Báo VietNamNet ghi lại ý kiến của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật trung ương về xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam gắn liền với hệ giá trị văn học, nghệ thuật.
Đội ngũ văn nghệ sĩ luôn đóng vai trò quan trọng, có tính quyết định đến sự phát triển của văn học, nghệ thuật, bởi đây là lĩnh vực của sáng tạo, tài năng, trách nhiệm, cống hiến. Nói cách khác, sự hơn thua, thành bại của nền văn học, nghệ thuật đều phụ thuộc vào tài năng, bản lĩnh, trách nhiệm, ý chí đổi mới của đội ngũ này.
Hành trình cùng sự nghiệp đổi mới đất nước, sự đổi mới nền văn nghệ nước nhà, phong cách, cá tính sáng tạo, không gian và điều kiện sáng tạo, quảng bá tác phẩm của các văn nghệ sĩ ngày càng trở đa dạng, phong phú, rộng mở hơn.
Đó là quá trình đổi mới tư duy, nhận thức, cảm hứng sáng tạo, nhất là tư duy nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật, hình thức biểu đạt, giúp các văn nghệ sĩ tìm tòi và định hình hướng đi riêng, được giới chuyên môn và công chúng trong và ngoài nước ghi nhận, đánh giá cao.
Quan niệm nghệ thuật về con người có những tìm tòi, đổi mới quan trọng, hướng đến khám phá và biểu hiện những vấn đề thế sự, đời tư với góc nhìn đa diện, sâu sắc và nhân văn hơn. Có thể nói, văn nghệ Việt Nam hiện nay vừa có sự kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của thời kỳ chiến tranh, cách mạng hang chục năm trước, vừa tiếp thu và tiếp biến những giá trị, tinh hoa văn hóa nhân loại, từ đó góp phần nhanh chóng đưa văn học, nghệ thuật hòa nhập với tư duy nghệ thuật hiện đại của thế giới.
Trong bước đổi thay chung đáng mừng đó, đội ngũ lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật đã có những bước chuyển đáng chú ý, đồng hành cùng sáng tạo và thụ hưởng nghệ thuật, đã và đang xuất hiện đội ngũ các cây bút trẻ giàu đam mê, nhiệt huyết, tăng cường kết nối, tiếp cận thông tin, tri thức hiện đại, nhạy bén với cái mới và định hình rõ hơn cá tính sáng tạo. Tất nhiên, đây là lĩnh vực khó, nên chúng ta chưa thể bằng lòng và cần kiên trì đào tạo, bồi dưỡng, phát hiện, cổ vũ họ.
Cùng với những tín hiệu vui đã nêu, cũng xuất hiện những điều cần quan tâm và cả sự lo lắng nữa. Đó là một bộ phận không nhỏ văn nghệ sỹ hiện nay bộc lộ những hạn chế, yếu kém, tụt hậu, có thể gây cản trở cho sự phát triển lành mạnh của văn học, nghệ thuật nước nhà.
Nhiều người trong đó vẫn bằng lòng với cách viết, cách làm cũ; xa rời thực tiễn sôi động, mới mẻ; bút pháp, thi pháp dễ dãi, lạc hậu; chạy theo thị hiếu khá tầm thường của một bộ phận công chúng. Sự bất cập về số lượng, chất lượng, cơ cấu, sự phân bố, đào tạo đội ngũ kế cận,... là những lý do khiến chúng ta chưa có nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật.
Tình trạng già hóa đội ngũ, ở cả lực lượng sáng tác, lý luận, phê bình, biểu diễn và sự hẫng hụt của thế hệ tiếp nối tuy đã được nêu ra ở nhiều diễn đàn nhưng chưa được khắc phục một cách thỏa đáng. Thế hệ văn nghệ sĩ trẻ (có người gọi là “thế hệ thứ tư, thứ năm”) tuy được đào tạo bài bản, được giao lưu, tiếp xúc với bên ngoài nhưng có người thiếu sự chọn lọc trong tiếp thu, chưa xác định đúng mức trách nhiệm công dân, không nắm bắt được dòng mạch chính của văn nghệ nước nhà, dẫn tới việc cho ra đời những tác phẩm thiếu gắn bó sâu sắc với thực tiễn đất nước và mong mỏi chính đáng của công chúng.
Đã có những văn nghệ sĩ né tránh những vấn đề lớn lao của đất nước, những vấn đề cơ bản của đời sống và thiếu sự gắn bó với lý tưởng thẩm mỹ xã hội cao đẹp; chạy theo các đề tài nhỏ mọn, thậm chí tầm thường, dung tục.
Khi văn học, nghệ thuật được giải phóng khỏi “chủ nghĩa đề tài”, thì ở chiều ngược lại, không ít nghệ sĩ lại không xác định đúng thiên chức của mình trước dân tộc, trước thời đại, trước dòng mạch nhân văn của văn học, nghệ thuật; còn hạn chế, thậm chí lệch lạc trong tiếp cận và nhận thức những vấn đề mới của đời sống hiện thực, chưa cắt nghĩa, lý giải được đầy đủ ý nghĩa, sâu sắc, nhất tính phong phú và phức tạp của quá trình chuyển biến mang tính lịch sử của đất nước hiện nay.
Không ít những “nghệ sĩ thị trường” muốn nổi tiếng, muốn “đánh bóng” tên tuổi đã dùng scandal, hành xử thiếu văn hóa ngoài đời và trên không gian mạng, gây bức xúc trong công chúng. Sự thiếu hụt đội ngũ sáng tác, quảng bá, lý luận phê bình chuyên nghiệp, có bản lĩnh và trách nhiệm dẫn đến tình trạng nghiệp dư hóa các lĩnh vực này, làm sai lệch, thậm chí đảo lộn, nhiễu loạn giá trị thẩm mỹ và nhân văn trong đời sống văn học, nghệ thuật.
Vun đắp nền văn nghệ dân tộc, nhân văn, dân chủ
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để trau dồi và nâng cao chiều sâu và bản lĩnh văn hóa, vốn sống, vốn hiểu biết, trách nhiệm công dân, trách nhiệm người nghệ sĩ trước đất nước và nhân dân mình.
Tất nhiên, bối cảnh mới sẽ không thể quay trở lại trạng thái “thống nhất” trên một nền tảng mỹ học như trước đây mà sự lựa chọn xu hướng sáng tạo sẽ ngày càng trở nên phong phú, đa dạng.
Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu cần có những giải pháp mang tính hệ thống, đồng bộ, bài bản, hiệu quả nhằm tập hợp, đoàn kết, phát huy vai trò, đóng góp của đội ngũ văn nghệ sĩ vào sự nghiệp xây dựng và phát triển phát triển văn học, nghệ thuật trong thời gian tới. Theo chúng tôi, cần quan tâm đến những vấn đề sau:
Thứ nhất, khơi dậy và phát huy mạnh mẽ hơn nữa lý tưởng, khát vọng sáng tạo, cống hiến, cùng các cơ quan văn nghệ và đội ngũ văn nghệ sĩ xác định một cách đúng đắn, rõ ràng mục tiêu, nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới.
Khi nói chuyện trong buổi bế mạc Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ hai (tháng 2/1957), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra yêu cầu: “Già trẻ, gái trai, Nam - Bắc tất cả chúng ta đoàn kết; các ngành văn nghệ đoàn kết; đoàn kết nhằm vào mục đích chung phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Chúng ta làm thế thì văn nghệ sĩ nhất định sẽ tiến bộ hơn nữa, đồng thời có lực lượng mà giúp đỡ nhân dân tiến bộ hơn nữa”.
Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết đội ngũ văn nghệ sĩ là yêu cầu căn bản để văn nghệ phát triển; đồng thời cơ sở cho sự đoàn kết ấy chính là một lý tưởng, mục tiêu chung chứ không phải chỉ là sự tập hợp, kết nối mang tính hình thức. Trong bối cảnh hiện nay, định hướng ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại càng có ý nghĩa sâu sắc hơn.
Đại hội Đảng lần thứ XIII khẳng định: “Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”. Đây là bước tiến mới trong tư duy lý luận của Đảng qua các kỳ Đại hội đối với nhiệm vụ xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, con người Việt Nam.
Đối với lĩnh vực văn học, nghệ thuật, việc huy động rộng rãi đội ngũ văn nghệ sĩ để xây dựng hệ giá trị văn học, nghệ thuật Việt Nam trong thời kỳ mới có ý nghĩa quan trọng, là sự cụ thể hóa lý tưởng phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân, đồng hành cùng dân tộc, tạo động lực cho hoạt động sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ.
Các giá trị được lựa chọn phải xuất phát từ nền tảng vững vàng của văn hóa, văn nghệ dân tộc, trên cơ sở hiểu biết đầy đủ, thấu đáo các giá trị tốt đẹp của cha ông, từ đó sàng lọc kỹ càng, tiếp thu tinh hoa văn học, nghệ thuật của thế giới, vun đắp một nền văn nghệ dân tộc, nhân văn, dân chủ, hiện đại gắn bó máu thịt với đất nước, nhân dân, hướng đến những giá trị vĩnh cửu chân - thiện - mỹ.
Hệ giá trị, dòng chủ lưu tư tưởng như thế sẽ là cội rễ, là nguồn sáng soi rọi con đường canh tân, tập hợp và đoàn kết đội ngũ văn nghệ sĩ một cách tự nguyện, tự do, dân chủ, thực chất và bền vững.
Thứ hai,cùng với việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam, cần triển khai các giải pháp cụ thể nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò của lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật.
Thứ ba, tiếp tục tuyên truyền, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn hệ thống chính trị, nhất là đội ngũ chỉ đạo, quản lý về văn hóa, văn nghệ về bản chất, đặc trưng, vị trí, vai trò của văn học, nghệ thuật nói chung, đội ngũ văn nghệ sĩ nói riêng đối với sự phát triển bền vững đất nước.
Thứ tư, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa nội dung, phương thức công tác tư tưởng đối với đội ngũ văn nghệ sĩ, phối hợp hiệu quả, linh hoạt giữa hình thức thường xuyên và đột xuất, toàn thể và cá biệt trên tinh thần trao đổi, đối thoại thẳng thắn, dân chủ, chân thành, trách nhiệm, vừa chủ động cung cấp thông tin vừa lắng nghe kịp thời, đầy đủ để điều chỉnh, định hướng cho đội ngũ văn nghệ sĩ thực sự đồng hành cùng đất nước trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.
Thứ năm, tiếp tục đổi mới cơ chế phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng tài năng văn học, nghệ thuật, đặc biệt là những tài năng trẻ và ở những lĩnh vực đặc thù.
Thứ sáu, đổi mới và quan tâm hơn nữa đến chế độ, chính sách cho lĩnh vực văn học, nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sỹ. Đó là chế độ lương, phụ cấp, các điều kiện hoạt động cần thiết vì nhiều năm nay, lĩnh vực này chưa được quan tâm đúng mức.
Bài 4: Hệ giá trị văn hóa con người phải trở thành hệ giá trị công dân Việt Nam
Như MC Quỳnh Hoa mô tả, đó là sân khấu "không ánh sáng rực rỡ, không âm thanh hoành tráng, không áo quần lộng lẫy" nhưng nghệ sĩ nào cũng hát như chưa từng được hát.
MC Quỳnh Hoa kể, ban đầu nhóm tình nguyện viên chỉ định vận chuyển thiết bị y tế tiếp sức cho bệnh viện dã chiến, cắt tóc cho các y, bác sĩ và có thể phục vụ văn nghệ nhanh gọn với chiếc loa kẹo kéo nhưng ban giám đốc bệnh viện dã chiến số 6 và 7 mong nhóm mang tiếng hát đến mọi người ở đây. Trước mong muốn thưởng thức âm nhạc để khích lệ tinh thần, chương trình kéo dài 1 tiếng đã thực sự diễn ra phục vụ hàng trăm nhân viên y tế và hơn 10.000 bệnh nhân F0.
Các nghệ sĩ đã hát với niềm hân hoan lớn nhất những ca khúc cảm ơn lực lượng tuyến đầu như Một đời người một rừng cây, Việt Nam ơi, Tôi yêu người Việt Nam, Nối vòng tay lớn, hay những ca khúc trữ tình thể hiện tình cảm với quê hương như Hương tóc mạ non...
Qua hình ảnh của nhiếp ảnh gia Quỷ Cốc Tử, hàng trăm nhân viên y tế đứng quanh sân cổ vũ, hàng nghìn khán giả đứng đông nghịt trên ban công của các khu bệnh viện dã chiến xem các nghệ sĩ biểu diễn.
Việc tổ chức một chương trình âm nhạc có khán giả xem trực tiếp trong mùa dịch có thể xem là một phép màu kỳ diệu. Chương trình ấy không hề có tên nhưng lưu lại dấu ấn sâu đậm trong lòng nhiều người. Bởi đó là sự giao nhau của những nghệ sĩ thèm hát nhưng không được hát và mong mỏi của những khán giả muốn thưởng thức nhạc "sống" - điều đã lâu không hiện hữu khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội.
Không chỉ xoa dịu, động viên tinh thần của đội ngũ nhân viên y tế và bệnh nhân ở bệnh viện dã chiến, các video ghi lại phần trình diễn của "đêm nhạc" này còn lan tỏa cảm xúc tích cực đến người dùng mạng. Ca sĩ Huyền Anh Yoko - Á quân chương trình Nhân tố bí ẩn, đã khóc khi nghe tiếng Saxophone của Trần Mạnh Tuấn trong video.
"Giữa 10.000 bệnh nhân F0 đang mang trong mình con virus mà cả thế giới khiếp sợ có thể lấy đi sinh mạng của họ bất kỳ lúc nào. Giữa hàng trăm y bác sĩ tiếp xúc những bệnh nhân ấy hàng ngày mà chỉ cách con virus qua lớp áo bảo hộ mỏng manh. Giữa khoảng sân một bệnh viện dã chiến ở Sài Gòn, tiếng kèn Saxophone của nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn vang lên giai điệu: Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày.. Ôi nghe sao mà da diết, xúc động đến thế!", cô viết.
Ca sĩ cũng bày tỏ: "Họ không cùng cha, cũng chẳng cùng mẹ, họ thương nhau như ruột thịt của họ, họ sẵn sàng chiến đấu ngày đêm để bảo vệ cho sự an toàn cho đất nước! Vì sao? Vì họ là người con của đất Việt, chảy trong mình dòng máu yêu nước mãnh liệt. Chúng tôi, những người dân Việt Nam, sẽ chẳng bao giờ quên những ngày tháng này đâu, những ngày các chiến sĩ đẫm mồ hôi trong chiếc áo bảo hộ, những ngày các chiến sĩ ngủ cả trên đường vì sự an toàn tính mạng của chúng tôi. Xin được cúi đầu biết ơn các chiến sĩ nơi tuyến đầu, xin tri ân bằng cả tấm lòng!".
Khán giả Hồng Phạm bình luận: "Nước mắt cứ chảy. Kính trọng và yêu thương vô cùng tận các chiến sĩ tuyến đầu. Chỉ biết ở nhà và cầu nguyện dân mình luôn được bình an".
Tài khoản Lê Hữu Phúc viết: "Rất tuyệt. Cám ơn anh Trần Mạnh Tuấn đã tạo cho tinh thần các chiến sĩ phòng chống dịch sảng khoái, vơi bớt mệt nhọc qua tiếng kèn Saxophone. Ôi thương và cảm ơn vô cùng các chiến sĩ diệt dịch vì dân quên mình".
Trong khi đó, nghệ sĩ Quyền Linh đăng tải video chia sẻ về những hình ảnh không thể nào quên về một Sài Gòn. Nam nghệ sĩ chia sẻ: "Thương đứt ruột đứt gan, Thương quá Sài Gòn ơi". Trong video này có lồng bài hát Sài Gòn tôi sẽ do thầy giáo Nguyễn Thái Dương sáng tác và thể hiện.
Cẩm Loan - Ngân An
"Có đi tình nguyện thực tế mới thấy khủng khiếp, khác xa lời nói. Người không biết lại hay nói nhiều chứ chúng tôi không biết diễn tả thế nào cũng chẳng biết nói gì", Phương Thanh tâm sự.
" alt=""/>Lời ca, tiếng saxophone và nước mắt khán giả những ngày giãn cách- Bức ảnh chụp thùng hàng toàn gạch, đá và quần áo cũ kèm hóa đơn gần 7 triệu khiến nhiều người bức xúc.
Theo tài khoản Facebook Trang sức bạc đẹp, sự việc xảy ra tại Bưu điện huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Vị khách mang đến bưu điện một thùng hàng để nhờ bưu điện chuyển đi. Hóa đơn của thùng hàng trị giá 6,9 triệu đồng. Trên hóa đơn, thùng hàng được ghi chú là chứa quần áo. Tuy nhiên, khi nhân viên bưu điện kiểm tra, trong thùng hàng hoàn toàn là gạch, đá và quần áo cũ.
Nhiều khách hàng khác của bưu điện chứng kiến sự việc nên bức xúc và chụp lại ảnh đăng tải trên Facebook.
![]() |
Bức ảnh chụp thùng hàng toàn gạch, đá và quần áo cũ. Nguồn ảnh Fb Hue Nguyen |
Xác nhận với PV VietNamNet, bà Đinh Thị Nguyên, giám đốc bưu điện huyện Ý Yên cho biết: Sự việc xảy ra tại quầy giao dịch của bưu điện vào sáng nay, 20/12.
Lúc đó, bưu điện rất đông khách, có một khách hàng chuyển thùng hàng quần áo và nhờ bưu điện thu hộ 6,9 triệu đồng cho hóa đơn của thùng hàng.
Tuy nhiên, khi nhân viên của bưu điện kiểm tra thì phát hiện trong thùng là gạch đá, quần áo cũ.
Nhân viên giao dịch đã báo cáo lãnh đạo và thông báo cho công an Thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
“Hiện tại, công an đã vào cuộc điều tra và lấy lời khai” - bà Nguyên nói.
![]() |
Hóa đơn gần 7 triệu cho thùng hàng giả. Nguồn ảnh: FB Hue Nguyen |
Trao đổi với PV, ông Dương Ngọc Ích, trưởng công an thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định cũng cho biết: "Sau khi nhận được tin báo của Bưu điện, Công an thị trấn đã có mặt và tiến hành lấy lời khai đối với vị khách hàng trên.
Theo đó, người thực hiện việc chuyển đồ trên là cháu V.T.H.M, hiện là học sinh lớp 9.
Cháu M. khai nhận, sau thời gian quen biết với một thanh niên bán quần áo trên mạng Facebook, người thanh niên này nhờ cháu chuyển thùng hàng đến bưu điện.
Tiếp đến, M. sẽ làm thủ tục để bưu điện chuyển hàng cho khách theo địa chỉ đã ghi sẵn trên hóa đơn và nhờ bưu điện thu hộ 6,9 triệu đồng. Nếu gửi qua bưu điện thành công, M. sẽ được thanh niên trên gửi tặng thẻ điện thoại trị giá 100 nghìn đồng.
Cả tin, M nhận lời giúp người thanh niên chưa từng gặp mặt trên Facebook kia.
Chàng thanh niên chở thùng hàng đến điểm hẹn, đặt thùng hàng ở đó rồi đi mất. M. đến nhận sau rồi mang đến bưu điện.Tuy nhiên, khi đến bưu điện, các nhân viên đã phát hiện và báo công an.
“Hiện tại, công an đã lấy lời khai, cho mời cả phụ huynh cháu M. đến. Tuy nhiên, xét mức độ nghiêm trọng của sự việc và độ tuổi còn nhỏ của M., tạm thời, công an đã đồng ý để phụ huynh đưa cháu về nhà giáo dục đồng thời thông báo cho nhà trường nhắc nhở học sinh” - ông Ích nói.
Minh Anh
" alt=""/>Hóa đơn gần 7 triệu, mở bưu kiện toàn gạch và quần áo cũ