![]() |
Tại hội nghị, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh, 2021 là năm khởi động và năm 2022 phải là năm tăng tốc của giáo dục nghề nghiệp. Đột phá trong năm nay sẽ là chuyển đổi số toàn ngành; lấy chuyển đổi số để xoay chuyển tình hình.
Cũng theo Bộ trưởng, việc kết nối doanh nghiệp với giáo dục nghề đã có sự chuyển biến rõ rệt nhưng chưa đáp ứng tốt được yêu cầu của xã hội. Do đó, giáo dục nghề nghiệp cần phải gắn kết hơn với thị trường lao động, gắn với yêu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Muốn thực hiện được những phương hướng đó, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH lưu ý, hệ thống giáo dục nghề nghiệp cần tiếp tục đầu tư, hoàn thiện toàn bộ nội dung thể chế: quy hoạch hệ thống, các kế hoạch chuyển đổi số, đầu tư về con người, cơ sở vật chất; chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng các đơn đặt hàng của doanh nghiệp, thị trường.
Đồng thời, cần đổi mới phương thức đào tạo, tập trung vào đào tạo mới và đào tạo lại, trong đó lấy đào tạo lại làm nền tảng phát triển. Bên cạnh đó cần chú trọng đào tạo theo nhu cầu thị trường, đơn đặt hàng để cung - cầu gặp nhau. Cùng đó, cần quan tâm đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế để bảo đảm khung đầu ra.
![]() |
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH chia sẻ tại hội nghị. |
Về phía Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng xác định phương hướng năm 2022, tiếp tục đổi mới phương thức đào tạo thích ứng với sự tác động của dịch bệnh; tăng cường chuyển đổi số; tăng cường đào tạo mới, đào tạo lại cho lao động bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Cùng đó, tạo chuyển biến mạnh mẽ về số lượng, cơ cấu trình độ đào tạo, chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp, nhất là đào tạo chất lượng cao theo hướng ứng dụng, thực hành, thực tập đáp ứng sự thiếu hụt nhân lực cho các doanh nghiệp và nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể được Tổng cục đặt ra là tăng tuyển sinh 10% so với năm 2021; tốt nghiệp 2.249.500 người (trong đó trình độ cao đẳng, trung cấp là 501.500 người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo khác là 1.748.000 người).
Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát, sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc bộ, ngành, địa phương.
Dự kiến, năm 2022, có khoảng 1.877 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trong đó 409 trường cao đẳng; 438 trường trung cấp và 1.030 trung tâm), số cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là 1.184, giảm 4% so với năm 2021 và số cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập sẽ chiếm khoảng 37%.
![]() |
Ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp chia sẻ tại hội nghị. |
Các nhiệm vụ trọng tâm là triển khai đồng bộ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, đề án, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tập trung cao nhất việc chỉ đạo, hướng dẫn triển khai quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở các bộ, ngành, địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu quả, giảm đầu mối và số lượng nhưng không giảm năng lực đào tạo,...; Gắn kết chặt chẽ với các cơ quan có liên quan và cộng đồng doanh nghiệp nhằm hình thành hệ sinh thái truyền thông, tư vấn, hướng nghiệp, khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp; tiếp tục đổi mới phương thức tuyển sinh, đào tạo để duy trì quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho phục hồi kinh tế; chú trọng các chương trình đào tạo chất lượng cao theo cơ chế đặt hàng; đẩy nhanh triển khai đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực để có kiến thức, kỹ năng phù hợp, có thể tiếp thu, làm chủ, khai thác, vận hành hiệu quả những tiến bộ công nghệ; gắn kết, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về nhân lực,...; Thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp.
Để đảm bảo việc phân luồng, liên thông trong hệ thống, thực hiện các giải pháp để tăng cường tuyển sinh đào tạo, Tổng cục cũng đề nghị Bộ LĐ-TB&XH đề xuất với Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương quan tâm, ưu tiên phát triển giáo dục nghề nghiệp và coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, góp phần thực hiện đột phá chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhằm tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.
Bên cạnh đó, chỉ đạo các Bộ, ngành địa phương đẩy mạnh việc thực hiện hướng nghiệp phân luồng; chỉ đạo Bộ GD-ĐT chia sẻ cơ sở dữ liệu tuyển sinh, tốt nghiệp THCS, THPT, CĐ, ĐH hàng năm để các cơ sở giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp khai thác, góp phần nâng cao hiệu quả nguồn lực xã hội,...
Hải Nguyên
Năm 2021, hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã có nhiều hoạt động nổi bật và đạt được những thành tựu quan trọng.
" alt=""/>Giáo dục nghề nghiệp tăng tốc ở năm 2022, tạo đột phá bằng chuyển đổi số“So với các tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An hay Bà Rịa – Vũng Tàu, giá đất tại TP.HCM hiện quá cao. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và dịch vụ, giảm thu hút đầu tư. Cứ đà này, giá đất của thành phố sẽ đắt ngang Hồng Kông (Trung Quốc)”, TS. Phùng Quốc Hiển nói về giá đất tại TP.HCM.
Bên cạnh đó, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) cho người mua nhà tại nhiều dự án ở TP.HCM cũng đang bị ách tắc.
Theo TS. Phùng Quốc Hiển, số liệu sơ bộ cho thấy, hơn 58.000 người mua nhà tại TP.HCM chưa được cấp sổ hồng. Vì lý do này, Nhà nước chưa thu được khoảng 80.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất từ các chủ đầu tư. Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do khâu xác định giá đất bị chậm trễ.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện cơ quan quản lý Nhà nước đã đánh giá về những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024. Đồng thời, kiến nghị các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn TP.HCM thời gian tới.
Dinh thự Bảo Đại có diện tích 1.000m2, tọa lạc trong khuôn viên rộng hơn 3.700m2 trên đỉnh đồi Vung. Dinh nằm ở độ cao gần 40m so với mặt nước biển, bao quanh là hệ thống cây cổ thụ xanh mát và hướng tầm nhìn ra biển Đồ Sơn.
Dinh thự được xây theo hình bát giác, mang kiến trúc Pháp đặc trưng với 2 tầng nổi và 1 tầng hầm. Phần móng được kè đá ong. Cửa chính của dinh thự Bảo Đại hướng về phía Tây và có 3 cửa để đi vào sảnh tiếp khách.
Bước vào sảnh chính dinh thự, du khách sẽ thấy ngai vàng được phục dựng của vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương ở chính giữa. Tương tự như ở Huế hay Đà Lạt, tới đây, du khách cũng có thể thuê trang phục của vua và hoàng hậu để chụp ảnh.
Bên cạnh phòng khách là 2 phòng ngủ của vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương. Nội thất chủ yếu bọc gấm, gam màu vàng chủ đạo. Bên trái phòng ngủ còn có một phòng nhỏ là nơi vua Bảo Đại hóng gió, ngắm trăng và làm việc.
Bên trái sảnh tiếp khách là hai phòng ăn có nội thất mang phong cách hoàng gia. Diện tích, không gian và đồ vật trong phòng ăn đã được phục chế, có bố trí thêm quầy bar để tiện phục vụ du khách tham quan nghỉ dưỡng.
![]() | ![]() |
Theo lối cầu thang đá đi lên trên là 5 phòng ngủ của công chúa Phương Dung, công chúa Phương Mai, công chúa Phương Liên, hoàng tử Bảo Long và hoàng tử Bảo Thăng. Ngoài ra còn có 1 phòng ngủ của quan ngự tiệc Nguyễn Đệ.
Mỗi căn phòng đều có cửa sổ lớn để nhìn ra khung cảnh đẹp mắt xung quanh. Nội thất chủ yếu làm từ gỗ, mang lại cảm giác ấm áp.
Hiện biệt thự có dịch vụ cho thuê phòng nghỉ dưỡng với giá từ 800.000 - 2.500.000 đồng/ngày đêm tùy thời điểm. Trong đó, mùa hè là thời điểm đông khách nhất.
Tới tham quan biệt thự Bảo Đại, du khách còn được nghe hướng dẫn viên kể nhiều điều thú vị với những mốc quan trọng trong cuộc đời của vị vua cuối cùng triều Nguyễn và thưởng thức những món ăn ẩm thực của cung đình Huế.
Theo tài liệu ghi lại, dinh thự vốn được Toàn quyền Đông Dương Pasquier xây dựng năm 1928 để làm nơi nghỉ dưỡng, sau đó tặng lại cho vua Bảo Đại. Vua Bảo Đại đã sử dụng biệt thự này trong mỗi dịp ra Bắc.
Từ năm 1999, nơi đây bắt đầu đón khách tham quan cùng các dịch vụ du lịch. Ngày 29/9/2020, UBND TP Hải Phòng công nhận biệt thự Bảo Đại là điểm du lịch.