- Trao đổi với VietNamNet chiều 22/2, bà Trịnh Thị Dung - Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết lý do tại sao bà Tạ Thị Bích Ngọc từng bị kỷ luật ở một trường khác vẫn tiếp tục được bổ nhiệm làm hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên. Bà Dung cũng cho biết thêm sau khi bà Ngọc khỏi ốm sẽ bố trí công tác phù hợp.Sau sự việc tai nạn học sinh gãy chân, một câu chuyện khác liên quan đến bà Tạ Thị Bích Ngọc khiến nhiều người thắc mắc. Trước đây, khi làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Khả Trạc cũng cùng quận Cầu Giấy, bà Ngọc từng bị phanh phui vì việc lập “quỹ đen” tại trường bằng việc bớt khẩu phần ăn hàng ngày của hơn 400 học sinh bán trú.
Không ít người cũng bày tỏ lo ngại với quy trình này, biết đâu chỉ trong nay mai thôi, lại gặp lại bà Tạ Thị Bích Ngọc nhưng ở cương vị hiệu trưởng một ngôi trường mới.

|
Bà Trịnh Thị Dung tại buổi công bố quyết định kỷ luật hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên |
Trao đổi với VietNamNet chiều 22/2, bà Trịnh Thị Dung, Phó chủ tịch UBND quận Cầu Giấy cho biết quyết định bổ nhiệm bà Ngọc làm hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên được đưa ra khi mà bà Ngọc đã hết thời gian chịu kỷ luật ở Trường Tiểu học Nguyễn Khả Trạc.
“Thời điểm đó, thanh tra quận Cầu Giấy cũng đã có văn bản kết luận. Sự việc được phát hiện vào cuối năm 2006 và đến tháng 1/2007, Quận có quyết định kỷ luật mức độ Khiển trách, với thời hạn hiệu lực là 12 tháng, sau khi khắc phục hậu quả bằng việc bù tiền vào quỹ nhà trường. Cụ thể, trong khoảng thời gian 12 tháng này, bà Ngọc vẫn giữ chức vụ hiệu trưởng, song sẽ không được các khen thưởng, không được nằm trong đối tượng quy hoạch, không được bổ nhiệm lên các cấp cao hơn như giáo viên bình thường. Đến khi Trường Tiểu học Nam Trung Yên được thành lập vào tháng 5/2008 thì quận mới có quyết định điều động, bổ nhiệm bà Ngọc về làm hiệu trưởng. Tức là khi đó bà Ngọc đã hết thời gian chịu kỷ luật”, bà Dung lý giải.
Theo bà Dung, việc này do Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy tiền nhiệm là ông Bùi Trương Luân ký quyết định. Thời điểm đó, bà Dung đang là nhân viên của phòng Nội vụ quận Cầu Giấy.
Bà Dung cho rằng bà Ngọc được bổ nhiệm có thể nhờ các yếu tố: “Thứ nhất là đã khắc phục được hậu quả. Thứ hai là có sự tiến bộ, nhận thức được vấn đề, phấn đấu tốt. Thứ ba, Trường Tiểu học Nam Trung Yên khi mới thành lập vô cùng khó khăn, rất vắng học sinh - có thể là một hình thức thử thách mới".
Trước câu hỏi của VietNamNetrằng “bà Ngọc sẽ đi đâu, về đâu?” trong thời gian tới sau khi bị cách chức Hiệu trưởng Trường Nam Trung Yên, bà Dung nói: “Hiện nay bà Ngọc vẫn đang nằm viện do tình trạng sức khỏe không được tốt nên quận vẫn chưa gặp để đưa ra hướng giải quyết, nhưng chắc chắn sẽ không để bà Ngọc được tham gia công tác giảng dạy. Tuy nhiên, cụ thể làm công việc gì và về đâu thì Quận sẽ tính toán kỹ lưỡng, thấu đáo trước khi đưa ra quyết định về vị trí phù hợp”.
Bà Dung cũng cho biết, không chỉ mỗi bà Ngọc, trường hợp của bà Nguyễn Thị Hương, cựu Hiệu phó Trường Tiểu học Nam Trung Yên cũng sẽ được xử lý tương tự.
" alt=""/>Bà cựu hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc làm gì sau khi bị cách chức?
Theo lộ trình của Sở GD-ĐT TP.HCM, năm nay chỉ 70% học sinh sau THCS có suất vào lớp 10 công lập, 30% số còn sẽ vào học các khối trường khác. Chỉ còn 2 tuần nữa 96.000 học sinh lớp 9 ở TP.HCM sẽ thi vào lớp 10 công lập. Với chỉ tiêu các trường THPT công lập đã công bố, hơn 29.000 học sinh phải lựa chọn chỗ học khác.
Còn ở Hà Nội, hơn 90.000 học sinh lớp 9 cũng thi vào lớp 10 cùng ngày thi với học sinh TP.HCM. Năm nay chỉ tiêu vào lớp 10 các trường công lập ở Hà Nội hơn 66.000 như vậy hơn 20.000 học sinh lóp 9 sẽ phải học ngoài công lập.
Tốt nghiệp THCS có nhiều sự lựa chọn
Những năm gần đây, công tác phân luồng sau THCS đã được đẩy mạnh. Không chỉ học THPT là con đường duy nhất. Sau THCS học sinh còn rất nhiều những hướng đi khác nếu hiểu đúng năng lực, khả năng của mình để chọn lựa hướng đi phù hợp là điều rất quan trọng.
Những năm gần đây bên cạnh các trường THPT tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên, một hướng đi vừa học ngành nghề, vừa học văn hóa giúp bạn trẻ rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí cho gia đình đang được nhiều học sinh lựa chọn.
Hiện nay chương trình 9+ tại các trường TC-CĐ nghề thu hút sự quan tâm học sinh và phụ huynh bởi những cơ hội lớn sau khi tốt nghiệp. Trên thế giới chương trình cao đẳng 9+ được nhiều nước tiên tiến như Đức, Nhật Bản… áp dụng và được học sinh, phụ huynh đặc biệt là doanh nghiệp đánh giá rất cao.
 |
Sinh viên Trường CĐ Bách khoa Sài Gòn |
Chương trình 9+ là hình thức học văn hoá rút gọn 7 môn song song với học nghề nghiệp. Học sinh tốt nghiệp THCS theo học chương trình 9+ có thể rút ngắn thời gian đào tạo bằng việc học song song học văn hóa và chuyên ngành.
Nếu theo tiến trình bình thuờng 18 tuổi các em mới tốt nghiệp THPT, 22 tuổi tốt nghiệp ĐH thì ngay từ khi học xong lớp 9 theo chương trình 9+, 1 - 2 năm sau các em sẽ được cấp bằng trung cấp theo luật quy định sẽ cùng lúc có thể học cả văn hóa học cả học nghề.
Sau đó nếu học thêm 1 -2 năm nữa sẽ có bằng CĐ khi các em thi đủ và đảm bảo được khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Bộ GD-ĐT. Thậm chí có thể học liên thông lên đại học khoảng 1,5 năm. Như vậy ở tuổi 18-19 học sinh có thể hoàn thành chương trình học, có bằng TC-CĐ thậm chí ĐH để gia nhập thị trường lao động sớm hơn.
Chương trình 9+ được gì?
Hiện nay chương trình 9+ đang được triển khai tại các trường nghề.
Điểm cộng của chương trình này là người học vừa hoàn thành chương trình THPT vừa lấy được bằng TC-CĐ-ĐH trong thời gian ngắn và sớm gia nhập thị trường lao động.
Với lợi ích thiết thực của chương trình 9+, nhà nước hết sức quan tâm và hỗ trợ bằng nhiều chính sách, như miễn giảm học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP..
Ngoài ra, chương trình 9+ là giải pháp giúp giải quyết khó khăn trong khâu phân luồng giáo dục, giảm tải tình trạng thừa thầy thiếu thợ, thất nghiệp sau khi tốt nghiệp vì thiếu kỹ năng, không đáp ứng được công việc thực tế… hoặc học không đúng năng lực, sở thích của bản thân.
Theo học theo chương trình 9+, phụ huynh hoàn toàn có thể tự tin rằng các con đáp ứng được nhu cầu thị trường, có được công việc yêu thích, tự tin lập thân lập nghiệp.
 |
Sinh viên thực hành nghề |
Tại Trường CĐ Bách Khoa Sài Gòn và các trường nghề khác nhà trường đào tạo song song văn hóa và chuyên môn để sau 3 năm học sinh có bằng cao đẳng chính quy đồng thời hoàn thành chương trình THPT.
Như vậy học sinh được học thẳng ngành nghề mình yêu thích, mở ra cơ hội tiếp xúc sớm với nghề nghiệp và tích lũy kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế.
Hiện tại nhà trường phân bổ thời học tập thiên về thực hành với thời lượng 70%. Sau khi học lý thuyết và kiến thức tại trường sinh viên được thực tập thực tế tại doanh nghiệp, dễ dàng đáp ứng nhu cầu của các đơn vị tuyển dụng hiện nay.
Tốt nghiệp cao đẳng chính quy sinh viên có thể ra trường đi làm và ổn định cuộc sống khi 18 tuổi. Nếu sinh viên nào có nhu cầu liên thông đại học thì có thể học vào cuối tuần, buổi tối, kết hợp song song giữa đi làm.
Hiện nay thời gian học chương trình cao đẳng 9+ tại trường là 3 năm, tương đương với thời gian học THPT. Trong quá trình học sinh viên được thực tập tại doanh nghiệp qua học kỳ doanh nghiệp sinh viên được giới thiệu việc làm. Sinh viên được các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng vì lợi thế thành thạo công việc và doanh nghiệp không phải mất thời gian, chi phí đào tạo lại. Ngoài ra, trường cũng cam kết giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
TS Hoàng Văn Phúc (Hiệu trưởng Trường CĐ Bách khoa Sài Gòn)
" alt=""/>Trượt lớp 10 công lập nên học ở đâu?