Về chỉ tiêu cụ thể, công trình xanh có đóng góp lớn vào việc xây dựng đô thị xanh cho thành phố, nhờ góp phần cải thiện hiệu quả cho hai chỉ tiêu quan trọng là tỷ lệ đầu tư dự án mới thực hiện xây dựng đô thị tăng trưởng xanh (0104) và tỷ lệ công trình xây dựng nghiệm thu được cấp chứng chỉ công trình xanh (0105), theo Thông tư 01/2018/TT-BXD.
Về những con số, đối với các công trình mới, nếu áp dụng đồng bộ các giải pháp thiết kế kiến trúc, sử dụng vật liệu tiết kiệm năng lượng, lắp đặt và vận hành các thiết bị có hiệu suất năng lượng cao, có cán bộ quản lý năng lượng đủ trình độ thì có thể tiết kiệm đến 30-40% năng lượng tiêu thụ so với các công trình khác. Đối với các công trình đang hoạt động hoặc sắp cải tạo, nếu tiến hành kiểm toán năng lượng và sau đó triển khai giải pháp này thì hiệu quả cũng có thể tiết kiệm tới 25% năng lượng tiêu thụ.
Tuy vậy, việc đầu tư xây dựng công trình xanh vẫn vấp phải rào cản là tâm lý e dè của chủ đầu tư, do chưa hiểu đúng về công trình xanh dẫn tới nhận thức để thay đổi còn hạn chế. Hiện số dự án đạt chứng nhận LOTUS ở Việt Nam chỉ là 31 công trình và còn 39 dự án đang triển khai.
Còn năng lượng xanh là gì?
Năng lượng xanh là danh hiệu mà Hà Nội trao cho các cơ sở, công trình xây dựng đạt được các chỉ tiêu do thành phố đưa ra theo Quyết định số 2173/QĐ-UBND. Chương trình năng lượng xanh đã được Hà Nội triển khai từ năm 2017, thu hút 171 cơ sở tham gia đánh giá công nhận danh hiệu cơ sở, công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh. Hiện thành phố đã trao danh hiệu năng lượng xanh cho 66 công trình, cơ sở.
Các cơ sở tham gia chương trình được hỗ trợ đánh giá hiệu quả năng lượng bằng công cụ mô phỏng năng lượng, hỗ trợ tính toán chỉ số hiệu quả năng lượng, xây dựng hệ thống quản lý năng lượng, đánh giá ứng dụng đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật có mức độ tự động hóa cao theo hướng công nghệ 4.0.
![]() |
Chương trình trao danh hiệu Năng lượng xanh của Hà Nội đã triển khai từ năm 2017 |
Theo đánh giá sơ bộ, việc triển khai chương trình này giúp Hà Nội tiết kiệm được 192,2k TOE (nghìn tấn dầu quy đổi), đạt 2,6% so với dự báo nhu cầu đạt kế hoạch và mục tiêu đặt ra.
Như vậy, cả công trình xanh và năng lượng xanh đều là một tập hợp các quy chuẩn trong đánh giá, thiết kế, thi công để xác định thế nào là cơ sở, công trình xây dựng đạt chuẩn xanh. Đây không chỉ là mục tiêu mà Hà Nội hay Việt Nam hướng tới, mà sẽ là xu hướng tất yếu của xây dựng trên toàn thế giới trong thời gian tới.
Phương Nguyễn
Đây là những công trình cần được nhân rộng, trong bối cảnh yêu cầu về tiết kiệm năng lượng đang đặt ra những thách thức không hề nhỏ cho sự phát triển của ngành điện nước ta.
" alt=""/>Hiểu đúng về công trình xanh và năng lượng xanhTại Việt Nam, tập đoàn Zuellig Pharma, đóng tại TP.HCM là đơn vị chịu trách nhiệm phân phối vắc xin Moderna. Quyết định phê duyệt dựa trên dữ liệu an toàn, chất lượng và hiệu quả do Zuellig Pharma cung cấp cho Bộ Y tế đến ngày 23/6.
Bộ Y tế yêu cầu Zuellig Pharma phối hợp với Việt Nam thực hiện kểm định các lô vắc xin trước khi sử dụng; bảo đảm an toàn, hiệu quả, chất lượng của lô vắc xin nhập vào Việt Nam; có trách nhiệm phối hợp với nhà sản xuất phản hồi kịp thời các yêu cầu của Việt Nam để bổ sung thêm dữ liệu hoặc các yêu cầu khác có liên quan…
Đây là vắc xin Covid-19 thứ 5 được phê duyệt tại Việt Nam, sau AstraZeneca, Spunik V, Pfizer và Sinopharm.
Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, đến nay Việt Nam đã đàm phán với Zuellig Pharma được 5 triệu liều vắc xin Moderna và vẫn đang tiếp tục trao đổi để có thêm vắc xin, đảm bảo đủ 150 triệu liều từ nay đến cuối năm.
Dựa vào bằng chứng từ các thử nghiệm lâm sàng, ở những người từ 18 tuổi trở lên, vắc xin Moderna đạt hiệu quả 94,1% trong việc phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 ở những người đã tiêm 2 liều. Vắc xin này sử dụng công nghệ mRNA là công nghệ sản xuất vắc xin mới nhất hiện nay.
Thúy Hạnh
Dự kiến sẽ có gần 30 triệu liều vắc xin Covid-19 về Việt Nam trong 3 tháng tới, hơn 100 triệu liều sẽ về trong quý 4.
" alt=""/>Việt Nam phê duyệt khẩn cấp vắc xin CovidLà di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố, thế nhưng công trình này đang bị hư hại bởi quá trình thi công xây dựng Cao ốc Khu tứ giác Bến Thành. Đây là dự án do Công ty TNHH Saigon Glory (công ty con có 100% vốn sở hữu của Tập đoàn Bitexco) làm chủ đầu tư.
Ba toà nhà và nhiều hạng mục khác tại di tích Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM bị hư hại do quá trình thi công dự án Cao ốc Khu tứ giác Bến Thành. |
Theo ông Trần Thanh Bình – Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, ngay từ khi công trình Cao ốc Khu tứ giác Bến Thành bắt đầu khởi công xây dựng, việc đào sâu xuống lòng đất để thi công phần móng và tầng hầm đã làm 3 toà nhà hiện hữu của Bảo tàng bị tác động.
Cụ thể, đã xảy ra tình trạng lún, nứt mặt sân công viên, mặt sàn, tường… của 3 toà nhà. Hiện tượng nứt tường xuất hiện ngày càng nhiều hơn, các đường nứt ngày càng lớn hơn. Toà nhà 1 bị ảnh hưởng nặng nhất, nhà bảo vệ ở cổng số 1 Lê Thị Hồng Gấm tường nứt lớn, trần nhà bị bong tróc, rơi xuống.
Trước đó, vào ngày 12/3/2017 đã xảy ra sự cố ở khu vực sân trong toà nhà 1, phù điêu “cá hoá long” ở đầu mỗi ống thoát nước từ tầng mái xuống đã bị nứt, rơi xuống, một số phù điêu phía trước toà nhà bị nứt.
Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM cho hay, sau một thời gian tạm ngưng, đến cuối năm 2019 công trình Cao ốc Khu tứ giác Bến Thành tiếp tục thi công lên các tầng cao. Việc xây dựng này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu 3 toà nhà hiện hữu của Bảo tàng.
![]() |
Dù xâm hại di tích Bảo tàng Mỹ thuật và gây nguy hiểm cho nhiều người nhưng đến nay chủ đầu tư Cao ốc Khu tứ giác Bến Thành vẫn chưa khắc phục. |
Ngày 18/8/2020, Sở Văn hoá và Thể thao phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát thực tế tại di tích Bảo tàng Mỹ thuật. Đoàn kiểm tra ghi nhận công trình Cao ốc Khu tứ giác Bến Thành đang thi công xây dựng, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến di tích Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố.
Các hạng mục bị hư hại gồm: Đoạn tường rào của Bảo tàng phía đường Lê Thị Hồng Gấm bị nghiêng ra ngoài, có khả năng sụp đổ, gây nguy hiểm cho người đi đường, khách tham quan, cán bộ nhân viên của Bảo tàng. Cửa cổng bị xô lệch không sử dụng được.
Ba toà nhà và nhà bảo vệ của Bảo tàng bị nứt, lún, bong tróc nhiều nơi; nền khuôn viên Bảo tàng tiếp giáp đường Lê Thị Hồng Gấm bị lún, gạch nền bong tróc… ảnh hưởng đến chất lượng công trình cũng như hoạt động của Bảo tàng.
Theo ghi nhận của đoàn kiểm tra, các hạng mục nói trên ngày càng bị nghiêng, nứt, lún, bong tróc… nghiêm trọng, nhưng đến nay chủ đầu tư công trình Cao ốc Khu tứ giác Bến Thành chưa khắc phục.
Để bảo bảo an toàn cho người tham gia giao thông, nhân viên cũng như khách tham quan Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, ông Trần Thế Thuận – Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao kiến nghị UBND Thành phố yêu cầu chủ đầu tư công trình Cao ốc Khu tứ giác Bến Thành khắc phục khẩn cấp các hạng mục hư hỏng, trả nguyên hiện trạng trước ngày 8/10/2020.
Đối với 3 toà nhà và nhà bảo vệ di tích Bảo tàng, yêu cầu chủ đầu tư và đơn vị chuyên môn kiểm định, đánh giá chất lượng để có giải pháp xử lý, khắc phục triệt để trước ngày 19/11/2020.
Dự án Cao ốc Khu tứ giác Bến Thành có tên thương mại là The Spirit of Saigon, toạ lạc 4 mặt tiền đường Phạm Ngũ Lão – Phó Đức Chính – Lê Thị Hồng Gấm – Calmette, Q.1. Ngoài Bảo tàng Mỹ thuật, lân cận dự án này có chợ Bến Thành, Công viên 23/9… là điểm đến thường xuyên của khách du lịch trong nước và quốc tế.