1. Tạo nhanh một hoặc nhiều dòng ngẫu nhiên
Nhằm phục vụ cho việc tạo ra một dòng, một trang hay nhiều trang trong word để có thể kiểm tra việc in ấn dễ dàng. Chúng ta có thể nhập vào dòng công thức sau: =lorem() thì mặc định với 3 đoạn, 6 dòng hoặc =lorem(số đoạn cần in ra, số dòng trên mỗi đoạn). Bên cạnh đó bạn có thể dùng lệnh rank với cú pháp tương tự như lệnh lorem.
2. Tạo bảng bằng phím
Bằng sự kết hợp giữa phím “+” và “–”, phím Enter và phím Tab trên bàn phím, chúng ta có thể dễ dàng và nhanh chóng tạo ra các bảng tính. Giả sử, bạn cần tạo một bảng tính 4 cột và có 4 dòng, bạn thực hiện như sau: Đầu tiên bạn nhấn +----+----+-------------+---------+ sau đó nhấn Enter ở cuối dòng. Một bảng tính được xuất hiện, tiếp theo, bạn đặt con trỏ chuột ở cột cuối cùng và nhấn Tab, một dòng mới sẽ xuất hiện. Độ rộng của bảng tính chính bằng số dấu “-” mà bạn đã nhấn lúc tạo bảng. Tuy nhiên bạn có thể thay đổi độ rộng này khi nhập liệu.
3. Tạo đường kẻ
Để tạo nhanh các đường kẽ ngang của một trang tài liệu, bạn chỉ cần sử dụng các đặc biệt có trên bàn phím. Các phím -, =, *, #,~ khi được nhấn tương ứng từ 3 phím mỗi loại trở lên sẽ tạo ra đường kẻ đơn, đôi, ba, đường chấm đứt nét và đường dzíc dzắc. Khi đó bạn không cần phải vào danh mục trên Ribbon để thực hiện. Ví dụ để tạo đường kẽ đôi, bạn chỉ cần nhấn === và nhấn enter là xong.
" alt=""/>7 mẹo nhỏ trong Word 2007Nghĩa trang động vật "Le cimetiere des chiens et Autres Animaux Domestiques" (tạm dịch: Nơi yên nghỉ của chó mèo và các vật nuôi khác) nằm nép mình ở vùng ngoại ô Paris (Pháp), cạnh thị trấn Asnieres-sur-Seine. Nơi này có tuổi đời 120 năm, thu hút gần 4.000 khách tham quan mỗi năm. Đến đây, bạn có thể bắt gặp mộ của Rin Tin Tin, con chó đóng phim nổi tiếng nhất lịch sử Hollywood. Ảnh: Culture Trip.
![]() |
Năm 1898, Pháp ban hành đạo luật cho phép người dân chôn cất động vật thay vì ném xác chúng vào thùng rác hay sông. Tuy nhiên, địa điểm chôn cần cách xa khu dân cư ít nhất 100 m và hố chôn sâu tối thiểu 1 m. Nhà báo Marguerite Durant cùng luật sư Georges Harmois mua lại một mảnh đất gần Pont de Clichy và biến nơi này thành nghĩa trang cho chó, mèo và các loại vật nuôi. Một năm sau, nghĩa trang đi vào hoạt động. Ảnh: Cool Stuff In Paris. |
![]() |
Một trong những mộ phần kỳ công nhất ở nghĩa trang này thuộc về chó cứu hộ Barry. Trước khi qua đời, Barry từng giải cứu 40 người chinh phục dãy núi nằm giữa Italy và Thụy Sĩ. Với những thương tật gặp phải suốt cuộc giải cứu, con chó qua đời không lâu sau đó. Bia mộ được dựng lên để tôn vinh Barry có ghi rõ: "Con chó này đã cứu sống 40 người". Thực tế, xác Barry không có trong mộ mà được trưng bày ở bảo tàng. Ảnh: Culture Trip. |
![]() |
Đa số mộ ở nghĩa trang này dành cho chó hoặc mèo. Tuy nhiên, nếu đi lòng vòng đủ lâu, bạn có thể thấy mộ phần của chim, cá hay thậm chí là sư tử. Nhiều bia mộ chỉ khắc tên, không ghi rõ loài khiến khách tham quan tò mò con vật nào được chôn bên dưới. Ảnh: Cool Stuff In Paris. |
![]() |
Mộ phần của Rin Tin Tin nổi tiếng không quá to nhưng thường xuất hiện những đóa hoa do người hâm mộ đặt tặng. Rin Tin Tin chinh phục Hollywood bằng diễn xuất chuyên nghiệp, khả năng hiểu ý nhanh. Con chó này gây ấn tượng từ bộ phim Man From Hell River và thật sự vươn lên tầm minh tinh nhờ Where The North Begins. Ảnh:Cool Stuff In Paris. |
![]() |
Một số người còn đề thơ lên bia mộ của vật nuôi. Trong ảnh là mộ phần của gà mái Cocotte (1906-1922). Bài thơ trên bia mộ là lời tâm sự của chủ nhân gửi đến con vật đã sống cùng họ 16 năm. Người tên R.O.G khẳng định sẽ không bao giờ lãng quên "bạn gà" của mình.Cool Stuff In Paris. |
![]() ![]() |
Nhiều con mèo hoang thích lang thang trong khu mộ. Chúng vẫn thường nhận đồ ăn từ người dân đến viếng thăm vật nuôi cũ.Ảnh: Daily Mail. |
![]() ![]() |
Caty (phải) chết ở tuổi 15. Thông thường, tuổi thọ của mèo đạt từ 2-16. Nghĩa trang này cũng xuất hiện nhiều mộ phần chung do diện tích đất không cho phép. Số khác muốn những con vật có thể tiếp tục chơi đùa cùng nhau ngay cả khi đã chết. Ảnh: Daily Mail. |
![]() |
"Tôi như muốn khóc khi lần đầu đến đây. Tình yêu của những người này dành cho vật nuôi của họ thật cảm động. Có lẽ chỉ tâm hồn lãng mạn của người Pháp mới tạo nên nghĩa trang đặc biệt thế này", tài khoản Patrick chia sẻ. |
![]() ![]() ![]() ![]() |
Nghĩa trang suýt bị đóng cửa vào năm 1986 do các vấn đề tài chính. Nơi này dừng nhận chôn cất động vật tới tháng 9/1987. Tuy nhiên, cư dân địa phương đã đấu tranh tới cùng để nghĩa trang có thể tồn tại. Ngày nay, nghĩa trang động vật này đã được nhà nước công nhận và bảo tồn. Ảnh: Daily Mail. |
Người Nhật Bản luôn giữ hình ảnh sạch sẽ, gọn gàng. Họ được giáo dục từ nhỏ về chuyện dọn vệ sinh nơi mình sống và làm việc, đồng thời sợ bị đánh giá xấu.
" alt=""/>Nghĩa trang minh chứng tình bạn vượt cái chết giữa người và thú cưngTôi trầm trồ, hỏi bí quyết sống vui, sống khỏe. Chú Tân lý giải, bởi chú có người bạn đời đúng nghĩa - luôn chia sẻ, đồng hành - cũng như có cách nhìn cuộc sống nhẹ nhàng, tùy duyên. "Hàng ngày chú tập sống thảnh thơi, giờ nào việc đó, duy trì chế độ tập luyện thể dục thể thao, ăn uống điều độ, vừa phải".
Tối rằm tháng Tám, tôi đang ngồi cùng Ánh Hiền - bạn học thời phổ thông - thì bạn nhận được cuộc gọi video từ bán cầu bên kia. Ngoại của bạn gọi cho cháu bằng ứng dụng Messenger. Cuộc gọi kéo dài 10 phút, ở tuổi 85, bà vẫn minh mẫn hỏi thăm mọi người ở quê, nhất là con cháu.
"Ngoại vẫn còn minh mẫn. Từ ăn uống đến sinh hoạt, bà đều có thời gian biểu. Hàng ngày bà không ăn quá no, không bỏ giờ đi bộ, thể dục và thường đọc sách báo. Ngoại sợ con cháu phải lo lắng cho mình", Hiền chia sẻ.
Những người cao tuổi mà tôi vừa kể là điển hình cho lớp người già không lệ thuộc. Làm bạn với các cao niên, quan sát họ, tôi nhận thấy mấu chốt của tuổi già tự tại chính là lối sống lành mạnh ngay từ khi còn trẻ.
Sanh - già - bệnh - chết là quy luật tất yếu của đời người. Vấn đề là làm sao để "quy trình" này diễn ra nhẹ nhàng nhất, không trở thành gánh nặng cho người thân và xã hội.
Việt Nam bước vào giai đoạn "già hóa dân số" từ năm 2011, với số người trên 65 tuổi chiếm 7% tổng dân số. Sau 10 năm, tỷ lệ này tăng lên 8,3%, tức 8,16 triệu người. Dự báo, Việt Nam sẽ có khoảng 16,8 triệu người già vào năm 2039 và 25,2 triệu vào 2069.
Số liệu tại một hội thảo về kinh nghiệm chăm sóc người cao tuổi diễn ra hôm 29/8 cho thấy, khoảng 22% người cao tuổi ở Việt Nam phải nằm viện trong vòng một năm qua. Chi phí điều trị mỗi năm dành cho người cao tuổi cao gấp 8-10 lần người trẻ. Trong tình hình đó, 73% người già Việt Nam không có lương hưu, sống phụ thuộc vào con cái, theo Tổng cục Dân số.
Do sự khác biệt thế hệ ngày càng rõ ràng, các khảo sát của Viện Nghiên cứu Gia đình và giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho thấy, tỷ lệ người cao tuổi sống cùng con cháu giảm từ 79,7% vào năm 1993 xuống còn 28,4% năm 2017. Cứ 2,2 người cao tuổi thì có một người không hạnh phúc khi sống trong gia đình mở rộng.
Người già ở Việt Nam càng ngày cô đơn, đối diện nhiều nguy cơ suy giảm chất lượng sống do bấp bênh về thu nhập, thiếu người chăm sóc.
Vậy phải làm sao để người già được tự do, tự tại, ít lệ thuộc vào con cháu? Mong đợi này sẽ dễ khả thi nếu có sự chuẩn bị từ hai phía, cả cộng đồng và cá nhân những người rồi sẽ già.
Những cuộc chuyện trò với chú Tân giúp tôi hiểu ra, ngay khi còn trẻ và khỏe, đang kiếm ra tiền, mỗi người cần ý thức tự chuẩn bị cuộc sống về già. Đây là điều tiên quyết. Dù con cháu đều thành đạt và thảo hiền, vợ chồng chú Tân vẫn chia phần thu nhập của mình rất rành mạch: phần lo cho con cháu, phần dành dưỡng già. Nhiều người chủ quan, theo hướng "trẻ cậy cha, già cậy con" vô tư trao hết tiền của cho con, đến lúc lớn tuổi lại rơi vào thế bị động về tài chính dẫn tới những khó khăn trong cuộc sống.
Nguyên nhân khác khiến người lớn tuổi lệ thuộc vào con cháu chính là bệnh tật. Điều này khó tránh nhưng có thể giảm thiểu nhờ lối sống lành mạnh. Sống vui, sống khỏe ở tuổi già phụ thuộc rất lớn vào tính kỷ luật tuổi trẻ của mỗi người. Theo tôi, chiến lược về sức khỏe phải trở thành "chính sách" cá nhân, xây dựng từ sớm, được bổ sung hoàn thiện liên tục và giám sát lâu dài.
Những người lớn tuổi, bên cạnh các nỗ lực cá nhân, cần một chính sách gần gũi và thiết thực hơn từ Nhà nước. Tạo điều kiện để người cao tuổi được chăm sóc y tế miễn phí, trợ cấp sinh hoạt phí... là bài toán ngân sách cần thiết. Từ 1/7/2021, người cao tuổi (trên 80), không có lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng được hưởng trợ cấp xã hội 360.000 đồng/tháng (tăng 90.000 đồng so với quy định cũ). Tuy nhiên, con số này khó đảm bảo mức sống tối thiểu của người già trong bối cảnh giá cả leo thang hiện nay. Ngay cả khi dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất tăng mức trợ cấp hưu trí xã hội từ lên 500.000 đồng/người/tháng thì cũng khó đáp ứng nhu cầu cơ bản.
Bài học về những người già vẫn mưu sinh (không chỉ vì thu nhập) ở các quốc gia láng giềng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc có thể là những gợi ý đáng tham khảo trong thiết kế chính sách, tạo ngành nghề phù hợp để "đón" lực lượng lao động này khi đất nước bước vào thời kỳ dân số già từ 2036.
Riêng tôi, mỗi ngày đều tâm niệm thiểu dục - tri túc(ít muốn biết đủ) để thực hành trong mọi sinh hoạt nhằm bảo đảm những điều kiện tốt nhất cho sức khỏe, trí não. Tôi xem đây là cách chuẩn bị cho "tuổi già không lệ thuộc" trong tương lai.
Lưu Đình Long
" alt=""/>Trẻ cậy cha, già cậy ai?Trái tim Lý Linh đột nhiên nhói lên báo động. Làm sao chồng cô có thể thay lòng được? Cô hỏi bạn thân của mình bằng chứng, nhưng cô ấy nói: "Cậu không tin mình à? Mình tận mắt thấy còn có thể là giả hay sao?". Điều này đã đặt một quả bom hẹn giờ vào trái tim của Lý Linh.
Niềm tin lung lay
Nhìn chồng cư xử như thường ngày khiến cô càng thêm băn khoăn. Có đúng là đàn ông âm thầm lừa dối không? Cô bắt đầu chú ý đến chồng mình. Anh cũng mất đi sự nhiệt tình như thuở ban đầu. Cô đã lén xem điện thoại của anh nhưng không tìm thấy gì cả.
Hôm ấy chồng Lý Linh đi công tác, nhưng đến tối, cô bạn thân lại gọi điện khẳng định chắc nịch rằng anh ấy đang ở trong khách sạn với nữ đồng nghiệp nọ. Tim Lý Linh đập thình thịch. Cái gọi là đi công tác hóa ra lại là gặp riêng người phụ nữ khác ư?
Lý Linh không thể ngồi yên lâu hơn được. Cô luôn tin tưởng người bạn thân nhất của mình, họ đã lớn lên cùng nhau. Cô ấy quả quyết như vậy, thì chồng Lý Linh chắc chắn đã lừa dối bên ngoài.
Khi chồng mệt mỏi trở về nhà, Lý Linh cố kìm nước mắt: "Anh nói cho tôi biết, khi nào hai người định kết hôn?".
- "Em nói gì vậy", chồng Lý Linh đáp.
- "Đừng giả vờ, mấy ngày nay anh ở cùng cô ấy, em đã biết, anh đừng giả bộ ngây ngô, không cần thiết. Nếu anh nói thật, chúng ta còn có thể êm đẹp ly hôn".
Lý Linh vốn tưởng rằng chồng mình sẽ thừa nhận, nhưng anh ấy một mực cho rằng tất cả chỉ là hiểu lầm, tại sao cô không nghe anh giải thích. Lý Linh xua tay, thấy chuyện này đến giờ không cần nói nữa. Hai người sẽ ly hôn. Cô chưa bao giờ là người phụ nữ hay khóc nên cũng sẽ không nhỏ nước mắt cho cuộc ly hôn này.
Chồng Lý Linh không chịu ly hôn. Anh chưa bao giờ thấy vợ mình như vậy. Anh nhìn tàn thuốc cả đêm không ngủ, và chợt nhận ra một sự thật: Cô ấy không tin chồng.
Cả hai đều không chọn tiếp tục giao tiếp, mà cứ thế kết thúc cuộc hôn nhân. Trên đường về, chính bạn thân đón Lý Linh. Cô khóc suốt chặng đường trong khi bạn thân nói những lời an ủi đầy phấn khích.
Trên đường đi, bạn thân xuống xe để nghe điện thoại, nhưng ngay sau đó giọng nói của cô ấy lại phát qua loa xe. Hóa ra bluetooth của cô ấy vẫn đang bật và chiếc xe bắt kết nối. Lý Linh nghe rõ cuộc nói chuyện:
"Ừ, ly hôn rồi, đã bảo nó sẽ tin tao mà, nhưng không ngờ nhanh vậy. Tao chỉ nói vài lời vô nghĩa mà nó tin sái cổ. Tao sẽ bỏ lão chồng già để sang dụ chồng nó, vài tháng nữa thôi là lấy được mà. Tao đưa nó về đã nhé, cho đáng đời".
Lý Linh chợt nhíu mày không tin nổi những gì mình vừa nghe. Người bạn thân lớn lên từ thời thơ ấu, xuất phát điểm không bằng cô, hôn nhân không hạnh phúc bằng cô, chồng không giàu có như chồng cô, nhưng cô chưa bao giờ đối xử tệ với bạn cả. Tại sao?
Bạn quay lại xe vẫn hạ giọng an ủi, nhưng tâm trạng Lý Linh đã khác. Cô bước xuống xe, nói với bạn: "Mình sẽ tái hôn với chồng, còn cậu, đừng quá đau buồn khi ly hôn nhé!".
Lý Linh đã nhanh tay dùng điện thoại của mình ghi âm lại cuộc trò chuyện của bạn thân được phát qua loa của chiếc xe hơi. Cô sẽ đưa đoạn ghi âm đó cho chồng bạn. Còn bây giờ, việc cô cần làm là bắt taxi quay lại tìm chồng, nói với anh ấy rằng: "Mình tái hôn đi, là tại em đã rối trí quá".
Theo Dân trí
" alt=""/>Nghi ngờ chồng ngoại tình vì kế hoạch thâm độc của bạn thân