Trả lời câu hỏi của giới truyền thông về vấn đề trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu toàn ngành TT&TT ước đạt 1.614.206 tỷ đồng, giảm 8,66% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 39,6% so với kế hoạch năm 2023, ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT-TT cho biết: hiện nay, doanh thu công nghiệp ICT đang đóng góp tới 90% doanh thu ngành TT&TT và 100% giá trị xuất khẩu, chủ yếu phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI. Trong 6 tháng đầu năm 2023, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine làm đứt gãy chuỗi cung ứng. Thêm vào đó, hoạt động cắt giảm nhân sự CNTT toàn cầu làm cho xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ CNTT sụt giảm mạnh. Cụ thể, xuất khẩu phần cứng, điện tử bị sụt giảm khoảng 9,6%. Khó khăn tại thị trường Mỹ và châu Âu sẽ ảnh hưởng đến ngành CNTT của Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Thiện Nghĩa cho biết, một điểm sáng của thị trường CNTT Việt Nam là mảng xuất khẩu phần mềm duy trì vẫn tăng trưởng tốt tại thị trường Nhật Bản và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Ví dụ, trong quý I/2023, FPT đạt doanh thu dịch vụ CNTT nước ngoài tăng 32% và số lượng hợp đồng ký mới tăng 44,1%. Thị trường Nhật Bản và APAC đóng góp tích cực nhất với tăng trưởng doanh thu lần lượt đạt 31,2% và 65,7% nhờ xu hướng đầu tư cho chuyển đổi số mạnh mẽ. Dù vậy, mức xuất khẩu này còn khá khiêm tốn so với toàn ngành và tỷ giá Yên Nhật xuống thấp, kéo theo doanh thu cả lĩnh vực công nghiệp ICT vẫn sụt giảm khoảng 9,8% so với cùng kỳ 2022.
Đại diện Cục Công nghiệp CNTT-TT cho rằng, sụt giảm thị trường thiết bị điện tử phần cứng là xu hướng chung của thế giới. Thị trường thế giới sụt giảm thì Việt Nam cũng có cùng xu hướng, do doanh thu từ thị trường xuất khẩu điện tử chiếm tỉ trọng hơn 90% doanh thu công nghiệp ICT.
Trong nửa cuối năm 2023, Việt Nam có thể tập trung duy trì tốc độ phát triển tích cực của lĩnh vực phần mềm, nhất là ở các thị trường Nhật, Mỹ, EU. Công ty tư vấn CNTT Gartner của Mỹ dự báo chi tiêu cho lĩnh vực phần mềm toàn cầu trong năm 2023 và 2024 tăng trưởng mạnh, lần lượt đạt 12,3% và 13,1%. Đó là những cơ hội phát triển.
Cục Công nghiệp CNTT-TT cho hay, Việt Nam đang đặt mục tiêu doanh thu phần mềm của các doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường nước ngoài đạt hơn 2 tỉ USD vào cuối năm 2023. Bà Nguyễn Thị Thu Giang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VINASA cho biết, hợp tác với thị trường Nhật có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Tiềm năng thị trường còn rất lớn do tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực CNTT ở Nhật. Mặt khác, các hệ thống CNTT tại Nhật đã phát triển từ lâu nên cần cập nhật công nghệ mới, bảo trì, bảo dưỡng. Vì thế, nguồn công việc thuê ngoài từ Nhật sẽ rất lớn.
Trong Báo cáo Chỉ số dịch vụ toàn cầu (GSLI) năm 2021, Hãng tư vấn AT Kearney xếp hạng Việt Nam ở vị trí thứ 6 về sức hấp dẫn trong lĩnh vực gia công xuất khẩu phần mềm, sau các điểm đến truyền thống Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Brazil. Không thể phủ nhận, cơ sở hạ tầng CNTT tại Việt Nam đang được chú trọng đầu tư và phát triển vượt bậc nhằm giúp Việt Nam xuất hiện trên bản đồ công nghệ cao thế giới. Mặt khác, lợi thế cạnh tranh lớn nhất của dịch vụ xuất khẩu phần mềm Việt Nam vẫn chủ yếu nằm ở chi phí nhân công thấp, rẻ hơn đến 20-30% so với các nước Ấn Độ, Đông Âu hay Mỹ Latinh.
Tuy nhiên, những năm gần đây, năng lực cạnh tranh của các công ty xuất khẩu phần mềm Việt Nam đang được khẳng định không chỉ nằm ở sự tăng trưởng số lượng các khách hàng lớn từ nhiều khu vực, mà còn ở giá trị gia tăng trong từng dự án.
" alt=""/>Xuất khẩu phần mềm vẫn tăng, xuất khẩu điện tử giảm mạnhNữ doanh nhân Lê Hoài Anh là cái tên nức tiếng trong lĩnh vực kinh doanh chăm sóc sắc đẹp. Chị không chỉ nổi tiếng với chuỗi thành công đáng ngưỡng mộ ở lĩnh vực kinh doanh làm đẹp mà còn nổi tiếng với câu chuyện giảm cân thần kỳ.
![]() |
Chị Lê Hoài Anh là một trong những nữ doanh nhân thành đạt ở lĩnh vực spa, làm đẹp, mỹ phẩm. |
Thời trẻ, chị Lê Hoài Anh là mỹ nhân xứ Hà thành với khuôn mặt thanh tú, đôi mắt sáng thông minh và làn căng mịn, tươi trẻ đáng ngưỡng mộ. Thế nhưng, sau thời gian sinh con chị phải đối mặt với tình trạng tăng cân mất kiểm soát. Cân nặng lên đến 98 kg khiến cuộc sống của chị đảo lộn và gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Vì sức khỏe, chị đã có hành trình giảm cân ngoạn mục được nhiều người ngưỡng mộ.
Chị vốn là phụ nữ có ngoại hình ưa nhìn, nhưng rồi diện mạo của chị thay đổi với cân nặng lên đến 98 kg. Điều này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của chị thế nào?
Từ 1 người phụ nữ bình thường, hơi tròn trĩnh (60 kg-62 kg), sau khi sinh con gái thì tôi dần dần lên kí và đỉnh điểm là 98 kg do căn bệnh cường tuyến giáp và trầm cảm. Điều này đã làm cho sức khỏe của tôi thay đổi và ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi rất nhiều. Từ một người khỏe mạnh, tôi bắt đầu bị cao huyết áp, tiểu đường, cholesterol cao, gan nhiễm mỡ, sỏi gan, sỏi mật, đau nhức gối thường xuyên khiến cơ thể vô cùng nặng nề và đi lại khó khăn.
Chất lượng cuộc sống của tôi ngày càng giảm sút, phải uống thuốc thường xuyên để ngừa đột quỵ và ổn định đường huyết, cơ thể mệt mỏi, không còn sức sống. Ngoài vấn đề về sức khỏe, tôi còn trở nên kém tự tin. Cân nặng tăng lên làm cho tôi không cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc li hôn của tôi.
![]() |
Nhan sắc nức tiếng xứ Hà thành của chị Lê Hoài Anh khi còn trẻ |
Chị đã bao giờ gặp phải tình huống dở khóc dở cười vì cân nặng “khủng” của mình chưa? Chị đã vượt qua nó thế nào?
Tôi thường xuyên gặp phải tình huống dở khóc dở cười vì cân nặng của mình. Làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, nhất là kinh doanh nhiều loại sản phẩm làm đẹp, tan mỡ, thon gọn nhưng bản thân tôi lại không được thon gọn nên tôi tránh tiếp xúc và giới thiệu sản phẩm đến mọi người. Có nhiều event phải tiếp xúc với những người đẹp, phải phát biểu trên sân khấu, tôi không thể tìm được trang phục nào phù hợp cho mình khiến tôi vô cùng mắc cỡ, ngoài ra tôi đi lại khó khăn, việc trèo lên bục phát biểu khiến tôi rất mặc cảm cho nên tôi không muốn đi dự bất cứ event nào.
Giảm cân là một hành trình khó khăn và không phải ai cũng có thể giảm cân thành công. Động lực nào giúp chị có “công cuộc” giảm cân ngoạn mục đến vậy?
![]() |
![]() |
Chị Hoài Anh trước và sau thực hiện giảm cân |
Tôi lúc nào cũng có động lực và khao khát được giảm cân. Động lực lớn nhất của tôi chính là sức khỏe, tôi hiểu được sức khỏe kém làm cho chất lượng cuộc sống giảm sút và khiến tôi không cảm thấy hạnh phúc. Chính vì thế, tôi quyết tâm nhất định phải giảm cân để sống khỏe để theo đuổi được ước mơ và công việc của mình. Tôi muốn được khỏe mạnh hơn để sống vui vẻ và hạnh phúc hơn.
Thành tích giảm cân của chị được rất nhiều phụ nữ ngưỡng mộ. Chị có thể chia sẻ với độc giả của phununews bí quyết của mình được không?
Bí quyết giảm cân quan trọng nhất chính là làm chủ được cách ăn uống, tập luyện và nhất là phải kiên trì theo đuổi mục đích, phải biết yêu quý bản thân mình.
Rạn da là vấn đề về da phố biến ở những người giảm cân nhanh. Bí quyết khắc phục tình trạng này của chị là gì?
Phương pháp giảm cân của tôi không làm rạn da và cũng không làm da chảy xệ. Vì vậy, tôi không phải đối mặt với tình trạng này.
Da bị chảy xệ, không còn săn chắc cũng là vấn đề người giảm cân thành công phải đối mặt. Chị đã làm gì để có làn da căng mịn, tươi trẻ như hiện tại?
Như đã trao đổi, phương pháp giảm cân của tôi không làm rạn da và cũng không làm da chảy xệ. Muốn có làn da săn chắc sau khi giảm cân xong, tôi vẫn tập thể dục nhẹ như yoga, gym nhẹ và đồng thời tôi sử dụng sản phẩm chăm sóc cơ thể của Clarins để giúp cơ thể săn chắc và thon gọn.
Về da mặt, mỹ phẩm thường dùng của tôi cũng chính là Clarins, tôi kiên trì dưỡng da, tăng cường đắp mặt nạ làm săn chắc da… nên dù tôi đã giảm đi 35kg nhưng mọi người đều nói tôi trẻ hơn 10-15 tuổi. Tôi rất vui và hạnh phúc vì điều đó.
Rất nhiều phụ nữ gặp tình trạng, sau một thời gian giảm cân thành công, họ lại béo lên, thậm chí còn nặng hơn trước. Chị có gặp phải tình trạng này không và bí quyết của chị là gì?
Đối với phương pháp giảm cân này, nếu như tuân thủ đúng trong một khoảng thời gian nhất định, kiên tinh bột, đường, các chất béo… sẽ không làm tăng kí lại. Tôi theo dõi cân nặng hàng ngày để biết mình tăng bao nhiêu kí và có chế độ ăn điều chỉnh thích hợp như bớt đường, tinh bột, chất béo… Nhờ vậy, cân nặng của tôi trở lại bình thường.
(Theo Phununews.vn)
" alt=""/>Nữ doanh nhân và chuyện giảm cân thành nguồn cảm hứngMột nhiệm vụ trọng tâm của Bộ TT&TT trong quý III/2023 là xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ đề án phát triển kinh tế số vùng Tây Nguyên; xây dựng kế hoạch công bố dữ liệu mở lĩnh vực kinh tế số và xã hội số để thực hiện kế hoạch hành động Năm dữ liệu số quốc gia và phát triển dữ liệu mở của Bộ TT&TT.
Đồng thời, dự kiến vào trung tuần tháng 7, lần đầu tiên Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số sẽ được Bộ TT&TT tổ chức tại Nam Định.
Tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước quý II/2023 của Bộ TT&TT với các Sở TT&TT, ngày 12/6, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết, Bộ TT&TT đang phối hợp với Bộ KH&ĐT thực hiện việc đo lường tỷ trọng kinh tế số trong GRDP của các địa phương. Đến nay, Bộ KH&ĐT đã ban hành Thông tư, phương pháp luận để đánh giá. Tuy nhiên, cơ quan này hiện đang nghiên cứu cách thức thu thập dữ liệu và phương pháp đánh giá cụ thể.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cũng cho biết thêm, 3 đơn vị trong Bộ TT&TT gồm Vụ Kinh tế số và xã hội số, Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã có 1 phương pháp, thu thập dữ liệu mẫu sẵn, và hiện đã có kết quả đánh giá về tỷ trọng kinh tế số trong GRDP của 63 địa phương năm 2022.
Bộ TT&TT dự kiến sẽ công bố nội dung này trong Báo cáo thường niên về kinh tế số và xã hội số Việt Nam. “Sau khi hoàn thiện, các đơn vị sẽ báo cáo Bộ trưởng phê duyệt, và dự kiến công bố trong tháng 7/2023”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết.
Hiện tại, các tỉnh, thành phố quan tâm có thể liên hệ với đầu mối là Vụ Kinh tế số và xã hội số để nhận trước kết quả đánh giá tỷ trọng kinh tế trong GRDP của địa phương mình. Trường hợp có băn khoăn hoặc chưa rõ về phương pháp tính, hay số liệu, các địa phương có thể nêu ý kiến phản hồi.
Theo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, kinh tế số bao gồm: Kinh tế số ICT là công nghiệp CNTT và dịch vụ viễn thông; Kinh tế nền tảng là hoạt động kinh tế của các nền tảng số, các hệ thống trực tuyến kết nối giữa cung với cầu và các dịch vụ trực tuyến trên mạng; kinh tế số ngành là hoạt động kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực. Các mục tiêu cơ bản về phát triển kinh tế số đến năm 2025 gồm có: Tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%; Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%; Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%; và tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 2%. |