Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân uốn ván (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Ông K. cùng những người dân tham gia xây đắp tường phòng lũ. Trong quá trình xây đắp, ông gặp tai nạn nhỏ ở mu bàn chân phải do bị viên gạch rơi vào chân.
Bệnh nhân tự xử lý, băng bó vết thương và không tiêm phòng uốn ván. 6 ngày sau, ông K. xuất hiện tình trạng khó há miệng tăng dần, khó nuốt, bụng cứng.
Đến ngày 16/9, ông K vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên khám và điều trị bệnh với chẩn đoán mắc uốn ván. Do tình trạng bệnh không thuyên giảm, đến ngày 23/9, ông K. được chuyển tuyến điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Bệnh nhân có chẩn đoán mắc bệnh uốn ván trong tình trạng tăng trương lực cơ không kiểm soát, miệng cứng, chỉ há được 1,5cm.
Vết thương ở mu bàn chân phải của ông K. có kích thước nhỏ 0,5cm, miệng khô, đóng vảy, không bị sưng hay viêm mủ.
Bác sĩ Trương Tư Thế Bảo, khoa Cấp cứu cho biết: "Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván gây ra.
Nguyên nhân mắc uốn ván thường do bị trầy xát và vết thương tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn uốn ván trong đất, cát bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ…
Khi vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương, vết xây xước phát triển thành ổ nhiễm trùng gây bệnh uốn ván…
Bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh thường từ 3 đến 21 ngày. Cũng có thể từ một ngày cho tới vài tháng, phụ thuộc vào đặc điểm, độ lớn và vị trí của vết thương.
"Hầu hết các trường hợp bệnh xuất hiện trong vòng 14 ngày. Nói chung, các vết thương bị nhiễm bẩn nặng thì thời gian ủ bệnh ngắn hơn và bệnh cũng nặng hơn, tiên lượng xấu hơn", bác sĩ Bảo cho biết.
" alt=""/>Vết thương nhỏ như hạt gạo khi chống lũ khiến người đàn ông phải cấp cứuChỉ 5 phút sau khi được kỹ thuật viên chích chất làm đầy vào mũi, bệnh nhân bắt đầu bị sưng phù mặt, sụp mí mắt, da vùng mũi và trán có vết bầm ngày càng lan rộng. Nghĩ là phản ứng bình thường của cơ thể, chị D. về nhà nghỉ ngơi. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của chị ngày càng xấu, thị lực mắt trái giảm dần, chỉ nhìn thấy lờ mờ.
Người bệnh đến Bệnh viện Trưng Vương thăm khám trong tình trạng mặt sưng phù. BS-CKII Lê Hồng Hà, khoa Mắt cho biết: Qua thăm khám ghi nhận vùng da mi, mắt, mũi có dấu hiệu hoại tử; thị lực mắt trái lờ mờ nhìn không rõ chi tiết. Mắt trái sụp mi hoàn toàn, vận động nhãn cầu bị hạn chế, xuất huyết kết mạc, phù giác mạc.
Bệnh nhân bị biến chứng tắc mạch do chất làm đầy gây ra. Nữ bệnh nhân còn may mắn vì còn tỉnh táo, không bị yếu liệt tứ chi. Chị đang được điều trị nội khoa tích cực, tuy nhiên tiên lượng khả năng hồi phục rất khó. “Nếu không đáp ứng với điều trị, mắt trái sẽ hoại tử, mù lòa, buộc phải múc bỏ nhãn cầu”, BS Hồng Hà cho hay.
Tắc mạch do tiêm chất làm đầy, tiêm silicon là tai nạn thường gặp ở người đi làm đẹp tại những cơ sở thẩm mỹ không phép, hoặc cơ sở thẩm mỹ yếu kém chuyên môn, thiếu phương tiện hỗ trợ kỹ thuật. Từ tai nạn trên, bác sĩ cảnh báo những người có nhu cầu làm đẹp nên cân nhắc khi tới các thẩm mỹ viện, Spa. Để tiêm filler, hoặc thực hiện các kỹ thuật làm đẹp khác nên lựa chọn bệnh viện, cơ sở thẩm mỹ có uy tín thương hiệu, có bác sĩ đảm bảo tay nghề đã được cấp phép để tránh rủi ro, tiền mất tật mang.
Vân Sơn
" alt=""/>Nâng mũi làm đẹp, nữ bệnh nhân nguy cơ múc bỏ mắt