Miếng dán phân chim giúp chống trộm xe đạp. Miếng dán này làm từ cao su và được đặt tên là "Sticker phân chim chống trộm". Thông thường, kẻ trộm sẽ lựa những chiếc xe sáng bóng, sạch sẽ hơn để bán được tiền. Một vết phân chim chắc chắn sẽ làm kẻ xấu e ngại.
![]() |
Qoobo, chú mèo robot không đầu là vật nuôi yêu thích mới của người Nhật Bản. Không phải ai cũng có cơ hội sở hữu thú cưng vì vậy, Qoobo ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng. Qoobo có hình dạng hơi giống một cái gối. Toàn bộ thiết bị được bọc trong một lớp lông mềm, mịn. Qoobo cũng có một chiếc đuôi ve vẩy như mèo thật. Khi người dùng vuốt thiết bị, đuôi của chú mèo robot sẽ phản ứng nhịp nhàng theo hướng vuốt của tay. |
![]() |
Người Nhật cũng được đánh giá cao ở khả năng tối ưu hóa không gian. Trong ảnh là một ví dụ. |
![]() |
Đường cao tốc phải đi qua tòa nhà nhưng đó không phải là vấn đề quá khó ở Nhật Bản. |
![]() |
Robot phản ứng cảm xúc này là một giải pháp thay thế điện thoại thông minh cho trẻ nhỏ. Thay vì dán mắt vào điện thoại, trẻ sẽ có một người bạn là các chú robot có thể thể hiện cảm xúc. |
![]() |
Phòng con nhộng không chỉ dành cho những giám đốc tham công tiếc việc. Nó còn là không gian cho em bé vui đùa nếu nhà bạn khá hẹp. |
![]() |
Khủng long máy làm lễ tân khách sạn: Những chú robot Velociraptor thân thiện sẽ chào đón khách tại quầy lễ tân. |
![]() |
Một chiếc gối tựa hình khỉ đột sẽ giúp bạn thoải mái và bớt cô đơn. "Anh ấy" cũng đủ ngọt ngào để giữ điện thoại cho bạn. |
![]() |
Những nhà vệ sinh này ở Nhật Bản được làm bằng thủy tinh trong suốt, có thể chuyển sang màu đục khi bạn khóa từ bên trong. |
![]() |
Nước chảy ra từ những vòi phun nước trên đường để giữ cho mặt đường không bị đóng băng. |
![]() |
Nếu muốn giả vờ rằng bạn đang học chăm chỉ đến mức ngủ quên, chiếc gối này sẽ giúp bạn làm điều đó. |
![]() |
Robot phục vụ đồ uống đã xuất hiện rất lâu tại Nhật Bản, từ những năm 80 của thế kỷ 20. |
Nhật Bản là một đất nước có nhiều điều kỳ lạ, từ văn hoá cho tới lối sống. Dưới đây là một trong số những điều có thể khiến du khách tới đây ngạc nhiên.
" alt=""/>12 phát minh, sáng kiến của người Nhật khiến du khách kinh ngạcTrong khi cặp đôi vung vợt đánh bóng, nhiều hành khách đi ngang qua tỏ ra khó chịu bởi phải tránh hai người. Dù vậy, cặp đôi vẫn không để ý, tiếp tục chơi. Đoạn video nhanh chóng thu hút sự chú ý và hứng chịu nhiều chỉ trích của dư luận.
"Có lẽ họ sẽ chơi bóng chuyền chân trên đường băng đấy"; "Đây có phải là Hàn Quốc không? Hành động ích kỷ này phớt lờ các phép lịch sự nơi công cộng"; "Họ không nhìn thấy những người khác hay sao?"... người dùng mạng bình luận.
Phần lớn mọi người đều đồng tình rằng, hành động của cặp đôi là thiếu suy nghĩ và mang tính gây rối, đồng thời đặt câu hỏi về việc quản lý trật tự tại sân bay.
Sau khi đoạn video được lan truyền, lực lượng an ninh ở sân bay Incheon tuyên bố trách nhiệm kiểm soát những hành động như vậy chủ yếu thuộc về nhà điều hành sân bay quốc tế Incheon.
Tuy nhiên, các quan chức sân bay cho rằng cảnh sát có thẩm quyền chính trong việc duy trì trật tự tại sân bay.
Cảnh sát cho biết đang tiến hành điều tra để xác định danh tính của cặp đôi và thảo luận phương hướng xử lý vụ việc.
Sân bay Incheon, Seoul, Hàn QuốcSân bay Incheon là một trong những sân bay lớn, hiện đại nhất Hàn Quốc và nhộn nhịp nhất châu Á. Nơi này được Tổ chức Nghiên cứu vận tải hàng không Skytrax xếp thứ 4 trong danh sách những sân bay tốt nhất thế giới, trong khuôn khổ giải thưởng "The World's Best Airports".
Với diện tích hơn 50 hecta, sân bay Incheon bao gồm một sân golf, chuỗi khách sạn với dịch vụ spa, phòng nghỉ cá nhân, sòng bạc và các khu vườn trong nhà ga. Ngoài ra, không gian sân bay này còn có khu vực mua sắm, giải trí, ăn uống rộng lớn.
" alt=""/>Cặp đôi thản nhiên đánh tennis trong sân bay khiến dân mạng phẫn nộKhông có gì đáng ngạc nhiên khi mọi người ngày càng dành ít thời gian để giao tiếp hơn. Một số nguyên nhân có thể được kể đến như sự phát triển của mạng xã hội hay lệnh giãn cách trong đại dịch.
Dù những yếu tố trên cũng góp phần gây ra tình trạng này, nhìn chung, trong vòng nhiều thập kỷ qua, người dân khắp thế giới đang lựa chọn sống khép kín và ít tương tác xã hội hơn.
Dữ liệu từ 3 quốc gia về thời gian giao tiếp trong gia đình lẫn ngoài xã hội đều giảm trong vòng 30 năm qua, ngay cả với sự hỗ trợ của điện thoại và chức năng gọi video.
Nói cách khác, mọi người đang dần trở nên xa cách nhau. Tuy vậy, chúng ta lại cho rằng đó là điều tốt thay vì nhận thức những tác hại lâu dài, theo Wall Street Journal.
Xu hướng sống khép kín
Tính xã hội vốn là một phần của bản năng của con người. Tổ tiên loài người đã tiến hóa để chung sống với nhau, bởi việc được chấp nhận trong một nhóm là cần thiết nhằm sống sót và sinh sản.
Nhưng nhìn từ góc khác, tính xã hội của loài người có thể chỉ nảy sinh khi việc đó cần thiết để sinh tồn. Việc giao tiếp, hành xử để vừa lòng người khác khiến ta kiệt sức, nhất là với những ý kiến trái chiều hoặc cuộc trò chuyện nhàm chán. Khi được lựa chọn, mọi người thường muốn không phải đối mặt với những điều đó.
Đồng thời, sự hướng nội trong mỗi người đang được đón nhận hơn. Việc chăm sóc bản thân ngày nay tập trung vào sự tu dưỡng nội tâm cũng như nỗ lực cắt đứt những mối quan hệ độc hại. Nhờ công nghệ, ta có thể thoát khỏi trách nhiệm rời nhà và giao lưu với người khác.
Tùy vào thời điểm trong lịch sử, xã hội sẽ coi trọng tính hướng nội hoặc sự quảng giao. 200 năm trước, đời sống tu hành được tán dương vì sự thanh tịnh, nhất là trong bối cảnh không gian sống chật hẹp, thiếu sự riêng tư.
Tuy nhiên, lối sống khép kín thời nay có những hậu quả rất khác so với trong quá khứ. Khi loại bỏ trách nhiệm tương tác với người khác ra khỏi đời sống hàng ngày, ta khó tập trung vào khoảnh khắc hiện tại, đồng thời khiến những mối quan hệ trở nên nhạt nhòa.
Tại nơi làm, việc thường xuyên giao tiếp với người khác sẽ giúp tạo ra không gian thoải mái và tình bạn gắn bó. Nhiều công ty cũng lo lắng về sự suy giảm tính sáng tạo khi nhân viên không tin tưởng lẫn nhau bởi thiếu tương tác trực diện.
Có vô số lợi ích đi cùng việc ở bên cạnh người khác. Nghiên cứu cho thấy ta có nhiều cơ hội kết bạn hơn chỉ nhờ sống gần mọi người. Khi đã quen với môi trường xung quanh, ta sẽ bớt cảnh giác về rủi ro trong giao tiếp, đồng thời tập trung và phản hồi nhanh nhạy hơn trong những cuộc trò chuyện.
Khi chia sẻ không gian và làm cùng công việc, mọi người bắt buộc phải trò chuyện với nhau. Những cuộc hội thoại đơn giản hàng ngày thực chất rất có giá trị. Nghiên cứu mới cho thấy việc nói chuyện với người khác sẽ làm chúng ta bớt ích kỷ và trở nên cởi mở hơn.
Khi ít có người xung quanh để trò chuyện, ta trở nên hẹp hòi, khó đón nhận những quan điểm khác mình. Sara Konrath, làm việc tại Đại học Indiana (Mỹ), đã phát hiện ra sự suy giảm rõ rệt về lòng thấu cảm kể từ năm 2000. Cô tin rằng điều này đi đôi với sự khép mình ở người trẻ khi họ chỉ tập trung vào bản thân và không mấy để tâm tới người khác.
Xu hướng sống khép kín cũng lý giải việc mọi người ít nỗ lực quan tâm lẫn nhau hơn. Khi nói về việc cắt đứt những mối quan hệ độc hại, ta đang suy nghĩ rằng sự hiện diện của người khác là rào cản đối với hạnh phúc cá nhân. Do đó, mọi người sẽ chỉ dựa vào chính mình để đối phó với sự mất kết nối trong cuộc sống. Tuy nhiên, điều này làm trầm trọng nỗi khó chịu vốn đi kèm sự cô lập.
Cân bằng
Việc ít dành thời gian giao lưu cũng làm giảm số bạn bè và mối quan hệ của mỗi người. Hai xu hướng này có sự liên hệ trực tiếp. Tại những quốc gia với tổng thời gian giao tiếp xã hội giảm, người dân cũng được ghi nhận có ít bạn hơn.
Điều này không có nghĩa chúng ta nên bỏ thời gian ở một mình, tự chăm sóc bản thân, thực hành chánh niệm hay suy ngẫm về cuộc sống. Những thói quen trên cũng rất có lợi.
Tuy nhiên, sự cân bằng giữa thời gian dành cho bản thân và tương tác xã hội đã bị mất đi. Điều đó khiến mọi người đều không vui vẻ.
Khi chuẩn mực xã hội chuyển từ tính quảng giao sang sự khép kín, mỗi cá nhân gánh thêm trách nhiệm chủ động kết nối với người khác. Theo nghiên cứu, những người đã hình thành thói quen giao tiếp thường xuyên sẽ dễ dàng duy trì các mối quan hệ và sức khỏe xã hội - khả năng hòa nhập của cá nhân với cộng đồng.
Chúng ta cần xây dựng thói quen để rèn luyện khả năng tương tác xã hội đã bị thui chột. Điều đó đôi khi bao gồm việc chịu đựng những người có ý kiến trái chiều hoặc kém thú vị.
Những nỗ lực này cũng tương tự việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh hay thói quen tập thể dục trong môi trường tràn lan thực phẩm bẩn và lối sống ít vận động.
Thói quen giao tiếp xã hội giúp mỗi người hòa nhập với cộng đồng tốt hơn, đồng thời cải thiện sự hài lòng trong cuộc sống và tuổi thọ về lâu dài. Những lợi ích này có lẽ xứng đáng để ta đánh đổi với một chút khó chịu.
Theo Zing
" alt=""/>Cái giá của việc né tránh giao tiếp