Với chủ đề “Mideaverse Beyond", sự kiện ra mắt tại Việt Nam của Midea sẽ mang đến mẫu Midea V8 với 2 phiên bản V8 Master Series và V8X Pro Series với khả năng giải quyết các vấn đề trong ngành điều hòa không khí ở thời điểm hiện tại bằng những công nghệ tiên tiến hàng đầu, góp phần mang lại sự đổi mới kỹ thuật đột phá cho thị trường Điều hòa trung tâm tại Việt Nam.
Theo Midea HVAC Việt Nam, sự kiện ra mắt điều hoà trung tâm V8 sẽ bao gồm nhiều tiết mục đặc biệt, thu hút đông đảo các đại diện của Midea từ các nước như Thái Lan, Singapore, Malaysia,... cũng sẽ tham dự sự kiện ra mắt V8 tại Việt Nam.
Đồng thời, sự kiện ra mắt điều hoà trung tâm V8 và họp báo trực tuyến cũng sẽ phát sóng theo dạng trực tuyến trên Fanpage chính thức của Midea Việt Nam.
Nội dung chi tiết sự kiện:
Theo dõi và đón xem livestream sự kiện ra mắt V8 - “Mideaverse Beyond" trên Fanpage chính thức của Midea Việt Nam vào lúc 15h ngày 24/9/2022.
Thế hệ mới điều hoà trung tâm V8: Tính năng ShieldBox Midea V8 Series VRF có hộp điều khiển điện IP55 phủ kín hoàn toàn được cải tiến giúp bảo vệ hiệu quả các bộ phận bên trong chống lại sự ăn mòn và ngăn bụi, độ ẩm và côn trùng xâm nhập. Tất cả các linh kiện điện tử đều được làm mát với hiệu suất cao hơn gấp 10 lần nhờ chất làm lạnh vi kênh được thiết kế đặc biệt, đảm bảo hoạt động ổn định ngay cả trong môi trường kín. Tính năng Hyperlink Về lắp đặt, Midea V8 thuộc Series VRF sở hữu chíp kết nối tự động phá vỡ các giới hạn truyền thống về điều kiện lắp đặt. Các lỗi kết nối gần như không thể xảy ra trong sản phẩm V8 với công nghệ vượt trội này. Các dây kết nối giữa IDU và ODU hỗ trợ các kết nối dạng cây, hình sao và vòng tròn để tăng thêm tính linh hoạt. Midea V8 VRF cũng có thể cấp nguồn riêng cho IDUMidea V8 thuộc Series VRF cải thiện hiệu quả lắp đặt, giảm chi phí và nâng cao chất lượng lắp đặt thông qua công nghệ mạnh mẽ. Điều hoà VRF hoạt động không ngừng nghỉ ở mọi lúc, mọi nơi Midea V8 VRF được trang bị 19 cảm biến, cho phép theo dõi dữ liệu trạng thái của máy trong thời gian thực. Khi một cảm biến vật lý bị lỗi, các cảm biến khác có thể tự động mô phỏng một cảm biến dự phòng ảo, đảm bảo hệ thống hoạt động bình thường. Các bản sao lưu trong máy nén và mô-đun sẽ đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục trong bất kỳ sự cố nào. Thông qua các cổng đám mây dữ liệu, hệ thống truyền tất cả dữ liệu liên quan đến sự cố đến nền tảng bảo trì. Dịch vụ hậu mãi chủ động của Midea V8 có thể giúp giảm thiểu thời gian sửa chữa trung bình của hệ thống. |
Doãn Phong
" alt=""/>Sắp ra mắt điều hòa trung tâm Midea V8 Series VRF thế hệ mớiChúng ta cần nhìn nhận chuyển đổi số quốc gia là một quá trình dài hạn, có thể mất từ 10-20 năm. Nhưng điểm quan trọng để chuyển đổi số thành công là các quốc gia có nhiều sản phẩm, giải pháp có tiêu chuẩn toàn cầu.
Sau nhiều năm nghiên cứu và triển khai chuyển đổi số cho doanh nghiệp chúng tôi thấy rằng, hầu hết các giải pháp hàng đầu tại các quốc gia ở Nam Mỹ hay Châu Âu có thể mở rộng ra môi trường toàn cầu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên toàn thế giới. Các sản phẩm từ Mỹ, Châu Âu hay Úc đã đạt trên tiêu chuẩn cao sau hơn 20 năm phát triển và được nhiều thị trường chấp nhận. Chúng tôi có thời gian khảo sát các nhà cung cấp dịch vụ tương tự Tanca tại Mỹ, hầu hết các doanh nghiệp ở đây sẽ lựa chọn các sản phẩm phần mềm được sản xuất tại Mỹ, Cananda, Úc hoặc Châu Âu.
Nhìn sang Trung Quốc, chúng ta sẽ thấy các startup quốc gia này có thể đạt những mức đầu tư tỷ USD để tạo ra những sản phẩm có hàng trăm triệu người dùng. Tuy phát triển công nghệ sau Mỹ nhiều năm nhưng nước này đang đạt những tiến bộ đáng kinh ngạc cho hầu hết các giải pháp thông minh. Tôi nghĩ rằng để tạo ra các sản phẩm như vậy không chỉ có quỹ đầu tư mà còn từ chính sách, sự hỗ trợ rất nhiều từ nhà nước để xây dựng những sản phẩm và giải pháp như vậy.
Ở Việt Nam chúng ta dễ dàng thấy Zalo là ứng dụng OTT có chất lượng không thua kém nước ngoài đã thu hút hàng chục triệu người sử dụng, là kênh hỗ trợ rất tốt cho cả doanh nghiệp và nhà nước trong quá trình giao tiếp với khách hàng hay người dân.
Đối với lĩnh vực chuyển đổi số doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy rằng các công ty FDI tại Việt Nam chỉ ưu tiên chọn các giải pháp của nước họ hoặc chọn các giải pháp hàng đầu thế giới. Trong khi đó các doanh nghiệp lớn Việt Nam cũng tìm những giải pháp của các công ty hàng đầu trên thế giới như Microsoft, IBM… để sử dụng. Điều này cho thấy các giải pháp chuyển đổi số của nội địa vẫn còn khoảng cách với các sản phẩm này.
Tôi cho rằng nếu Việt Nam muốn chuyển đổi số thành công thì chúng ta chắc chắn phải có các giải pháp nội địa đạt tiêu chuẩn cao và đáp ứng nhu cầu của toàn thế giới. Bài toán đặt ra là liệu rằng trong 5-10 năm tới Việt Nam sẽ có bao nhiêu giải pháp công nghệ đạt tiêu chuẩn như vậy? Bao nhiêu startup sẽ tạo ra những sản phẩm thành công và kiếm được nhiều doanh thu từ quốc tế?
Chúng ta có lẽ đã xác định được những định hướng phát triển công nghệ cho tương lai, nhưng chúng ta cũng cần tìm cách huy động nhiều nguồn lực để đầu tư cho 5-10 sản phẩm có chất lượng thế giới và không chỉ nhắm đến phục vụ cho người dân và doanh nghiệp trong nước mà còn để vươn ra toàn cầu.
Tôi nghĩ chúng ta có thể dành từ ngân sách nhiều hơn cho phát triển các công nghệ cho chuyển đổi số và startup. Nếu chúng ta có 200-500 triệu USD được đổ vào lĩnh vực này, cùng với sự hỗ trợ nhà nước sẽ có nhiều startup đi giải bài toán lớn hơn hiện tại.
Các quốc gia phát triển đã đi trước chúng ra nhiều năm, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không có cơ hội. Mà ngược lại cơ hội vẫn còn lớn khi thị trường có tới hàng tỉ dân và trăm triệu doanh nghiệp cần để phục vụ. Tôi tin tưởng rằng khi chúng ta thay đổi tầm nhìn về chuyển đổi số, tập trung đầu tư cho các startup giải pháp có tiêu chuẩn toàn cầu thì trong 5-10 năm tới sẽ có những sản phẩm phục vụ chuyển đổi số không thua kém Asana, Xoro, Gusto, Salesoforce, Hubspot... trên thế giới.
Trần Viết Quân, sáng lập Tanca.io
Báo VietNamNet trân trọng cảm ơn và mời độc giả tiếp tục tham gia viết bài chia sẻ kinh nghiệm, kể những câu chuyện, sáng kiến cho chuyển đổi số quốc gia. Các bài viết vui lòng gửi về địa chỉ: [email protected].
" alt=""/>Cần đầu tư để doanh nghiệp Việt có các giải pháp chuyển đổi số toàn cầuNhờ nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế số, một số nước biến nó thành viên gạch nền trong chiến lược hồi phục và tăng trưởng của họ. Ví dụ, Trung Quốc đưa kinh tế số thành một thành phần cốt lõi trong chiến lược quốc gia 2021-2025. Tương tự, Kế hoạch kinh doanh số 800 triệu AUD của Australia đóng vai trò không nhỏ trong chiến lược phục hồi kinh tế, với mục tiêu trở thành nền kinh tế số dẫn đầu vào năm 2030. Kế hoạch dự phóng tăng GDP thường niên lên 6,4 nghìn tỷ GDP vào năm 2024.
Tạo công ăn việc làm là lĩnh vực trọng tâm của các chính phủ khắp thế giới. Trong nền kinh tế hậu Covid-19, sự chuyển đổi căn bản trong cách làm việc đã tạo ra những thách thức mới đối với kỹ năng của người lao động. Tuy nhiên, nó cũng mở ra những cơ hội mới hấp dẫn. Sự nổi lên của nền kinh tế chia sẻ là một ví dụ nổi bật. Một thập kỷ trước, kinh tế chia sẻ chưa ra đời nhưng nay đã cung cấp sinh kế cho hàng trăm triệu người. Tại Trung Quốc, kinh tế chia sẻ tăng 1,3% năm 2020 và có 6,31 triệu lao động. Uber – dịch vụ gọi xe của Mỹ - tuyển dụng khoảng 3 đến triệu tài xế khắp nơi. Kinh tế chia sẻ còn có hiệu ứng sâu rộng trong đối phó với tình trạng thất nghiệp do dịch Covid-19 gây ra.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa cao đã tạo ra sự phân hóa ngay trong một nước, khiến người giầu càng giầu thêm và người nghèo, đặc biệt tại khu vực nông thôn, hẻo lánh, ngày càng nghèo đi. Trong nhiều thập kỷ, các tổ chức và chính phủ toàn cầu đã cố gắng giải quyết sự bất bình đẳng này thông qua các phương tiện khác nhau. Dù công nghệ luôn là công cụ cần thiết, sự trỗi dậy của kinh tế số đã hồi sinh nỗ lực lấp đầy khoảng cách. Thực tế, trong kinh tế số, mọi người có thể dễ dàng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp hơn từ bất kỳ nơi đâu.
Phục vụ những người yếu thế, SME
Hiện nay, 93% dân số thế giới truy cập Internet trên điện thoại, mức độ bao phủ của mạng 4G là 85%. Cùng lúc này, giá cước dữ liệu ngày một rẻ hơn. Năm 2019, chi phí dịch vụ băng rộng di động tại 95 quốc gia chiếm chưa tới 2% thu nhập trung bình hàng tháng. Khoảng 48 nước đang tiến gần tiêu chuẩn này, với chi phí trung bình từ 2-5%.
Hơn nữa, nhiều tổ chức hàng đầu cũng góp sức xử lý khoảng cách kỹ thuật số. Chẳng hạn, Huawei hợp tác với UNESCO và GSMA cho sáng kiến bao trùm kỹ thuật số TECH4ALL, với 4 lĩnh vực trọng tâm: giáo dục, bảo vệ môi trường, y tế và phát triển cân bằng. Các sáng kiến nhằm giúp công nghệ số trở nên rẻ hơn, cải thiện bộ kỹ năng kỹ thuật số của cộng đồng, tạo ra hệ sinh thái số để hỗ trợ lập trình viên xây dựng ứng dụng cho các cộng đồng khác nhau.
Cuối cùng, kinh tế số tạo sự đột phá cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). 90% doanh nghiệp thế giới là SME với hơn 50% lao động. Hầu hết đều hoạt động trong các lĩnh vực như bán lẻ, bán buôn, du lịch, đi lại, sản xuất. Thương mại số đang thay đổi bức tranh ngành absn lẻ, trong khi kinh tế chia sẻ “xốc lại” bộ mặt ngành du lịch, đi lại và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng ảnh hưởng đến sản xuất.
Kinh tế số mang đến cho SME cơ hội đổi mới và tăng trưởng. Tuy nhiên, nó cũng đi kèm thách thức khi họ không có đủ tiềm lực và chín muồi về công nghệ như đối thủ lớn. Nhiều nền kinh tế lớn đang để mắt đến vấn đề này. Chẳng hạn, Australia dành 28 triệu AUD trong ngân sách 2021-2022 để hỗ trợ doanh nghệp nhỏ chuyển đổi số và tham gia tốt hơn vào kinh tế số.
Thách thức của kinh tế số
Thời đại nào cũng vậy, thách thức luôn song hành cùng cơ hội. Để phát triển trong nền kinh tế số, các tổ chức cần chuyển đổi thành doanh nghiệp số. Được “bơm” dữ liệu, doanh nghiệp số sẽ cá nhân hóa trải nghiệm cho khách hàng thông qua các nền tảng số, được hỗ trợ nhờ hạ tầng số liên tục phát triển, mở rộng. Tuy nhiên, tại Trung Đông, 62% doanh nghiệp vẫn chưa đạt tới độ chín về chuyển đổi số để tận dụng tiềm năng đột phá của các sáng kiến kỹ thuật số. Để làm được vậy, họ phải tái tạo mô hình kinh doanh, tư duy lại mô hình làm việc và bắt tay với đối tác.
Thành công của một tổ chức trong kinh tế số sẽ phụ thuộc vào năng lực thu thập, đồng bộ và phân tích dữ liệu cũng như khả năng áp dụng kết quả trên quy mô lớn. Hầu hết vẫn đang vật lộn với số lượng dữ liệu khổng lồ và đa dạng. Lượng dữ liệu toàn cầu tạo ra dự kiến tăng gấp ba trong 5 năm tới, từ 64ZB năm 2020 lên 180ZB năm 2025, trong đó 80% chưa được cấu trúc. Nếu không đánh giá được dữ liệu, tổ chức không thể nào sử dụng hiệu quả. Họ có thể tìm đến giải pháp phân tích trí tuệ nhân tạo để trợ giúp.
Một thách thức nữa cần vượt qua là các kỹ năng số trong môi trường làm việc. Một nghiên cứu chỉ ra hơn 50% Giám đốc Công nghệ thông tin khó tuyển được người tài có kỹ năng số đảm bảo. Ngoài ra, dịch Covid-19 buộc nhiều nhân viên phải làm việc từ xa. Do những thay đổi như vậy, mô hình làm việc thúc đẩy sự hợp tác hơn nữa giữa con người và máy móc, kích hoạt những trải nghiệm mới, không giới hạn trong 4 bức tường. Một số doanh nghiệp nhanh chóng ứng dụng quy trình tự động hóa dựa trên trí tuệ nhân tạo để đạt hiệu quả cao hơn, kiềm chế chi phí nhằm giành được lợi thế cạnh tranh.
Du Lam
Indonesia là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, là quốc gia đông dân thứ tư thế giới và là thành viên của G20.
" alt=""/>Kinh tế số: Đóng góp quan trọng trên sân chơi toàn cầu