
- Nói về việc trường ĐH đầu tiên tham gia kiểm định chất lượng cấp khu vực, TS. Phạm Xuân Thanh, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) hy vọng việc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) tham gia kiểm định của AUN sẽ gây ảnh hưởng tới các trường đại học Việt Nam khác."Nếu chúng ta chấp nhận để cho họ chỉ ra những khiếm khuyết của mình, sau đó mình khắc phục, hoàn thiện, chắc chắn các trường sẽ mạnh hơn và có chất lượng hơn, từng bước đạt chuẩn khu vực và quốc tế" - ông Thanh nêu quan điểm.
Bên lề Hội nghị thường niên cán bộ chủ chốt mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á về đảm bảo chất lượng, diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 30, 31/3, TS. Phạm Xuân Thanh cho biết: Hiện nay có 23 chương trình đại học của Việt Nam được Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) đánh giá và công nhận đạt yêu cầu của AUN. Ngoài ra một số chương trình kinh tế, kỹ thuật và công nghệ của các trường khác cũng đã được các tổ chức quốc tế công nhận.
 |
TS. Phạm Xuân Thanh |
- Chúng tôi nghĩ thế này: Hầu như tất cả các trường ĐH dù yếu hay mạnh cũng có một chương trình tương đối mạnh, họ có thể đăng ký đánh giá bởi bộ tiêu chuẩn của AUN hay của quốc tế. Việc có một hoặc một vài chương trình đạt chuẩn khu vực sẽ khuyến khích cho các khoa, trường, các chương trình đấy học tập và noi theo.
Chỉ tính riêng với AUN, ông có cho rằng Việt Nam “đi” hơi chậm khi từ năm 2006 đến nay mới có 23 chương trình được đánh giá?
- Nếu so với các nước khác, con số 23 chương trình của Việt Nam không phải là ít. Chúng ta là một trong những nước tích cực với việc này. Có những nước mới chỉ có 1, 2 chương trình được đánh giá.
Vậy ông nhận xét như thế nào về việc ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) là trường đầu tiên của Việt Nam đăng ký kiểm định chất lượng cấp đơn vị vào năm nay?
- Khi triển khai đánh giá, các tổ chức bao giờ cũng cân nhắc làm gì trước - đánh giá các trường hay chương trình trước? Mỗi nơi có một cách tiếp cận, mỗi cái có một ưu thế riêng.
AUN đã lựa chọn triển khai đánh giá chương trình trước, vì chiến lược của họ là tập trung cải tiến các chương trình bên trong chất lượng đào tạo.
Đó là lý do mà từ năm 2006 đến nay chúng ta có 23 chương trình nhưng chưa có trường nào được AUN đánh giá.
Năm nay, ngoài việc tiếp tục đánh giá chương trình, AUN bắt đầu triển khai đánh giá nhà trường.
Tôi hy vọng việc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên tham gia kiểm định của AUN sẽ gây ảnh hưởng tới các trường đại học Việt Nam khác, sẽ có nhiều trường hơn trở thành thành viên của các tổ chức đảm bảo chất lượng khu vực và quốc tế.
Nếu chúng ta chấp nhận để cho họ chỉ ra những khiếm khuyết của mình, sau đó mình khắc phục, hoàn thiện, chắc chắn các trường sẽ mạnh hơn và có chất lượng hơn, từng bước đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Còn nếu vẫn làm như trước đây, tự khen mình mà không biết bên ngoài đánh giá mình như thế nào thì không thể nào tốt được.
Đánh giá 90% chương trình đại học
Khó khăn và yếu kém của các trường đại học Việt Nam là gì khi tham gia đánh giá theo bộ tiêu chuẩn khu vực và thế giới, thưa ông?
- Việt Nam đào tạo đại học đã được một trăm năm, nhưng có điểm yếu là chúng ta không có các báo cáo, minh chứng về những việc đã làm. Các báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm không lưu trữ đầy đủ.
Các trường trên thế giới có thể không có những báo cáo như của chúng ta, thế nhưng văn hóa tự đánh giá đòi hỏi nhà trường phải định kỳ triển khai tự đánh giá. Và muốn thấy sự phát triển của trường nào, chỉ cần xem hệ thống báo cáo tự đánh giá của nhà trường.
Trong hơn 10 năm qua, với việc các trường đại học Việt Nam triển khai và tham gia đánh giá trong và ngoài nước, đã dần hình thành văn hóa minh chứng, đòi hỏi nhà trường lưu trữ lại tất cả hoạt động của mình. Và nếu như chúng ta làm được việc này, thì bản thân nhà trường cũng nhìn thấy được lộ trình triển khai, có động cơ để điều chỉnh hoạt động và các chương trình đào tạo để mạnh hơn.
Ông có thể nói rõ hơn về ảnh hưởng của kiểm định đến việc nâng cao chất lượng dạy và học?
- Có 2 loại đánh giá chính mà thế giới quan tâm, áp dụng, là đánh giá nhà trường và chương trình.
Hoạt động của một nhà trường rất rộng, nên khi đánh giá chỉ tập trung vào cách thức tổ chức, điều hành và hệ thống đảm bảo chất lượng.
Nhưng khi đánh giá chương trình cụ thể, thì rõ ràng là tập trung vào vấn đề dạy và học, xoay quanh sinh viên, giảng viên, điều kiện cơ sở vật chất, học liệu, mức độ áp dụng kiến thức vào thực tiễn… Từ đó, các chuyên gia có ý kiến để nhà trường điều chỉnh.
Cách AUN lựa chọn triển khai đánh giá chương trình trước là hợp lý.
Nhưng tôi chắc rằng bạn sẽ có câu hỏi “Tại sao ở trong nước thời gian vừa rồi chúng ta tập trung đánh giá nhà trường mà không tập trung đánh giá chương trình”, phải không?
Đúng vậy. Xin ông trả lời câu hỏi đó!
- Thực ra chúng ta mới bắt đầu làm công việc này từ năm 2002. Khi đó, nhân lực thiếu, chưa có nhiều kinh nghiệm, hơn 200 trường đại học có gần 3.000 chương trình. Vì những lý do này, và với mục đích yêu cầu các trường nhanh chóng đi vào guồng để xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng, chúng tôi đã lựa chọn trước việc xây dựng bộ tiêu chuẩn của nhà trường và yêu cầu các trường tự đánh giá.
Với cách này, chúng tôi tác động tới cả hệ thống hơn 400 trường ĐH và CĐ. Tuy nhiên, dù cách tiếp cận này hiệu quả nhưng chưa đạt chất lượng như chúng tôi mong muốn.
Trong vài năm qua, chúng tôi đã ban hành 3 bộ tiêu chuẩn kiểm định chương trình. Hiện nay, chúng tôi đang trình ban hành bộ tiêu chuẩn dùng chung cho tất cả các chương trình giáo dục đại học. Và theo như thế hoạch đưa ra từ 2010, thì mục tiêu giai đoạn 2015 – 2020 sẽ có 90% số chương trình giáo dục đại học trong cả nước được đánh giá theo chuẩn này. Đây là mục tiêu rất lớn, nhưng rất cần thiết, nếu chúng ta muốn thay đổi chất lượng dạy và học trong nhà trường hiện nay.
Xếp hạng không phải để đề cao hay làm mất uy tín
Là người làm công tác kiểm định, ông hy vọng Việt Nam sẽ có trường xếp hạng cao trong khu vực không?
- Mục đích của chúng tôi là khuyến khích các trường đảm bảo chất lượng. Chúng tôi hy vọng và tin tưởng rằng chúng ta sẽ nhanh chóng có được nhiều chương trình đạt được chuẩn quốc gia, của khu vực và sau đấy nữa là chuẩn quốc tế.
Chúng tôi chú trọng tới vấn đề cải tiến chất lượng chứ không phải xếp hạng.
Còn với sự quan tâm của bạn tới xếp hạng, tôi có quan điểm thế này: Thực ra xếp hạng là sự ghi nhận thành tích mà các đơn vị đạt được. Nhưng họ chỉ ghi nhận thành tích tại thời điểm đấy thôi, và không để ý quá trình trước đấy nhà trường phải đầu tư bao nhiêu công sức, thời gian để đạt mức chất lượng cao đấy. Chúng tôi quan tâm giai đoạn đầu, tức là giúp họ đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Khi họ vươn lên được rồi, chắc chắn họ sẽ được ghi nhận một cách dễ dàng.
Sau khi bản dự thảo dự thảo lần 1 Nghị định về phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học được đưa ra để lấy ý kiến đầu tháng 10/2014, thì đến thời điểm này, công việc đã thực hiện đến giai đoạn nào, thưa ông?
- Bộ GD-ĐT đã có văn bản trình thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, Nghị định chưa ban hành. Nhưng điều đáng nói là ở đây, mục tiêu của việc phân tầng, xếp hạng là thúc đẩy quá trình cải tiến chất lượng, thúc đẩy các trường từng bước phấn đấu vươn lên, chứ không phải phân loại trường này tốt, trường kia xấu để đề cao hay làm mất uy tín của một số trường.
Xin cảm ơn ông.
Ngân Anhthực hiện
" alt=""/>'Tôi hy vọng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên sẽ gây ảnh hưởng...'
Sau thành công của Bỗng dưng muốn khóc, Lương Mạnh Hải trở thành ngôi sao được săn đón. Tuy nhiên, không ồn ào bằng liên tiếp các dự án phim hay xuất hiện ồ ạt trên truyền thông, Lương Mạnh Hải có cách chọn lựa riêng khi hoạt động nghệ thuật một cách bình lặng.Từ một phóng viên trở thành diễn viên, rồi MC truyền hình, giờ đây người ta còn phải gọi anh với một danh xưng mới: đạo diễn Lương Mạnh Hải.
Tôi cũng bất ngờ khi mình thành đạo diễn
- Khi nghe anh chuyển hướng sang làm đạo diễn, bản thân tôi cảm thấy khá bất ngờ. Anh có muốn chia sẻ gì thêm về điều đặc biệt này?
Bản thân tôi còn cảm thấy bất ngờ về việc này huống chi là mọi người (cười).
Khi viết kich bản Hoa hậu giang hồ, tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm đạo diễn. Tôi cứ viết, nhiều lúc viết vì cảm thấy hứng thú và muốn kể nó theo cách của mình. Để làm một bộ phim không phải điều đơn giản vì một kịch bản làm ra đưa cho 10 đạo diễn thì sẽ ra 10 bộ phim khác nhau. Khi xong bản nháp đầu tiên, bản thân tôi thực sự muốn làm để kể câu chuyện của riêng mình. Hơn nữa, tôi muốn có 1 bộ phim riêng mình theo đúng nghĩa đen của nó.
 |
Lương Mạnh Hải trở lại với vai trò đạo diễn phim. |
- Anh mất bao lâu để hoàn thành kịch bản cho dự án lần này?
Tôi mất khoảng 15 tháng để hoàn tất kịch bản. Việc làm nên kịch bản này cũng rất tình cờ và nhiều cái duyên.
Tôi rất thân với chị Đặng Thiếu Ngân, nữ biên kịch phim "Sống chung với mẹ chồng". Tôi nói với chị Ngân về ý tưởng và câu chuyện tôi muốn để đặt hàng chị Ngân viết. Nhưng chị Ngân quá bận chưa thể phát triển đề cương ngay được. Trong khi mọi ý tưởng trong đầu của tôi đầy ắp đến mức phải bung ra. Thế là tôi bắt tay vào viết. Mọi thứ đến tự nhiên và không có tính toán trước. Bản thân tôi cũng đã có kinh nghiệm làm phóng viên 10 năm và có nhiều chất liệu thực tế, cộng thêm những lần nghe hơi đồn thổi nên tôi rất tự tin "nhào nặn" câu chuyện của mình.
- Anh có chia sẻ Minh Hằng là người hỗ trợ và hợp tác với mình trong dự án này, tại sao anh lại nghĩ đến cô ấy?
Tôi và Minh Hằng rất thân với nhau nên có dự án gì mới tôi cũng đều kể cho cô ấy. Minh Hằng chỉ mất 2 tiếng đọc kịch bản Hoa hậu giang hồ và rất thích thú nên cô ấy muốn đầu tư một phần nhỏ cho dự án này. Đây là phim đầu tay nên bất cứ ai đầu tư cho tôi dù ít hay nhiều đều mạo hiểm như nhau. Tôi thực sự trân trọng những người đã tin tưởng và giúp đỡ mình trong dự án.
Không chỉ có vậy, Hằng còn sẵn lòng dành thời gian giúp tôi huấn luyện diễn xuất cho Minh Tú. Điều đó làm tôi vô cùng xúc động vì cô ấy chưa bao giờ từ chối khi tôi cần sự hỗ trợ.
- Ngoài Minh Hằng thì đạo diễn Vũ Ngọc Đãng giúp đỡ anh những gì?
Nói về sự giúp đỡ của anh Đãng thì nhiều không đếm xuể. Kịch bản này cho tới khi chỉnh sửa đến bản cuối cùng thì đã là bản thứ 22. Kịch bản cuối thì không sao nhưng để đọc những trang đầu tiên thì thật sự dở kinh khủng. Tuy nhiên, kể từ bản đầu tiên, anh Đãng đã đọc và chỉnh sửa, chỉ tôi cách phát triển ý tưởng.
 |
Lương Mạnh Hải tin tưởng giao vai diễn chính bộ phim đầu tay cho người mẫu Minh Tú. |
- Minh Tú là một người mẫu nổi tiếng nhưng cũng được nhận xét là khá gai góc, thẳng thắn. Làm việc với cô ấy trong dự án lần này, anh cảm thấy thế nào?
Bản thân tôi nhận thấy Minh Tú là một người chân thành, thật thà và bình dân. Khi nhìn vào các bức hình hay trên sàn catwalk, nhiều người sẽ nghĩ Minh Tú là một cô gái ăn chơi, sành điệu, kiêu kỳ và cả dữ tợn nữa. Tuy nhiên khi tiếp xúc, Minh Tú khiến tôi bất ngờ rất nhiều thứ. Ví dụ tôi nghĩ 1 cô “kool ngầu” như Tú chắc phải nhiều hình xăm lắm (cười). Vì hầu hết các người mẫu tới thử vai Hoa hậu giang hồ đều có ít nhất một hình xăm trên người còn Minh Tú hoàn toàn không có.
Ngay cả việc Tú chủ động gửi tin nhắn xin casting hay viết email trao đổi công việc, những lời lẽ của cô ấy khiến tôi cảm thấy rất có thiện cảm.
- Mức cát-xê anh phải trả cho Minh Tú trong phim này thế nào?
Cát-xê cho Minh Tú trong phim này sẽ là thấp so với những gì cô ấy phải bỏ ra, trong đó có cả máu và nước mắt. Vì phim này Tú bị bầm dập và khóc rất nhiều. (cười) Tuy nhiên, tôi nghĩ đó là điều bình thường vì Minh Tú có thể là ngôi sao trong lĩnh vực thời trang nhưng mới chỉ là số 0 trong điện ảnh. Cô ấy cũng hiểu được điều đó nên không quá đặt nặng vấn đề thù lao.
Ai cũng cần tiền nhưng quan trọng là phải có cảm xúc với công việc mình đang làm
- Là một phóng viên, diễn viên lẫn MC, rồi giờ đây là đạo diễn. Anh có sợ mọi người nói mình tham lam?
Bản thân tôi không sợ ai nghĩ gì vì quan trọng là công việc đó có khiến bản thân mình thích và có cảm xúc hay không. Đi làm ai cũng cần tiền nhưng quan trọng hơn là phải có cảm xúc thật sự với công việc mình đang làm.
- Nghĩa là hiện tại anh không còn cảm xúc với những nghề trước đây nên mới chuyển hướng?
Tất cả công việc tôi từng làm đều bổ trợ cho hiện tại. Người ta thường nói báo chí và diễn viên là 2 công việc không liên quan, nhưng thực ra diễn viên là một nghề cần sự trải nghiệm các công việc và cảm xúc khác nhau.
Nếu quay ngược lại hỏi tôi chọn làm diễn viên trước công việc phóng viên, tôi sẽ từ chối. Bởi những thứ mình trải qua từ phóng viên mới giúp tôi có thể trở thành một người diễn viên. Hay như công việc đạo diễn bây giờ chẳng hạn, tất cả đều nhờ một sự bổ trợ rất lớn nhờ công việc diễn viên trước đây.
 |
"Quan điểm của tôi vẫn luôn là làm những điều bản thân mình muốn chứ không phải người khác muốn". |
- Khoảng thời gian qua anh dường như vắng bóng trong tất cả các sự kiện giải trí hay cả trên mặt báo. Ngoài việc chăm chút cho bộ phim đầu tay, anh còn làm những công việc gì khác?
Công việc thường ngày của tôi vẫn là làm MC cho chương trình Vui sống mỗi ngày trên VTV3. Thời gian còn lại tôi toàn tâm toàn lực 15 tháng viết kịch bản. Sau đó là khoảng thời gian chuẩn bị tiền kỳ, casting, đi quay, rồi hậu kỳ. Thực sự là tới nay, tôi vẫn chưa được nghỉ 1 ngày nào. Bản thân tôi cũng đã sụt tới 7kg kể từ khi bắt đầu dự án này.
- Nghệ sĩ hiện nay dùng mạng xã hội rất nhiều để chia sẻ cuộc sống tới khán giả, tuy nhiên Lương Mạnh Hải thì có vẻ ngược lại?
Tôi cũng dùng mạng xã hội rất nhiều nhưng khác với nhiều nghệ sĩ khác là tôi chỉ muốn chia sẻ với bạn bè, người thân và kết nối với phần còn lại của thế giới, chứ không phải để lập fanclub.
Tôi không bị áp lực về số lượng người theo dõi hay số like hoặc tương tác. Càng không có chuyện tôi livestream để kể về cuộc sống của tôi. Với tôi mạng xã hội không phải là nơi mình chia sẻ thực sự về cuộc sống 24 giờ 7 ngày. Những gì mọi người thấy trên mạng xã hội sẽ chỉ là 10% sở thích hay quan điểm của tôi mà thôi.
- Nếu dự án đầu tay của mình thành công, anh sẽ vẫn tiếp tục làm đạo diễn hay sẽ lại chuyển hướng sang một nghề nào khác?
Tôi từng có tham vọng sẽ làm 50 tập truyền hình cho Hoa hậu giang hồ nếu phiên bản điện ảnh thành công. Tuy nhiên, khi bắt đầu quay các cảnh thi hoa hậu, tôi tự hứa không làm một bộ phim nào nhiều phụ nữ như vậy nữa vì quá mệt (cười).
Tôi cũng đang ấp ủ một dự án khác sau Hoa hậu Giang Hồ. Còn việc chuyển hướng sang nghề khác thì có lẽ sẽ là kinh doanh. Tôi có dự định sẽ mở một nhà hàng vì rất thích nấu ăn. Cái này nói lâu lắm rồi mà chưa làm được (cười).
Đến thời điểm này không còn tin đồn nào khiến tôi phải lung lay, hoảng sợ
- Năm 2019 này cũng là dịp kỷ niệm 11 năm của bộ phim 'Bỗng dưng muốn khóc'. Tình bạn giữa anh với diễn viên Tăng Thanh Hà có còn khăng khít như 11 năm trước?
Chính xác là tôi với Tăng Thanh Hà đã quen nhau 12 năm. Thật sự Hà bây giờ rất bận vì phải lo cho công việc, gia đình. Phụ nữ có gia đình chắc chắn sẽ rất bận rộn, không thể có nhiều thời gian cho bạn bè như trước. Đó là điều mà mọi phụ nữ có gia đình đều như vậy.
Vì thế tôi và Hà chat với nhau trên mạng xã hội còn nhiều hơn là cà phê cà pháo. Mỗi khi Hà cần thì tôi cũng đều có mặt.
 |
Lương Mạnh Hải và Tăng Thanh Hà vẫn giữ tình bạn thân thiết suốt nhiều năm. |
- Lương Mạnh Hải thoải mái chia sẻ về công việc nhưng về chuyện tình cảm hiện vẫn đang là một ẩn số?
Đối với tôi, công việc của là chuyện của công chúng còn tình cảm là chuyện riêng tư nên tôi không bao giờ muốn chia sẻ. Kể từ khi còn làm phóng viên, tôi ngộ ra chân lý cái gì riêng thì sẽ mãi là của riêng.
Rất khó để biết được công chúng quan tâm vì yêu thương mình hay vì hiếu kỳ. Vậy nên quan điểm của tôi là cái gì riêng thì sẽ phải giấu.
- Anh không sợ việc càng kín tiếng thì khán giả sẽ càng tò mò, thậm chí sẽ có những tin đồn không đúng, đặc biệt là những tin đồn về giới tính?
Nghệ sĩ thì cần phải có tin đồn, cần phải gợi sự tò mò cho khán giả, mình cũng nên cần có những bí mật để người ta còn thắc mắc và đặt câu hỏi chứ.
Đến thời điểm này thì không còn tin đồn nào khiến tôi phải lung lay, hoảng sợ. Bây giờ là lúc bản mình phải sống cho mình, sống cho cảm xúc thật và làm những điều bản thân mình muốn chứ không phải người khác muốn.
 |
Lương Mạnh Hải không còn lo sợ về những tin đồn với đạo diễn Vũ Ngọc Đãng. |
- Vậy còn tin đồn anh và đạo diễn Vũ Ngọc Đãng có tình cảm đặc biệt, đến thời điểm hiện tại, anh có còn muốn nói gì về điều này?
Tôi không biết phải nói gì vì bây giờ cả hai vẫn làm chung công ty, vẫn là những người bạn chí cốt của nhau. Vũ Ngọc Đãng vẫn luôn là một người thầy lớn, người bạn của tôi trong cuộc sống. Chắc nhiều người đang kỳ vọng khi nào Vũ Ngọc Đãng và Lương Mạnh Hải 'cạch mặt' nhau thì mới hết đồn hay sao (cười).
Với tôi, khi nào bạn làm điều gì sai thì mới phải thanh minh, còn tình cảm của chúng tôi thì hoàn toàn bình thường và thoải mái.
Tùng Nguyễn

Minh Tú mặt mộc, đi hai hàng trong phim đầu tay của Lương Mạnh Hải
- "Hoa Hậu Giang Hồ" là tác phẩm điện ảnh đầu tiên mà Lương Mạnh Hải đảm nhận ba vai trò đạo diễn, biên kịch và nhà sản xuất. Đây cũng là bộ phim đầu tiên kể về đề tài hậu trường cuộc thi sắc đẹp tại Việt Nam.
" alt=""/>Lương Mạnh Hải: 'Tôi chẳng còn sợ những tin đồn, kể cả tin có tình cảm với Vũ Ngọc Đãng'