch tuyển dụng. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật.
 |
Ảnh minh hoạ |
2. Người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:
a) Làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Làm việc trong các ngành, nghề độc hại nguy hiểm;
c) Là người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.
3. Thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương.
Như vậy về chế độ lương của công chức tập sự được áp dụng theo quy trên. Về chế độ nghỉ việc theo nguyện vọng của công chức, theo quy định tại điều 59 Luật cán bộ công chức 2008 quy định như sau:
Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Hiện nay theo quy định tại Luật Công chức thì Công chức thôi việc mà được sự đồng ý bằng văn bản của người đứng đầu được chế độ thôi việc. Người tập sự được hưởng lương theo và thời gian tập sự theo quy định tại Điều 20, 22 Nghị định 24/2010/NĐ-CP, khi nghỉ việc pháp luật không quy định chế độ thôi việc.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc

Giảm lãi suất ngân hàng cho khách hàng ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Tôi được biết ngân hàng nhà nước đang có quy định về giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch covid. Xin hỏi cụ thể quy định giảm lãi suất như thế nào?
" alt=""/>Công chức tập sự nghỉ việc được hưởng chính sách gì?

Tiết lộ trên được Djokovic bất ngờ tuyên bố ngay sau thông tin có nhiều tay vợt hàng đầu thế giới đã tham gia dàn xếp tỷ số trong nhiều năm qua. Thông tin trên được một số tờ báo lớn như Buzzfeed và BBC tiết lộ ngay trước khi vòng 1 Australian Open khởi tranh.
Djokovic chia sẻ anh đã rất sốc khi nhận được lời rủ rê này, đồng thời thừa nhận điều đó khiến anh cảm thấy kinh khủng. "Lời gạ bán độ này được chuyển lại thông qua những người trong cùng đội với tôi thời điểm đó, không phải gạ gẫm trực tiếp. Dĩ nhiên tôi lập tức từ chối", Djokovic chia sẻ.
"Người đó cố gắng nói chuyện và thuyết phục tôi cố tình thua để được nhận 200 ngàn USD, chỉ có vậy. Việc đó khiến tôi cảm thấy thực sự kinh khủng bởi vì tôi không muốn có dính líu với mấy việc này bằng cách nào đi nữa", Nole nói.
Tay vợt số một thế giới cũng tiết lộ giải đấu anh được gạ bán độ hồi năm 2007 tổ chức tại St Petersburg, Nga. Sau đó anh đã không tham dự giải đấu này: "Một số người nói đó là một cơ hội, nhưng đối với tôi, việc ấy chỉ là hành động phi thể thao, vi phạm tinh thần trung thực của thể thao".
"Tôi không ủng hộ bán độ. Đó là hành vi không được phép xuất hiện trong bất cứ môn thể thao nào, đặc biệt là quần vợt. Những người đã dạy bảo, ở bên cạnh tôi luôn ủng hộ và tôn trọng giá trị chân chính trong thể thao. Tôi đã lớn lên với những lời dạy bảo như vậy", Djokovic nói.
Trước Djokovic, một nhà vô địch Grand Slam khác là Marin Cilic cũng tuyên bố phủ nhận thông tin anh là nhân vật được BBC và Buzzfeed nhắc tới trong bản tin tiết lộ về nạn dàn xếp tỷ số trong làng quần vợt.
"Thật không may, những tin đồn như vậy luôn xuất hiện. Có những người nói về việc này. Trong khoảng 6-7 năm trở lại đây, tôi không còn nghe về những thông tin đó nữa. Cá nhân tôi chưa bao giờ được gạ gẫm bán độ trực tiếp cả, vậy nên tôi không thể nói gì thêm", Djokovic cho hay.
Djokovic nói anh có biết về những tin đồn dàn xếp tỷ số hồi năm 2007: "Tôi có nghe chuyện một vài tay vợt hiện đã nghỉ thi đấu bị nghi ngờ bán độ ở những trận quần vợt xảy ra 10 năm trước. Dĩ nhiên thể thao không có chỗ cho tiêu cực. Chúng tôi luôn cố gắng giữ cho quần vợt trong sạch nhất có thể. Tôi không nghĩ tiền có thể che mờ thể thao".
"Ngược lại, mọi người nói về những tay vợt và đoán mò xem ai trong số họ bán độ. Không có bằng chứng cụ thể nào liên quan đến các tay vợt đang thi đấu cả. Mọi thứ chỉ là phỏng đoán. Với những gì tôi biết, dàn xếp tỷ số trong quần vợt không thể xảy ra ở cấp độ nhà nghề. Ở cấp độ các giải Challenger có thể xảy ra tình trạng đó, nhưng cũng có thể không. Hơn nữa luôn có nhà chức trách, các tổ chức và nhiều người đảm nhiệm việc theo dõi hành vi này hàng ngày, đảm bảo ngăn chặn việc đó xảy ra", Djokovic nói.
Theo VNtinnhanh
" alt=""/>Novak Djokovic tiết lộ từng được gạ bán độ với giá 200.000 USD