Theo The Sun, ở Vương quốc Anh, ước tính khoảng 8.000 phụ nữ đi nâng ngực mỗi năm. Đây là loại hình phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến ở đất nước châu Âu này. Nhưng không nhiều người quan tâm tới các biến chứng sau nâng ngực.
Một số chuyên gia tin rằng các triệu chứng bất ổn - bao gồm sương mù não, lo lắng và đau khớp - có thể do phản ứng tự miễn với bộ phận được phẫu thuật.
Trước đây Ionela, sống ở Bristol (Anh) luôn tự ti về bộ ngực nhỏ của mình. Cô gặp Vlatko, nhân viên điều hành kho hàng, trong một lần uống cà phê vào tháng 7/2015. Họ nhanh chóng có cảm tình với nhau nhưng Ionela lo sợ bạn trai sẽ bỏ cô để theo một người phụ nữ có vòng một lớn hơn.
“Vlatko luôn khẳng định tôi xinh đẹp và anh ấy hạnh phúc khi ở bên tôi. Anh ấy chưa bao giờ làm bất cứ điều gì khiến tôi nghĩ anh sẽ ngoại tình. Nhưng bạn trai cũ của tôi không chung thủy khiến tôi mất niềm tin vào người khác”, Ionela bày tỏ.
Năm 2016, Ionela chi hơn 6.000 USD để phẫu thuật nâng ngực. Lúc đầu, cô rất thích thú với vẻ ngoài mới của mình. Ngoài cảm giác nặng nề khi chạy, cô không gặp tác dụng phụ nào đáng kể.
Nhưng sau khi con trai họ chào đời vào năm 2019, mọi thứ đã thay đổi. Ionela nhớ lại: “Tôi có cảm giác kiệt sức. Khi con tôi được vài tháng tuổi, tôi đi tắm hơi và sau 10 phút, tôi buồn nôn, ngất xỉu”.
Sau đó, cô còn bị đau đầu dữ dội, cử động khó khăn, nóng rát ở ngực. Có những đêm, cô nằm cuộn tròn, lặng lẽ khóc, cố không đánh thức chồng con. Tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn khi cô bị rụng tóc, mất trí nhớ, tim đập nhanh, mắt mờ. Cô cảm thấy như mình sắp chết.
“Vlatko đã rất thông cảm và ủng hộ tôi. Khi không làm việc, anh ấy chăm sóc con trai và làm hết sức có thể để xoa dịu sự mệt mỏi và tâm trạng chán nản của tôi. Anh ấy muốn tôi cảm thấy tốt hơn”, Ionela tâm sự.
Cuối năm 2021, Ionela bất ngờ nhận thấy ngực của mình bị chảy xệ rõ rệt. Xét nghiệm máu của cô ở bệnh viện không có gì bất ổn. Nhưng khi tìm hiểu trên mạng, cô được biết nếu tháo túi ngực, tình trạng sức khỏe sẽ được cải thiện.
Vì chi phí phẫu thuật ở Anh khá cao nên Ionela đã sang Lithuania vào tháng 6/2022. Ca mổ kéo dài 5 tiếng bao gồm bao gồm phẫu thuật thu nhỏ và treo ngực sa trễ hết 8.000 USD. “Khi tỉnh dậy, tôi cảm thấy dễ chịu hơn. Cơn đau ở khớp ở khớp biến mất và cơ thể tôi tràn đầy năng lượng. Tôi không còn bị sương mù não nữa và các triệu chứng cũng hết”, Ionela kể.
Nỗi lo sợ lớn nhất của cô lúc đó là con trai cô có thể bị ảnh hưởng. Cô nói: “Tôi lo lắng chất độc trong túi độn ngực của tôi có thể gây hại cho sức khỏe của con khi tôi cho con bú. Phần lớn các nghiên cứu cho rằng con tôi sẽ an toàn, nhưng vẫn có một số ghi nhận bất thường. Thật may mắn là cháu đã lớn lên khỏe mạnh và thông minh”.
“Đối với bất kỳ ai đang tính phẫu thuật thẩm mỹ, tôi muốn nói rằng bộ ngực to không giúp bạn khỏe mạnh, hạnh phúc hay thông minh hơn. Vụ nâng ngực đã lấy đi 14.000 USD của tôi nhưng dù sao tôi không phải trả giá bằng mạng sống của mình”, người mẹ 37 tuổi chia sẻ.
![]() |
ĐB Nguyễn Thị Hà (Giáo viên Trường THPT Lương Tài, huyện Lương Tài, đoàn Bắc Ninh) |
Dành cả bài phát biểu nói về lĩnh vực giáo dục, ĐB Nguyễn Thị Hà (Giáo viên Trường THPT Lương Tài, huyện Lương Tài, đoàn Bắc Ninh) cho rằng với người học, đặc biệt là học sinh phổ thông thì học tập trực tiếp vẫn là hình thức mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp thì hình thức học tập trực tuyến là lựa chọn phù hợp.
Theo bà Hà, bên cạnh những đột phá thì việc dạy học trực tuyến vẫn tồn tại những khó khăn, bất cập.
Chất lượng việc dạy và học chưa được đảm bảo, do rất nhiều yếu tố khách quan. Chất lượng của đường truyền không ổn định, một bộ phận thầy, cô giáo, đặc biệt là những giáo viên lớn tuổi gặp khó khăn trong ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Bên cạnh đó, thiết bị sử dụng dạy học còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Việc quản lý học sinh trong quá trình học tập chưa thật hiệu quả. Mặc dù Chính phủ đã phát động chương trình "Sóng và máy tính cho em" nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thực tế.
Bà Hà cũng cho rằng, việc dạy và học trực tuyến kéo dài đã gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dạy và người học khi phải ngồi tiếp xúc với thiết bị điện tử lâu và không vận động trong thời gian dài, học sinh nảy sinh tâm lý lo lắng khi bị giảm tương tác với thầy cô và bạn bè. Nhiều phụ huynh chưa tương tác hợp lý với con, giáo viên nảy sinh áp lực tâm lý khi "một tiết dạy trăm mắt nhìn". Khán, thính giả của giáo viên trong giờ học trực tuyến giờ đây không chỉ là học sinh mà còn là phụ huynh, dư luận và cả mạng xã hội.
Từ đây, ĐB tỉnh Bắc Ninh đề nghị Chính phủ giao các bộ hữu quan có kế hoạch nâng cấp đường truyền để đảm bảo chất lượng băng thông luôn ổn định, mở rộng nhiều đối tượng được tiếp cận với chương trình "Sóng và máy tính cho em"; nghiên cứu các hình thức thu hút doanh nghiệp thực sự tham gia vào chương trình để sớm đạt được mục tiêu, không học sinh nào bị bỏ lại phía sau; nghiên cứu xây dựng các phần mềm quản lý việc dạy, học và tổ chức dạy học trực tuyến phù hợp, hiệu quả, tiên tiến và thân thiện với người dùng.
Bộ GD&ĐT nghiên cứu, tổ chức các chương trình đối thoại, trao đổi giữa cấp quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh để chia sẻ và cởi bỏ áp lực tâm lý của các bên khi học trực tuyến kéo dài.
Cần khẩn trương đánh giá hiệu quả học trực tuyến
![]() |
ĐB Trần Thị Thu Phước (Phó Giám đốc Công an tỉnh Kon Tum, đoàn Kon Tum) |
Từ thực tiễn ở địa phương, ĐB Trần Thị Thu Phước (Phó Giám đốc Công an tỉnh Kon Tum, đoàn Kon Tum) cho biết, rất nhiều gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số gặp khó khăn, không thể trang trải số tiền hơn 3 triệu để mua điện thoại thông minh hoặc khoảng 10 triệu đồng cho một chiếc máy tính.
Bà đề nghị Chính phủ và Bộ GD&ĐT nên xem xét bổ sung, làm rõ nội dung này trong báo cáo và có những định hướng, giải pháp cụ thể hơn trong thời gian tới.
Theo nữ ĐBQH tỉnh Kon Tum, với những diễn biến vô cùng phức tạp của dịch bệnh và xu hướng phát triển của khoa học, công nghệ thì hình thức học trực tuyến cần được xác định không chỉ là giải pháp tình thế mà còn là một xu hướng tất yếu, lâu dài.
Vì vậy, Bộ GD&ĐT cần khẩn trương đánh giá hiệu quả học tập trực tuyến của học sinh, sinh viên thời gian qua, xác định những vướng mắc, bất cập và có những giải pháp để giải quyết, phát huy tốt ưu điểm của hình thức giáo dục đào tạo trực tuyến trong thời gian tới.
![]() |
ĐB Nguyễn Hữu Chính (đoàn Hà Nội) |
Đề xuất cùng vấn đề, ĐB Nguyễn Hữu Chính (đoàn Hà Nội) cho rằng việc còn một số học sinh rất khó khăn trong điều kiện tiếp cận việc học trực tuyến đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục.
Theo ông Chính, cần phải có giải pháp, chính sách đảm bảo sự đồng đều trong tiếp cận và đảm bảo chất lượng học tập của học sinh.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các kỹ năng cần thiết để dạy học trực tuyến, đào tạo từ xa, nâng cao chất lượng bài giảng, phát huy khả năng tự học của học sinh và sinh viên.
Trần Thường
Trong báo cáo một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Bộ GD-ĐT khẳng định dạy và học trực tuyến bảo đảm hiệu quả, công bằng trong việc tiếp cận điều kiện học tập giữa các vùng miền.
" alt=""/>Đại biểu Quốc hội: Cần khẩn trương đánh giá hiệu quả học tập trực tuyến![]() |
Nhiều chủ đầu tư xếp hàng xin cải tạo chung cư cũ (Ảnh minh hoạ) |
Tại kỳ họp HĐND thành phố Hà Nội vừa qua, Trưởng Ban Pháp chế Nguyễn Hoài Nam cho rằng, chủ trương cải tạo chung cư cũ (CCC) trên địa bàn rất chậm, kết quả thấp, nhà đầu tư chỉ nhăm nhe khu đất vàng và không mặn mà với cải tạo CCC. Trong khi đó, Sở Xây dựng Hà Nội lại cho rằng, cả nhà đầu tư lớn và nhỏ đều xếp hàng, mong muốn tham gia cải tạo CCC.
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Chiến Thắng, Phòng Phát triển nhà, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, hiện quy hoạch tổng thể triển khai cải tạo CCC trên địa bàn vẫn chưa được phê duyệt, dù đã điều chỉnh và tổ chức nhiều phiên họp trước đó.
Theo ông Thắng, từ trước đến nay, dù thành phố chưa có chủ trương cho phép nâng tầng nhưng vẫn có nhiều chủ đầu tư “xếp hàng”. “Một công ty bé tí cũng xin làm chủ đầu tư. Công ty to đùng cũng xin làm chủ đầu tư. Ông nào cũng muốn làm. Xếp hàng nhiều lắm”, ông Thắng cho hay.
Tuy nhiên, theo ông Thắng thì chủ trương cải tạo CCC phải làm đồng bộ, theo quy hoạch chứ không phải “cái răng nào hỏng thì nhổ đi, trồng răng khác dài hơn”. Chẳng hạn với khu CCC ở Giảng Võ, mỗi nhà đầu tư đều muốn tự làm riêng mà không biết đến người khác, vậy hạ tầng chung, hạ tầng kỹ thuật phải giải quyết như thế nào? Ai lo?
“Chính vì vậy chúng tôi muốn có quy hoạch cả khu, sau đó sẽ lên phương án khai thác các dự án đầu tư. Tất nhiên không phải đập hết đi rồi làm ào ào một lúc mà phải cân nhắc, cái nào dễ làm trước, khó làm sau”, đại diện Sở Xây dựng cho hay.
Ông Thắng cũng cho biết, thành phố đang xem xét cơ chế đặc thù liên quan đến vấn đề tài chính, tức nguồn vốn nhà đầu tư cần phải có khi tham gia cải tạo CCC.
Chia sẻ về việc này, lãnh đạo thành phố Hà Nội cũng bày tỏ, ngay cả lãnh đạo thành phố cũng hết sức lo lắng với việc người dân sinh sống ở các toà nhà tập thể cũ nát, có thể sập bất cứ lúc nào.
Theo Tiền phong
" alt=""/>“Ông lớn, ông bé” xếp hàng xin cải tạo chung cư cũ HN